Festival della canzone italiana di Sanremo (tiếng Việt: Lễ hội bài hát của Ý tại Sanremo) là cuộc thi âm nhạc có giải thưởng nổi tiếng nhất tại Ý, được tổ chức hằng năm tại thị trấn Sanremo, Liguria. Cuộc thi có sự tham gia tranh tài của những ca khúc chưa từng được phát hành trước đó.[1] Thường được biết đến là Festival di Sanremo, hay được gọi là Sanremo Music Festival (Nhạc hội Sanremo) hoặc Sanremo Music Festival Award (Giải thưởng nhạc hội Sanremo) ở ngoài lãnh thổ Ý, nhạc hội này là nguồn cảm hứng cho cuộc thi Eurovision Song Contest.[2]
Đây là cuộc thi có tầm cỡ tương đương với các cuộc thi Premio Regia Televisiva của truyền hình, Premio Ubu của các màn biểu diễn sân khấu và Premio David di Donatello của điện ảnh, nhưng có lịch sử thi đấu lâu đời hơn.
Chương trình đầu tiên của Nhạc hội Sanremo, tổ chức vào khoảng giữa các ngày 29 và 31 tháng 1 năm 1951, được phát sóng bởi trạm phát thanh Rete Rossa của RAI và ba thí sinh duy nhất của chương trình là Nilla Pizzi, Achille Togliani và Duo Fasano.[3] Kể từ năm 1955, tất cả chương trình của Nhạc hội đều được phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình Rai 1 của Ý.[4][5]
Tư năm 1951 đến năm 1976, Nhạc hội được tổ chức tại Sanremo Casino, nhưng bắt đầu từ năm 1977, các Nhạc hội kế tiếp được tổ chức tại Teatro Ariston,[6] trừ Nhạc hội năm 1990 được tổ chức tại Nuovo Mercato dei Fiori.[7]
Từ năm 1953 đến năm 1971, với ngoại lệ là năm 1956, mỗi bài hát được thể hiện hai lần bởi hai nghệ sĩ khác nhau, mỗi màn biểu diễn sử dụng cách sắp xếp dàn nhạc riêng, với mực tiêu thể hiện ý nghĩa của cuộc thi như là một chương trình thi đấu giữa các nhà soạn nhạc, chứ không phải một cuộc thi của các ca sĩ. Trong giai đoạn này, Nhạc hội cho phép tùy chọn việc một phiên bản của bài hát được thể hiện bởi một nghệ sĩ Ý bản địa, và phiên bản còn lại được một nghệ sĩ khách mời quốc tế biểu diễn,[8] và đây là cách nhiều nghệ sĩ ra mắt với những bản hit trên thị trường Ý trong thời gian này, như các trường hợp của Louis Armstrong, Stevie Wonder, Jose Feliciano, Roberto Carlos, Paul Anka, Yardbirds, Marianne Faithfull, Shirley Bassey, Mungo Jerry và nhiều nghệ sĩ khác.
Trong giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ Hai, một trong những đề xuất để khôi phục nền kinh tế và danh tiếng của Sanremo là xây dựng một lễ hội âm nhạc tổ chức hằng năm trong thành phố.[14]
Mùa hè năm 1950, người quản trị của Sanremo Casino, Piero Bussetti, và người chỉ huy dàn nhạc của RAI, Giulio Razzi, thảo luận lại về ý tưởng này, và quyết định mở một cuộc thi giữa những bài hát chưa từng được phát hành.[15] Với tên chính thức là Festival della Canzone Italiana (tiếng Việt: Lễ hội bài hát của Ý), chương trình đầu tiên của Nhạc hội được tổ chức tại Sanremo Casino vào các ngày 29, 30 và 31 tháng 1 năm 1951.[14] Chung kết của cuộc thi được phat sóng trên kênh Rete Rossa, kênh phát thanh quan trọng thứ hai của RAI.[16]
Hai mươi ca khúc đã tham gia cuộc thi, và chỉ được biểu diễn bởi ba nghệ sĩ duy nhất–Nilla Pizzi, Duo Fasano và Achille Togliani.[8]
Bắt đầu từ chương trình thứ ba của Nhạc hội, tổ chức năm 1953, mỗi bài hát được hai nghệ sĩ khác nhau biểu diễn với dàn nhạc và sắp xếp âm nhạc riêng biệt.[17] Hai năm sau, vào năm 1955, Nhạc hội được phát sóng lần đầu trên truyền hình, do một phần của đêm chung kết cũng được phát sóng trên kênh Programma Nazionale của RAI.[18] Đêm chung kết của chương trình năm 1955 cũng được phát sóng tại Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan và Thụy Sĩ.[16]
Năm 1964, Gianni Ravera, người tổ chức Nhạc hội Sanremo lần thứ 14, tạo ra thay đổi nhỏ trong luật chơi của cuộc thi, yêu cầu mỗi bài hát được biểu diễn bởi một nghệ sĩ Ý và một ca sĩ quốc tế,[19] điều này cho phép mỗi bài hát được thể hiện bằng bất cứ ngôn ngữ nào.[8] Luật này được áp dụng trong cuộc thi của các năm tiếp theo.[20] Từ năm 1967 đến năm 1971, các bài hát không bị bắt buộc phải được nghệ sĩ quốc tế biểu diễn, nhưng luật hai màn trình diễn cho một ca khúc vẫn được tuân thủ. Kể từ năm 1972, mỗi bài hát được một nghệ sĩ thể hiện một lần duy nhất.[21]
Trong Nhạc hội Sanremo năm 1974, lần đầu tiên các nghệ sĩ được chia thành hai nhóm "Nghệ sĩ lớn" và "Nghệ sĩ trẻ". Cuộc thi chỉ có một người thắng cuộc, nhưng các nghệ sĩ thuộc nhóm "Nghệ sĩ trẻ" phải trải qua một vòng loại, trong khi các "Nghệ sĩ lớn" được vào thẳng vòng chung kết.[8]
Năm 1977, Sanremo Casino, nơi tổ chức các chương trình trước đó của cuộc thi, không có khả năng để tân trang lại, do vậy cuộc thi được chuyển đến Teatro Ariston.[22] Rạp hát này sau đó trở thành địa điểm thường xuyên tổ chức cuộc thi,[23] mỗi năm một lần, trừ năm 1990, khi Nhạc hội được tổ chức tại Nuovo Mercato dei Fiori, hay được biết đến như là Palafiori.[24]
Năm 1980, các bài nhạc đệm được thu âm trước đã thay thế dàn nhạc, trong khi các màn biểu diễn có bật bản ghi âm được cho phép sử dụng trong đêm chung kết năm 1983.[25] Vào các năm 1984 và 1985, tất cả nghệ sĩ được yêu cầu phải trình diễn với bản thu âm bật sẵn, trong khi các màn biểu diễn trực tiếp với dàn nhạc được giới thiệu trở lại vào năm 1986.[25]
Cũng trong những năm này, cuộc thi có một số thay đổi khác. Năm 1982, các nhà báo âm nhạc được chương trình chấp thuận đã quyết định tạo ra một giải thưởng để ghi nhận ca khúc xuất sắc nhất cuộc thi. Kể từ năm 1983, giải thưởng được chính thức trao tặng ngay tại cuộc thi. Giải thưởng của các nhà phê bình sau đó được đặt theo tên Mia Martini, nghệ sĩ đầu tiên nhận giải thưởng này vào năm 1982 với bài hát "E non finisce mica il cielo".[26]
Ngoài ra, bắt đầu từ năm 1984, sự phân chia giữa các nghệ sĩ mới và các nghệ sĩ nổi tiếng trở nên rõ ràng với việc giới thiệu hai cuộc thi khác nhau với hai người thắng giải riêng biệt.[8]
Năm 1989, một hạng mục thứ ba, có tên gọi là Nghệ sĩ sắp tới, được giới thiệu nhưng bị gỡ bỏ ngay năm kế tiếp.[27]
Chỉ duy nhất trong năm 1998, top 3 nghệ sĩ của nhóm nghệ sĩ mới được cho phép thi đấu trong cuộc thi chính. Điều này dẫn đến chiến thắng của ca sĩ mới ra mắt Annalisa Minetti, gây nên một số tranh cãi và dẫn đến việc trở lại thi đấu giữa các nhóm hoàn toàn riêng biệt từ năm 1999.[28]
Sự phân biệt giữa các nhóm nghệ sĩ một lần nữa được gỡ bỏ vào năm 2004.[29] Ở cuộc thi năm sau, thí sinh được chia thành năm nhóm khác nhau—Nghệ sĩ mới, Nghệ sĩ nam, Nghệ sĩ Nữ, Nhóm nhạc và Cổ điển. Người chiến thắng ở mỗi nhóm sẽ thi đấu để giành chiến thắng chung cuộc trong cuộc thi.[30] Nhóm Cổ điển bị gỡ bỏ vào năm 2006,[31] trong khi kể từ năm 2007, Nhạc hội áp dụng trở lại các luật của thập niên 1990, với hai cuộc thi ở hai nhóm riêng biệt là nghệ sĩ nổi tiếng và nghệ sĩ mới.[32]
Năm 2009, một cuộc thi mới, tổ chức toàn bộ trên Internet, được giới thiệu bởi chủ tịch của Nhạc hội lần thứ 59, Paolo Bonolis. Với tên gọi Sanremofestival.59,[33] cuộc thi này đã không được tổ chức vào các năm tiếp theo.
"Dormi e sogna" – Piccola Orchestra Avion Travel (Domenico Ciaramella, Giuseppe D'Argenzio, Fausto Mesolella, Mario Tronco, Ferruccio Spinetti, Francesco Servillo)
Nhạc hội Sanremo đầu tiên có người dẫn chương trình là Nunzio Filogamo. Ông cũng là dẫn chương trình của ba kì Nhạc hội kế tiếp. Năm 2003, Pippo Baudo lần thứ 11 trở thành người dẫn chương trình của Nhạc hội, cân bằng kỷ lục trước đó của Mike Bongiorno.[157] Ông sau đó giữ kỷ lục này với việc dẫn chương trình cho Nhạc hội vào các năm 2007 và 2008.[158]
Dưới đây là danh sách đầy đủ những người dẫn chương trình qua các kì Nhạc hội:[159]
Năm 2009, bài hát "Luca era gay" (tiếng Việt: Luca Là Gay), được viết và thể hiện bởi Povia, bị nhiều tổ chức của người đồng tính nam cho là một bài hát chống lại người đồng tính nam.[163] Tranh cãi cũng nổ ra do tên nhân vật trong bài hát: theo Aurelio Mancuso, chủ tịch của Arcigay, tên này ám chỉ đến Luca Tolvi, người khẳng định rằng Joseph Nicolosi đã chữa việc đồng tính cho anh.[164]
Povia phủ nhận ý kiến này và khẳng định rằng bài hát nói về một người đàn ông anh gặp trên một chuyến tàu có tên thật là Massimiliano.[165] Bài hát đạt vị trí thứ nhì chung cuộc trong Nhạc hội năm đó.[166]
Trong The Talented Mr. Ripley của Patricia Highsmith và các bộ phim chuyển thể, Dickie Greenleaf mời Tom Ripley đến Nhạc hội Sanremo để thưởng thức một chút nhạc jazz, như là một cử chỉ từ biệt trước khi đưa Ripley đi theo đường của anh. Các sự kiện tiếp sau tại Sanremo có ảnh hưởng lớn đến các nhân vật.
Năm 1960, huyền thoại nhạc pop tương lai của Ý Mina Mazzini ra mắt tại Sanremo.[167] Cuộc thi ca hát này đã giúp bắt đầu sự nghiệp của cô.
Bài hát "Perdere l'amore" được Gianni Nazzaro đề xuất vào năm 1987 và bị loại khỏi danh sách bài hát công chiếu sơ bộ. Một năm sau, bài hát được đề xuất bởi Massimo Ranieri và chiến thắng cuộc thi.[168]
Năm 2007, bài hát "Bruci la città" bị loại bỏ trong quá trình công chiếu, chủ yếu do quyết định của chỉ đạo nghệ thuật cuộc thi năm đó Pippo Baudo, người sau đó giải thích rằng quyết định được đưa ra do chất lượng kém của bản mẫu nhận được.[170] Tuy nhiên, bài hát sau đó được phát hành bởi Irene Grandi và trở thành một trong số những hit lớn nhất của cô.[171]
^Luca Pollini (ngày 12 tháng 2 năm 2010). “Sanremo Story”. GQ Italia (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2012.
^“Festival di Sanremo del 1961” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Festival di Sanremo del 1963” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Festival di Sanremo del 1964” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2002. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Festival di Sanremo del 1980” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Festival di Sanremo del 1983” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2002. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^ ab“Festival di Sanremo del 1984” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^ ab“Festival di Sanremo del 1985” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^ ab“Festival di Sanremo del 1986” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^ ab“Festival di Sanremo del 1987” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^ ab“Festival di Sanremo del 1988” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^ ab“Festival di Sanremo del 1989” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^Stefano Mannucci (ngày 22 tháng 2 năm 2009). “Vince il talento di Amici”. Il Tempo (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Festival di Sanremo del 1990” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Festival di Sanremo del 1991” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Festival di Sanremo del 1992” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Festival di Sanremo del 1993” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Festival di Sanremo del 1994” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Festival di Sanremo del 1995” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Festival di Sanremo del 1996” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Festival di Sanremo del 1997” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Festival di Sanremo del 1998” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Festival di Sanremo del 1999” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Festival di Sanremo del 2000” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Festival di Sanremo del 2001” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Festival di Sanremo del 2002” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^ ab“Festival di Sanremo del 2003” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Festival di Sanremo del 2005” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Festival di Sanremo del 2006” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Festival di Sanremo del 2007” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
^“Povia: "ecco chi è il vero Luca"” (bằng tiếng Ý). mentelocale.it. ngày 10 tháng 4 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
^Mario Luzzatto Fegiz (ngày 22 tháng 2 năm 2009). “Trionfa Carta”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
Ai sinh đôi một trai một gái xinh đẹp rạng ngời, đặt tên con là Hoshino Aquamarine (hay gọi tắt là Aqua cho gọn) và Hoshino Ruby. Goro, may mắn thay (hoặc không may mắn lắm), lại được tái sinh trong hình hài bé trai Aqua