Nhà Muhammad Ali

Nhà Muhammad Ali
(Alawiyya dynasty)
(الأسرة العلوية)
Quốc giaAi CậpSudan
Thành lập1805: Muhammad Ali thống nhất quyền lực tai Ai Cập
Người sáng lậpMuhammad Ali Pasha
Người cầm quyền cuối cùngFuad II
Danh hiệuWāli, self-declared as Khedive (1805–1867)
Khedive officially recognized (1867–1914)
Sultan (1914–1922)
vua (1922–1953)
Di sảnAi Cập và Sudan
Phế truất1953, bãi bỏ chế độ quân chủ sau Cách mạng Ai Cập năm 1952

Nhà Muhammad Ali (tiếng Ả Rập:أسرة محمد علي Usrat Muhammad 'Ali) là triều đại đã cai trị Ai CậpSudan từ đầu thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20. Triều đại này lấy tên từ người sáng lập là lãnh tụ Muhammad Ali Pasha, người được coi là người cha của Ai Cập hiện đại. Trong các văn bản chính thức thì người ta gọi tên triều đại này là nhà Alawiyya (tiếng Ả Rập:الأسرة العلوية al-Usra al-'Alawiyya), nhưng nên phân biệt với nhà AlawiyyaMaroc (cai trị từ năm 1666 đến ngày nay), tuy trùng tên nhưng không có liên hệ họ hàng với nhau.

Khởi nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tướng Muhammad Ali là người Albania, được hoàng đế nhà Ottoman sai đi chiếm lại đất Ai Cập trong tay quân Pháp của hoàng đế Napoléon. Nhưng khi quân Pháp rút vì bị quân Anh đánh bại, nội chiến nổ ra ở Ai Cập giữa quân Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman, quân nô lệ Mamluk Ai Cập, và quân đánh thuê người Albania. Tướng Muhammad Ali được hoàng đế nhà Ottoman là Selim III công nhận là Wāli (tổng đốc) Ai Cập năm 1805.

Thấy nhà Ottoman (bị mang hỗn danh là "người bệnh của châu Âu") suy yếu, tướng Muhammad Ali bày tỏ tham vọng của mình:

"Tôi biết rất rõ là Đế quốc (Ottoman) đang đi về chỗ diệt vong... Trên những tàn tích của nó tôi sẽ xây dựng một vương quốc rộng lớn... trải đến hai sông Euphrates và Tigris."

Tập tin:Muhammad Ali Dynasty portrait.jpg
Chân dung Muhammad Ali Pasha ở viện bảo tàng Cairo Citadel

Lúc thế lực lên đến tột đỉnh, tướng Muhammad Ali và con là Ibrahim Pasha đã có cơ diệt được nhà Ottoman trong hai cuộc chiến Ai Cập - Ottoman (1831 - 1833) và (1839 - 1841). Nhưng các cường quốc can thiệp, nên quân Ai Cập không thể tấn công kinh đô Ottoman là Istanbul. Muhammad Ali chiếm được xứ Sudan và các hậu duệ của ông tiếp tục củng cố và bành trướng thế lực tại xứ này, nhất là con trai Ibrahim PashaIsmai'l I.

Dòng dõi và quy chế truyền ngôi

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo luật Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi Muhammad Ali qua đời, thì trong vòng các con và cháu trai của ông, cứ người nào lớn tuổi nhất thì được nối nghiệp trước. Đến năm 1866 thì Isma'il Pasha đút lót cho nhà Ottoman, xin đổi lại quy chế là con trưởng được nối nghiệp cha. Isma'il Pasha vốn là con của Ibrahim Pasha, con nuôi của Muhammad Ali, nên từ thời Isma'il Pasha trở đi, các quốc trưởng không còn thuộc dòng dõi Muhammad Ali Pasha qua phụ hệ nữa.

Nghiệp chúa và cuộc xâm chiếm của người Anh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tướng Muhammad Ali và con cháu xưng là Khedive (Chúa) thay vì Wāli (Tổng đốc), nhưng tước hiệu này chỉ được công nhận năm 1867 bởi hoàng đế Abdulaziz nhà Ottoman. Người được công nhận chức này là Isma'il Pasha. Khác với cha ông, thường dùng uy thế binh lực đe dọa, Isma'il Pasha được công nhận nhờ sự hối lộ và nịnh hót. Năm 1879, hoàng đế nhà Ottoman nhờ sự giúp sức của các cường quốc, truất phế Isma'il Pasha và lập con ông là Tewfik lên ngôi. Năm 1882, Anh quốc đưa quân vào chiếm Ai Cập và Sudan, lấy cớ giúp chúa Tewfik chống lại chính phủ chủ nghĩa quốc gia của ông Ahmed Orabi. Từ đó, thực quyền tại Ai Cập và Sudan nằm trong tay người Anh, nhưng phủ chúa của nhà Muhammad Ali được giữ.

Trong giai đoạn các lãnh tụ được gọi là "Wali" hay "Khedive", các sách vở người Âu cũng hay gọi họ là "phó vương" ("viceroy") của Ai Cập và Sudan.

Chúa Isma'il I

Để giảm quyền người Ai Cập, người Anh tuyên bố đất Sudan trở thành đất hợp trị của Anh và Ai Cập (Anglo-Egyptian Condominium). Điều này luôn bị chính quyền và dân chúng Ai Cập bác bỏ. Đất Sudan trở thành mối thù và đề tài tranh cãi của người Ai Cập đối với người Anh. Người Ai Cập đề cao lý tưởng và khẩu hiệu "Lưu vực sông Nile thống nhất". Sự tranh cãi chấm dứt khi Sudan trở thành nước độc lập năm 1956.

Thời các sultan và các vua

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1914, chúa (khedive) Abbas II nhảy vào vòng Đệ Nhất Thế Chiến giúp đế quốc Ottoman và các đế quốc trung ương (Đức, Áo-Hung). Người Anh nhanh chóng truất phế ông, và lập chú ông là Husayn Kamil lên ngôi. Không còn thần phục nhà Ottoman chút nào nữa, dù chỉ là trên danh nghĩa, nên ông Husayn Kamil lấy tước hiệu Sultan (hoàng đế) ngang hàng với các lãnh tụ nhà Ottoman. Người Anh cũng thừa dịp đổi liên quốc Ai Cập và Sudan thành đất Bảo Hộ (Protectorate). Điều này khơi dậy tinh thần quốc gia của người bản xứ, khiến người Anh phải lùi bước, công nhận Ai Cập độc lập năm 1922. Với biến cố này, quốc trưởng Ai Cập là Fuad I bỏ danh hiệu Sultan mà xưng làm Vua. Người Anh tiếp tục can dự vào chính sự Ai Cập và Sudan nhiều quá, và dùng nhiều cách để tách Sudan khỏi Ai Cập. Điều này khiến vua và phong trào ái quốc Ai Cập bất mãn. Để đòi lại chủ quyền trên đất Sudan, quốc vương Fuad và con trai là Farouk I lấy hiệu là "Vua của Ai Cập Sudan".

Farouk của Ai Cập Vua Farouk I

Giải thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Đời quốc vương Farouk I, phong trào ái quốc ngày càng chán ghét sự cai trị của người Anh, sự tham nhũng và bất tài của hoàng gia. Năm 1948, liên quân 5 nước tộc Ả Rập, trong đó có Ai Cập, hợp đánh Do Thái, bị thất bại. Tại Ai Cập, niềm uất ức của tự ái dân tộc Ả Rập trút lên đầu hoàng gia, đưa đến Cuộc cách mạng năm 1952. Quốc vương Farouk bị buộc phải thoái vị và nhường ngôi cho con - còn thơ ấu - là Fuad II. Quyền điều hành nhà nước chuyển sang tay Phong Trào Sĩ Quan Tự Do (Free Officers Movement), cầm đầu bởi các ông Muhammad NaguibGamal Abdel Nasser. Tự quân Fuad II ở ngôi được hơn 1 năm. Ngày 18 tháng 6 năm 1953, những người cách mạng tuyên bố bãi bỏ chế độ quân chủ, tuyên bố Ai Cập trở thành một nước cộng hoà, chấm dứt cuộc cai trị khoảng một thế kỷ rưỡi của nhà Muhammad Ali.

Các lãnh tụ của nhà Muhammad Ali (1805-1953)

[sửa | sửa mã nguồn]

Walis (tổng đốc), tự xưng là Khedives (chúa) của Ai Cập và Sudan (1805-1867)

Khedives (chúa) của Ai Cập và Sudan (1867-1914)

Sultans (bá vương) của Ai Cập và Sudan (1914-1922)

Vua của Ai Cập và Sudan (1922-1953)

Gia phả giản hóa của nhà Muhammad Ali

[sửa | sửa mã nguồn]
 
 
Hôn phối
 
 
Sinh
Quốc trưởng


 
 
 
 
 
 
Emina của Nosratli
 

1.
Muhammad Ali Pasha
Wāli
(1805-48)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ayn al-Hayat
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bamba Kadin
 
Tusun Pasha
 

2.
Ibrahim Pasha
Wāli
(1848)
 
Hoshiar
 
 
 

4.
Sa'id Pasha
Wāli
(1854-63)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mahivech
 

3.
Abbas Hilmi I
Wāli
(1848-54)
 
Chafak Nour
 

5.
Isma'il Pasha
Wāli rồi Khedive
(1863-79)
 
Nour Felek
 
Ferial
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ibrahim Ilhamy
 
Vợ thứ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Emina Ilhamy
 
 
 

6.
Tewfik Pasha
Khedive
(1879-92)
 

8.
Husayn Kamil
Sultan
(1914-17)
 
 
 

9.
Fuad I
Sultan rồi Vua
(1917-36)
 
Nazli Sabri
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ikbal
 

7.
Abbas Hilmi II
Khedive
(1892-1914)
 
 
 
Hoàng tử Muhammad Ali Tewfik
Nhiếp chính cho Vua Farouk I
(1936-37)
 
 
 
 
 
Narriman Sadek
 

10.
Farouk I
Vua
(1936-52)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hoàng tử Muhammad Abdel Moneim
Nhiếp chính cho Vua Fuad II
(1952-53)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

11.
Fuad II
Vua
(1952-53)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trang web của cố hoàng hậu Narriman Lưu trữ 2011-01-01 tại Wayback Machine
  • The Royal Order of the Crown of Egypt Lưu trữ 2008-08-20 tại Wayback Machine
  • Muhammad Ali Dynasty
  • “Family tree of the House of Mohammed Aly”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2008.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng quan về Mangekyō Sharingan - Naruto
Tổng quan về Mangekyō Sharingan - Naruto
Vạn Hoa Đồng Tả Luân Nhãn là dạng thức cấp cao của Sharingan, chỉ có thể được thức tỉnh và sử dụng bởi rất ít tộc nhân gia tộc Uchiha
Giới thiệu AG Adara - Magenta Meteor Artery Gear: Fusion
Giới thiệu AG Adara - Magenta Meteor Artery Gear: Fusion
Sở hữu năng lực xoá buff diện rộng kèm hiệu ứng Speed Reduction, đặc biệt là rush action cực khủng
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Shenhe hiện tại thiên về là một support dành riêng cho Ayaka hơn là một support hệ Băng. Nếu có Ayaka, hãy roll Shenhe. Nếu không có Ayaka, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi roll
Review phim Nope (2022)
Review phim Nope (2022)
Nope là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại kinh dị xen lẫn với khoa học viễn tưởng của Mỹ công chiếu năm 2022 do Jordan Peele viết kịch bản, đạo diễn và đồng sản xuất dưới hãng phim của anh, Monkeypaw Productions