Nikolai Andreyevich Rimsky-Korsakov

Nikolai Rimsky-Korsakov
Николай Римский-Корсаков
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
6 tháng 3, 1844
Nơi sinh
Tikhvin
Mất
Ngày mất
21 tháng 6, 1908
Nơi mất
Lyubensk
Nguyên nhân
nhồi máu cơ tim
An nghỉNghĩa trang Tikhvin
Giới tínhnam
Quốc tịchĐế quốc Nga
Tôn giáoChính thống giáo
Nghề nghiệpnhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nhà âm nhạc học, người viết tự truyện, giáo viên âm nhạc, nhà lý luận âm nhạc, giảng viên đại học, quân nhân, nhà soạn nhạc kịch
Gia tộcnhà Rimsky-Korsakov
Gia đình
Bố
Andrey Rimsky-Korsakov
Mẹ
Sofia Vasilievna Skaryatina
Anh chị em
Voin Rimsky-Korsakov
Hôn nhân
Nadezhda Rimskaya-Korsakova
Con cái
Andrey Rimsky-Korsakov, Mikhail Rimsky-Korsakov, Vladimir Rimsky-Korsakov
Thầy giáoMily Balakirev
Học sinhIgor Stravinsky, Anton Stepanovich Arensky, Fedir Yakymenko, Alexander Gretchaninov, Petr Petrovich Evstafʹev, Yuliya Veysberg, Alexander Glazunov, Mart Saar, Mikhail Klimov, Nikolai Amani, Ivane Paliashvili, Meliton Balanchivadze
Sự nghiệp nghệ thuật
Đào tạoQuân đoàn Thiếu sinh quân Hải quân
Thể loạiopera, giao hưởng, nhạc cổ điển
Nhạc cụdương cầm
Thành viên củaMoguchaya kuchka
Tác phẩmSheherazade, Symphony No. 1, The Golden Cockerel
Chữ ký
Head of a man with dark greying hair, glasses and a long beard
Chân dung Nikolai Rimsky-Korsakov năm 1898, được vẽ bởi Valentin Serov (trích đoạn)

Nikolai Andreyevich Rimsky-Korsakov (tiếng Nga: Николай Андреевич Римский-Корсаков, 18 tháng 3 (ngày 6 tháng 3 dương lịch cũ) năm 1844 - 21 tháng 6 (tức ngày 8 tháng 6 dương lịch cũ) năm 1908) là một nhà soạn nhạc người Nga, và là một trong năm thành viên của nhóm các nhà soạn nhạc Nga danh tiếng đương thời Могучая кучка (Ngũ đại thụ).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nikolai Andreevich Rimsky-Korsakov sinh ra tại thành phố Tikhvin Sankt-Peterburg, trong gia đình quý tộc Nga, nhiều họ hàng là chính khách và tướng lĩnh quân đội của Nga hoàng từ thời nữ hoàng Elizabeta Petrovna. Bố của ông là nhà soạn nhạc Andrei Petrovich.[1]

Rimsky-Korsakov bắt đầu được tiếp xúc với âm nhạc, vào năm 6 tuổi (1850). Năm 1856 khi 12 tuổi, Rimsky-Korsakov nhập học tại Học viện Thủy quân ở Xanh Peterbua (Sankt-Peterburg), với ước vọng trở thành thủy thủ. Năm 1858, Rimsky-Korsakov với sự hướng dẫn của thầy dạy nhạc nổi tiếng Fedor Andreevich Kanille, Rimsky-Korsakov bắt đầu thử soạn nhạc cổ điển.

Rimsky-Korsakov là một bậc thầy hòa âm phối khí. Một số sáng tác nổi bật nhất của ông phải kể đến: Capriccio Espagnol (tùy khúc Tây Ban Nha), Khúc dạo đầu lễ Phục sinh Nga, tổ khúc giao hưởng Sheherazade, đây đều là những tác phẩm được biểu diễn thường xuyên trong các buổi hòa nhạc cổ điển. Ngoài ra, các trích đoạn và tổ khúc từ 15 vở opera của ông cũng có một chỗ đứng vững chắc trong âm nhạc thế giới. Scheherazade là một thành công tuyệt vời của ông trong việc kể những câu truyện cổ tíchtruyện dân gian bằng nhạc giao hưởng.[2]

Rimsky-Korsakov tin tưởng vào việc phát triển một phong cách âm nhạc cổ điển mang đậm chất dân tộc Nga, cũng như các nhạc sĩ đồng nghiệp của ông là Mily Balakirev và nhà phê bình Vladimir Stasov. Phong cách này kết hợp các bài hát và truyện kể dân gian Nga với những yếu tố hòa âm, giai điệu và nhịp điệu kỳ lạ, gọi là chủ nghĩa phương Đông trong âm nhạc, cũng như tránh các phương pháp sáng tác truyền thống của phương Tây. Rimsky-Korsakov đánh giá cao các kỹ thuật âm nhạc phương Tây sau khi ông trở thành giáo sư sáng tác, hòa âm và phối khí tại Nhạc viện Saint Petersburg năm 1871. Sau ba năm khổ luyện, ông trở thành bậc thầy về phong cách sáng tác phương Tây. Rimsky-Korsakov kết hợp những yếu tố này cùng với những ảnh hưởng từ Mikhail Glinka và các thành viên khác của nhóm Năm cây đại thụ. Kỹ thuật sáng tác và phối khí của Rimsky-Korsakov càng phong phú hơn nữa khi ông tiếp xúc với các tác phẩm của Richard Wagner.

Trong phần lớn cuộc đời của mình, bên cạnh vai trò là một nhà soạn nhạc, Rimsky-Korsakov còn làm việc trong quân đội Nga, đầu tiên là sĩ quan trong Hải quân Đế quốc Nga, sau đó là Thanh tra Dân sự của Hải quân. Ông viết rằng: ông đã phát triển niềm đam mê với đại dương từ thời thơ ấu qua việc đọc sách và nghe về những chiến công của anh trai mình trong hải quân. Tình yêu với đại dương này có thể đã ảnh hưởng đến Rimsky-Korsakov khi ông sáng tác hai tác phẩm nổi tiếng nhất của mình, vở kịch âm nhạc Sadko (đừng nhầm lẫn với vở opera cùng tên sau này của ông) và tổ khúc Scheherazade. Với tư cách là Thanh tra của Ban nhạc Hải quân, Rimsky-Korsakov đã mở rộng kiến thức về cách chơi bộ Khí gỗbộ Kèn đồng, điều này khiến ông có thể phối khí tốt hơn. Ông truyền lại kiến thức này cho các học trò của mình. Sau khi nhà soạn nhạc mất, người con rể ông là Maximilian Steinberg hoàn thành nốt bộ sách về các phương pháp của bố vợ mình.

Rimsky-Korsakov để lại một khối lượng đáng kể các tác phẩm mang tinh thần dân tộc Nga đầy nguyên bản. Ông cũng hiệu chỉnh lại các tác phẩm của Năm cây đại thụ để đưa đến công chúng, điều này mang lại danh tiếng lâu dài cho các tác phẩm này (mặc dù có tranh cãi về việc ông chỉnh sửa các tác phẩm của Modest Mussorgsky). Với sự nghiệp giáo dục của mình, Rimsky-Korsakov cũng định hình một thế hệ các nhà soạn nhạc và nhạc sĩ trẻ trong suốt nhiều thập kỷ. Do đó, Rimsky-Korsakov được coi là "kiến trúc sư trưởng" của những gì công chúng âm nhạc cổ điển coi là "phong cách Nga" trong sáng tác.[3] Ảnh hưởng của ông đối với các nhà soạn nhạc trẻ là đặc biệt mạnh mẽ, vì ông đóng vai trò là một nhân vật chuyển tiếp giữa những nhạc sĩ tự học, điển hình như GlinkaNăm cây đại thụ và những nhà soạn nhạc được đào tạo chuyên nghiệp-đang ngày càng phổ biến vào cuối thế kỷ 19. Dù phong cách của Rimsky-Korsakov nhận ảnh hưởng từ Glinka, Balakirev, Hector Berlioz, Franz Liszt và, trong một thời gian ngắn, Wagner, ông "đã truyền trực tiếp phong cách này cho hai thế hệ nhà soạn nhạc Nga" và ảnh hưởng đến cả các nhà soạn nhạc không phải người Nga như Maurice Ravel, Claude Debussy, Paul DukasOttorino Respighi.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Rimsky-Korsakov, Nicolai”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2012.
  2. ^ “Tổ khúc giao hưởng Scheherazade của Rimsky Korsakov”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2012.
  3. ^ Frolova-Walker, New Grove (2001), 21:409.
  4. ^ Abraham, New Grove (1980), 16:34.
  • Nelson, John: The Significance of Rimsky-Korsakov in the Development of a Russian National Identity. Diss. Studia musicologica Universitatis Helsingiensis, 25. University of Helsinki, 2013. ISSN 0787-4294 ISBN 978-952-10-9390-6. Abstract.
  • Abraham, Gerald, "Rimsky-Korsakov, Nikolay Andreyevich". In The New Grove Dictionary of Music and Musicians (London: Macmillan, 1980) 20 vols., ed. Stanley Sadie. ISBN 0-333-23111-2.
  • Abraham, Gerald, Studies in Russian Music (London: William Reeves/The New Temple Press, 1936). ISBN n/a.
  • Abraham, Gerald. Rimsky-Korsakov: a Short Biography (London: Duckworth, 1945; rpt. New York: AMS Press, 1976. Later ed.: Rimsky-Korsakov. London: Duckworth, 1949).
  • Abraham, Gerald, Slavonic and Romantic Music: Essays and Studies (London: Faber & Faber, 1968). ISBN 0-571-08450-8.
  • Abraham, Gerald, "Rimsky-Korsakov, Nikolay Andreyevich". In The New Grove Russian Masters 2 (New York: W.W. Norton & Company, 1986). ISBN 0-393-30103-6.
  • Brown, David, Tchaikovsky: The Early Years, 1840–1874 (New York, W.W. Norton & Company, Inc., 1978). ISBN 0-393-07535-4.
  • Brown, David, Tchaikovsky: The Crisis Years, 1874–1878, (New York: W.W. Norton & Company, 1983). ISBN 0-393-01707-9.
  • Brown, David, Tchaikovsky: The Final Years, 1885–1893, (New York: W.W. Norton & Company, 1991). ISBN 0-393-03099-7.
  • Calvocoressi, M.D. and Gerald Abraham, Masters of Russian Music (New York: Tudor Publishing Company, 1944). ISBN n/a.
  • Figes, Orlando, Natasha's Dance: A Cultural History of Russia (New York: Metropolitan Books, 2002). ISBN 0-8050-5783-8 (hc.).
  • Frolova-Walker, Marina, "Rimsky-Korsakov. Russian family of musicians. (1) Nikolay Andreyevich Rimsky-Korsakov". In The New Grove Dictionary of Music and Musicians, Second Edition (London: Macmillan, 2001) 29 vols., ed. Stanley Sadie. ISBN 1-56159-239-0.
  • Holden, Anthony, Tchaikovsky: A Biography (New York: Random House, 1995). ISBN 0-679-42006-1.
  • Leonard, Richard Anthony, A History of Russian Music (New York: Macmillan, 1957). Library of Congress Card Catalog Number 57-7295.
  • McAllister, Rita and Iosef Genrikhovich Rayskin, "Rimsky-Korsakov. Russian family of musicians. (3) Andrey Nikolayevich Rimsky-Korsakov". In The New Grove Dictionary of Music and Musicians, Second Edition (London: Macmillan, 2001) 29 vols., ed. Stanley Sadie. ISBN 1-56159-239-0.
  • Maes, Francis, tr. Pomerans, Arnold J. and Erica Pomerans, A History of Russian Music: From Kamarinskaya to Babi Yar (Berkeley, Los Angeles and London: University of California Press, 2002). ISBN 0-520-21815-9.
  • Morrison, Simon, Russian Opera and the Symbolist Movement (Berkeley and Los Angeles: University of California Press, 2002). ISBN 0-520-22943-6.
  • Neff, Lyle, "Rimsky-Korsakov. Russian family of musicians. (2) Nadezhda Nikolayevna Rimskaya Korsakova [née Purgold]". In The New Grove Dictionary of Music and Musicians, Second Edition (London: Macmillan, 2001) 29 vols., ed. Stanley Sadie. ISBN 1-56159-239-0.
  • Poznansky, Alexander Tchaikovsky: The Quest for the Inner Man (Lime Tree, 1993). ISBN 0-413-45721-4.
  • Rimsky-Korsakov, Nikolai, Letoppis Moyey Muzykalnoy Zhizni (St. Petersburg, 1909), published in English as My Musical Life (New York: Knopf, 1925, 3rd ed. 1942). ISBN n/a.
  • Schonberg, Harold C. Lives of the Great Composers (New York: W.W. Norton & Company, 3rd ed. 1997). ISBN 0-393-03857-2.
  • Taruskin, Richard, Stravinsky and the Russian Traditions: A Biography of the Works Through Mavra, Volume 1 (Oxford and New York: Oxford University Press, 1996). ISBN 0-19-816250-2.
  • Taruskin, Richard, On Russian Music (Berkeley and Los Angeles: University of California Press, 2009). ISBN 0-520-24979-8.
  • Yastrebtsev, Vasily Vasilievich, Reminiscences of Rimsky-Korsakov (New York: Columbia University Press, 1985), ed. and trans. Florence Jonas. ISBN 0-231-05260-X.
  • Zetlin, Mikhail, tr. and ed. George Panin, The Five (Westport, Connecticut: Greenwood Press, 1959, 1975). ISBN 0-8371-6797-3.
  • Malko, N.A., Vospominaniia. Stat'i. Pisma [Reminiscences. Articles. Letters] (Leningrad, 1972)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Films
Scores
Other
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan