Ngõa Khắc Đạt

Ngõa Khắc Đạt
瓦克達
Quận vương nhà Thanh
Thông tin chung
Sinh(1606-06-17)17 tháng 6, 1606
Liêu Đông
Mất9 tháng 9, 1652(1652-09-09) (46 tuổi)
Phối ngẫuxem văn bản
Hậu duệxem văn bản
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Ngõa Khắc Đạt
(愛新覺羅 瓦克達)
Thụy hiệu
Đa La Khiêm Tương Quận vương
(多羅謙襄郡王)
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụLễ Thân vương Đại Thiện
Thân mẫuKế Phúc tấn Nạp Lạt thị

Ngõa Khắc Đạt (chữ Hán: 瓦克達, 17 tháng 6 năm 1606 - 9 tháng 9 năm 1652), Ái Tân Giác La, là một Quận vương, nhà quân sự thời kỳ đầu nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.[1]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngõa Khắc Đạt sinh vào giờ Dậu, ngày 13 tháng 5 (âm lịch) năm Minh Vạn Lịch thứ 34 (1606). Ông là cháu nội của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, con trai thứ tư của Lễ Liệt Thân vương Đại Thiện. Mẹ ông là Kế Phúc tấn Na Lạp thị, con gái của Diệp Hách Bối lặc Bố Trại. Ông có hai người anh em cùng mẹ là Tát Cáp Lân và Ba Lạt Mã.

Thời Hoàng Thái Cực

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thiên Thông nguyên niên (1627), tháng 5, quân Thanh tấn công Ninh Viễn, đánh Tổng binh nhà Minh là Mãn Quế, Ngõa Khắc Đạt bị thương trong trận chiến này. Năm Sùng Đức nguyên niên (1640), tháng 7, ông theo Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn bao vây Cẩm Châu. Quân Minh xuất thành đốn củi bị ông suất lĩnh hơn mười kỵ binh đánh bại.

Năm thứ 6 (1641), tháng 8, Hồng Thừa Trù suất lĩnh 13 vạn quân cứu viện Cẩm Châu, đến Tùng Sơn thì bị đại quân nhà Thanh tấn công. Kỵ binh địch muốn đoạt Hồng y Đại pháo của quân Thanh, bị Ngõa Khắc Đạt và Phụ quốc công Mãn Đạt Hải đánh lui. Nhân ngày mưa, quân Minh tái chiến, tiếp tục bị quân Ngõa Khắc Đạt đánh bại. Sau đó, ông tiếp tục tấn công quân của Hồng Thừa Trù. Giáp lạt Chương kinh[2] Cáp Ninh A (哈宁阿) ngã ngựa trọng thương, Ngõa Khắc Đạt suất quân tiến vào trận địa của địch, cứu Cáp Ninh A về doanh trại quân Thanh.

Năm thứ 8 (1643), anh trai ông là Nhạc Thác vì mưu lập Đa Nhĩ Cổn làm Hoàng đế mà bị ban chết, ông cũng bị liên lụy mà truất đi tư cách Tông thất.[3]

Thời Thuận Trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thuận Trị nguyên niên (1644), ông theo Đa Nhĩ Cổn suất quân nhập Sơn Hải quan, đuổi theo quân của Lý Tự Thành đến Khánh Đô. Sau đó theo A Tế Cách đuổi theo đến Tuy Đức. Năm thứ 2 (1645), Lý Tự Thành trốn đến Hồ Quảng, Ngõa Khắc Đạt lần theo dấu vết đến đến An Lục. Lý Tự Thành lên thuyền bỏ trốn, Ngõa Khắc Đạt và Ngao Bái lội nước lên bờ, bắn tên giết chết phản tặc, đoạt được chiến thuyền. Năm thứ 3 (1646), nhờ quân công mà ông được khôi phục thân phận Tông thất, được phong làm Tam đẳng Trấn quốc Tướng quân. Theo chân Đa Đạc tiêu diệt Đẳng Cơ TưĐẳng Cơ Đặc của Tô Ni Đặc bộ, truy đuổi đến Đồ Lạp hà (图拉河, sông Tura), chém đầu ba người cháu nội của Đẳng Cơ Tư, hai người con trai của Đẳng Cơ Đặc cùng 11 Thai cát của Khách Nhĩ Khách, đoạt được nhiều quân nhu lương thực. Đại quân đến Bố Nhĩ Cáp Đồ sơn (布尔哈图山), hợp quân với Bác Hòa Thác, tiến quân chém hơn 1000 người, bắt giữ hơn 800 người và bắt vô số lạc đà, ngựa, gia súc và cừu. Sau đó lại tiếp tục đánh bại quân đội của Khách Nhĩ Khách Thổ Tạ Đồ hãn. Năm thứ 4 (1647), ông được tiến phong làm Trấn quốc công.[4]

Năm thứ 5 (1648), tháng 11, ông được ban thưởng 6 ngàn lượng bạc, tiến phong Đa La Quận vương. Tháng 12, Khách Nhĩ Khách xâm phạm biên giới, Ngõa Khắc Đạt cùng Anh Thân vương A Tế Cách đem quân đi phòng ngự Đại Đồng. Sau đó, ông theo A Tế Cách thảo phạt phản tướng Khương Tương, vây Hồn Nguyên. Năm thứ 6 (1649), tháng 3, Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn đích thân thống lĩnh đại quân đến Hồn Nguyên, ông được cho phép trở về kinh sư. Tháng 7, ông cùng Mãn Đạt Hải vây công Sóc Châu. Tháng 8, ông dùng pháo hủy thành, các tướng lĩnh nhà Minh là Tôn Thừa Càn, Cao Khuê đều bỏ trốn. Ông cùng Phụ quốc công Tát Bật [5] đưa quân tiếp tục đưa quân tấn công Ninh Vũ, các tướng thủ thành là Lưu Vĩ, Triệu Mộng Long liền phóng hỏa, đốt thành bỏ chạy, ông đem quân đuổi theo. Lúc này, Tổng binh nhà Minh là Dương Chấn Uy bí mật liên hệ với A Tế Cách, lấy việc trảm đầu Khương Tương để đầu hàng. Lưu Vĩ, Triệu Mộng Long biết tin liền suất lĩnh hơn 50 tướng và 5400 quân lính đầu hàng Ngõa Khắc Đạt. Tháng 10, triều đình triệu hồi Mãn Đạt Hải về kinh, Ngõa Khắc Đạt được phong làm Chinh Tây Đại tướng quân, đem quân đi diệc trừ phản tặc còn sót lại ở Sơn Tây.

Năm thứ 7 (1650), tháng 2, ông báo lên triều đình việc đã bình định được Lộ An, Bình Dương, Trạch Châu, các Tổng binh nhà Minh là Thân Hợi, Quách Trung Kiệt, Ngụy Mẫn đều dẫn quân đầu hàng. Đại học sĩ nhà Minh là Lý Kiến Thái ban đầu cũng theo đầu hàng, tuy niên lại trở mặt làm phản, chiếm Thái Bình. Sau hơn 20 ngày bị quân Thanh bao vây, Lý Kiến Thái vì thiếu thốn lương thực mà phải đầu hàng. Thuận Trị Đế lệnh giết chết Lý Kiến Thái cùng anh em và con cháu, tất cả gia sản đều sung vào của công. Đến tháng 3, tất cả 36 châu huyện của Thái Bình đều được bình định. Tháng 4, đại quân khải hoàn trở về. Năm thứ 8 (1651), tháng 2, ông được ban phong hiệu "Khiêm" (谦), trở thành Khiêm Quận vương. Tháng 3, nhậm mệnh quản lý sự vụ Công bộ. Tháng 6, tùy giá đến Nam Uyển, được ban thưởng yên ngựa. Tháng 10, trở thành Nghị chính Vương Đại thần. Năm thứ 9 (1652), tháng 4, phát hiện ghi chép xuất nhập có chênh lệch, lại có sự gian trá, ông bị cách chức ở Công bộ, bãi nhậm Nghị chính. Ngày 7 tháng 8 (âm lịch) cùng năm, Ngõa Khắc Đạt qua đời vào giờ Tí, thọ 47 tuổi. Năm Khang Hi thứ 10 (1671), ông được truy thụy "Tương" (襄), trở thành "Đa La Khiêm Tương Quận vương" (多羅謙襄郡王).[6]

Sau khi qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Lúc Ngõa Khắc Đạt chinh phạt Sơn Tây, từng đóng quân tại Bình Dương, người dân tại đây cảm động ông có công trị quân an dân đã xây dựng từ đường để thờ cúng, bảng viết "Đa La Khiêm Quận vương miếu". Năm Thuận Trị thứ 10 (1653), Nghị chính Vương Đại thần cho rằng Ngõa Khắc Đạt từng phạm tội bị cách chức, con cháu không được có quyền thừa tước, nhưng Thuận Trị Đế thương xót, cho phép hai con trai của ông là Lưu UngCáp Nhĩ Tát được nhận bổng lộc theo phẩm cấp Phụng quốc Tướng quân.

Năm Khang Hi thứ 6 (1667), tháng 4, Lưu Ung và Cáp Nhĩ Tát dâng sớ tâu rằng Ngõa Nhĩ Khách có nhiều công lao, lại thêm Phụ chính đại thần Ngao Bái và Thượng thư Mã Nhĩ Tái có quan hệ thông gia với Cáp Nhĩ Tát góp lời, Cáp Nhĩ Tát được phong Trấn quốc công, Lưu Ung được phong Trấn quốc Tướng quân. Năm thứ 8 (1669), tháng 7, Lưu Ung tấu rằng phong tước như vậy là không công bằng. Nghị Chính Vương Đại thần nghị luận, cho rằng hai người đều dùng thủ đoạn để được phong tước, liền cách tước của cả hai. Khang Hi Đế không nỡ, chỉ hàng xuống như cũ là phẩm cấp Phụng quốc Tướng quân. Năm thứ 21 (1682), tháng 5, Cáp Nhĩ Tát lại tấu Ngõa Khắc Đạt là nhờ quân công mà phong tước, theo lệ nên được thế tập. Tông Nhân phủ theo đó tấu lên, Cáp Nhĩ Tát được phong Trấn quốc công, con trai là Hải Thanh được phong Phụ quốc công. Tháng 8 năm sau nhậm Tông Nhân phủ Tả Tông nhân. Đến tháng 9 năm 1685 thì điều là Hữu Tông chính.

Năm thứ 25 (1686), tháng 10, Khang Hi Đế dụ trách Cáp Nhĩ Tát luồn cúi không an phận, bãi nhậm Hữu Tông chính, cách tước Trấn quốc công của Cáp Nhĩ Tát và Phụ quốc công của Hải Thanh, tước vị Trấn quốc công do Lưu Ung thừa tập. Năm thứ 37 (1698), tháng 4, chiếu lệnh Tông Nhân phủLĩnh thị vệ Nội đại thần kiểm tra, báo lên những người lười biến trong đội ngũ hành tẩu, Lưu Ung bị cách tước, dừng thừa tập. Năm Càn Long thứ 43 (1778), Càn Long Đế truy niệm Ngõa Khắc Đạt lập được nhiều chiến công, nay lại không có người thừa tập, đặc ân ban thưởng cho con cháu tước vị Trấn quốc Tướng quân, được thế tập võng thế, do tằng tôn của Lưu Ung là Động Phúc bắt đầu thừa tập.[7]

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Thê thiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguyên phối: Hách Xá Lý thị (赫舍里氏), con gái của Ba Đồ Lễ (巴图礼).
  • Kế thất: Tha Tháp Lạp thị (他塔喇氏), con gái của Thượng thư Tháp Mục Bái (塔穆拜).
  • Trắc Phúc tấn:
    • Ba Lâm thị (巴林氏), con gái của Đồ Lỗ Khắc Nghi (图鲁克宜).
    • Nạp Lạt thị (纳喇氏), con gái của Tháp Lạt Mã (塔喇玛).
  • Thứ Phúc tấn:
    • Hà thị (何氏), con gái của Hà Khởi Long (何起龙).
    • Biện thị (卞氏), con gái của Biện Tiến Thái (卞进泰).
  • Dắng thiếp: Nạp Lạt thị (纳喇氏), con gái của Viên Bố (袁布).
  1. Ba Khắc Đạt (巴克達; 1627 - 1642), mẹ là Đích Phúc tấn Hách Xá Lý thị. Mất sớm, vô tự.
  2. Lưu Ung (留雍; 1647 - 1709), mẹ là Thứ Phúc tấn Hà thị. Năm 1653 phong Tam đẳng Phụng quốc Tướng quân. Năm 1667 tấn Trấn quốc Tướng quân, 2 năm sau hàng Phụng quốc Tướng quân phẩm cấp. Năm 1686 tập Trấn quốc công từ em trai. Năm 1698 bị cách tước. Có bảy con trai.
  3. Cát Nhĩ Tái (噶爾塞; 1647 - 1718), mẹ là Thứ Phúc tấn Biện thị. Năm 1653 phong Tam đẳng Phụng quốc Tướng quân. Năm 1667 tấn Trấn quốc công, 2 năm sau hàng Phụng quốc Tướng quân phẩm cấp. Năm 1682 phục phong Trấn quốc công, 3 năm sau bị cách tước. Năm 1698 nhậm Tán trật đại thần. Có bốn con trai.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 謙襄郡王瓦克達,代善第四子。
  2. ^ Giáp lạt Chương kinh (甲喇額真, tiếng Mãn: ᠵᠠᠯᠠᠨ ᡳ
    ᠵᠠᠩᡤᡳᠨ
    , Möllendorff: jalan i janggin) là một chức quan trong chế độ Bát kỳ của triều đình nhà Thanh thời sơ kỳ, Hán ngữ là "Tham tướng", chuyên quản lý chiến bị, binh tịch, tranh tụng, hộ khẩu, điền trạch. "Giáp Lạt" vốn là đơn vị của Bát kỳ, hợp thành từ 5 Ngưu lộc, đứng đầu bởi "Giáp lạt Ngạch chân" hay Tham lĩnh.
  3. ^ 天聰元年,師攻寧遠,擊敗明總兵滿桂,瓦克達力戰,被創。崇德五年,從多爾袞圍錦州,敵兵樵採,瓦克達以十餘騎擊斬之。六年,洪承疇以十三萬人援錦州,次松山,敵騎來奪我紅衣炮,瓦克達偕滿達海戰卻之,天雨,復戰,又敗之。進擊承疇步兵,噶布希賢什長費雅思哈失馬,瓦克達與累騎而出。甲喇章京哈寧阿墜馬,創甚,敵圍之數重,瓦克達入其陣,挈以歸。碩託譴死,緣坐,黜宗室。
  4. ^ 順治元年,從多爾袞入山海關,追擊李自成至慶都。復從阿濟格自邊外趨綏德。二年,自成遁湖廣,躡至安陸。賊方乘船遁,瓦克達偕巴牙喇纛章京鰲拜涉水登岸,射殪賊奪其船以濟大軍。三年,敘功,復宗室,援三等鎮國將軍。從多鐸剿蘇尼特部騰機思、騰機特等,至圖拉河,斬騰機思孫三、騰機特子二,及喀爾喀台吉十一,並獲其輜重。至布爾哈圖山,復與貝子博和託合軍,進斬千餘級,俘八百餘人,獲駝、馬、牛、羊無算。又擊敗喀爾喀土謝圖汗兵。四年,進封鎮國公。
  5. ^ Tát Bật (薩弼) là cháu nội của Quảng Lược Bối lặc Chử Anh, con trai thứ 7 của An Bình Bối lặc Đỗ Độ
  6. ^ 五年,上念宗室貧乏,瓦克達賜銀六千,進封郡王。喀爾喀部二楚虎爾擾邊,從阿濟格防大同。復從討叛將薑瓖,圍渾源。六年,偕滿達海攻朔州,發炮隳其城。移攻寧武,瓖將劉偉、趙夢龍守焉,縱火,棄城走。瓖將楊振威斬瓖降阿濟格,偉、夢龍亦降於瓦克達,靜樂及寧化所、八角堡諸寨悉平。十月,代滿達海為徵西大將軍,剿山西餘寇。明大學士李建泰既降,復叛,踞太平。圍之二十餘日,窮蹙,出降。詔誅建泰及其兄弟子侄,籍家產入官。連復平陽屬縣三十六。七年,師還。八年,加封號,掌工部,預議政。九年,坐事,解部任,罷議政。薨。康熙十年,追謚。
  7. ^ 瓦克達嘗駐軍平陽,戢軍安民。既薨,平陽人建祠以祀。薨之明年,授其子留雍、哈爾薩三等奉國將軍品級。康熙六年,留雍、哈爾薩訴瓦克達功多,授哈爾薩鎮國公,留雍鎮國將軍。八年,留雍復以己爵卑,訟不平。議政王等言前爵夤緣輔政所得,宜並黜革,上命並降奉國將軍品級。二十一年,哈爾薩復訴瓦克達爵乃功封,例得襲。命襲鎮國公,並封其子海青輔國公。哈爾薩累遷右宗正。二十五年,詔責其鑽營,與海青並奪爵。又以留雍襲鎮國公。三十七年,復以惰,奪爵。乾隆四十三年,高宗錄瓦克達功,命其四世孫洞福以鎮國將軍世襲。

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nghệ thuật của việc mất cân bằng trong phát triển
Nghệ thuật của việc mất cân bằng trong phát triển
Mất cân bằng trong phát triển là điều rất dễ xảy ra, vậy mất cân bằng như thế nào để vẫn lành mạnh? Mình muốn bàn về điều đó thông qua bài viết này.
Guide Game Mirage Memorial Global cho newbie
Guide Game Mirage Memorial Global cho newbie
Các tựa game mobile này nay được xây dựng dựa để người chơi có thể làm quen một cách nhanh chóng.
Võ thuật tổng hợp (MMA): Lịch sử và Nguồn Gốc
Võ thuật tổng hợp (MMA): Lịch sử và Nguồn Gốc
Những ngôi sao điện ảnh như Bruce Lee (Lý Tiểu Long) là người đưa võ thuật đến gần hơn với công chúng
Long Chủng và Slime trong Tensura sự bình đẳng bất bình thường.
Long Chủng và Slime trong Tensura sự bình đẳng bất bình thường.
Những cá thể độc tôn mạnh mẽ nhất trong Tensura, hiện nay có tổng cộng 4 Long Chủng được xác nhận