Phạm Quang Nghị

Phạm Quang Nghị
Chức vụ
Nhiệm kỳ28 tháng 6 năm 2006 – 5 tháng 2 năm 2016
9 năm, 222 ngày
Tổng Bí thưNông Đức Mạnh
Nguyễn Phú Trọng
Phó Bí thư
Tiền nhiệmNguyễn Phú Trọng
Kế nhiệmHoàng Trung Hải
Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI
Nhiệm kỳ25 tháng 4 năm 2006 – 27 tháng 1 năm 2016
9 năm, 277 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Phú Trọng
Kế nhiệmHoàng Trung Hải
Nhiệm kỳtháng 4 năm 2006 – tháng 7 năm 2006
Thường trực Ban Bí thưTrương Tấn Sang
Tiền nhiệmNguyễn Phú Trọng
Kế nhiệmHồ Đức Việt
Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII
Nhiệm kỳ2002 – 2016
Nhiệm kỳ28 tháng 6 năm 2001 – 27 tháng 6 năm 2006
4 năm, 364 ngày
Thủ tướngPhan Văn Khải
Nguyễn Tấn Dũng
Tiền nhiệmNguyễn Khoa Điềm
Kế nhiệmLê Doãn Hợp
Hoàng Tuấn Anh
Nhiệm kỳ5 tháng 12 năm 1997 – tháng 7 năm 2001
Tiền nhiệmLê Văn Yển
Kế nhiệmTăng Văn Phả
Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội Tp Hà Nội khóa XIII
Nhiệm kỳ2011 – 2016
Tiền nhiệmNgô Thị Doãn Thanh
Kế nhiệmHoàng Trung Hải
Nhiệm kỳ1996 – 2016
Kế nhiệmPhạm Minh Chính
Thông tin cá nhân
Sinh2 tháng 9, 1949 (75 tuổi)
Định Tân, Yên Định, Thanh Hóa, Liên bang Đông Dương
Nơi ởHà Nội
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
ChaPhạm Quang Lộc
Họ hàng- Bạch Ngọc Chiến (s.1971, con rể, chồng Phương Bình)
- Nguyễn Văn Dương (con rể, chồng Phương Minh)
Con cái3:
- Phạm Thị Phương Bình
- Phạm Thị Phương Minh
- Phạm Quang Thanh (s.1981)

Phạm Quang Nghị (sinh ngày 2 tháng 9 năm 1949) là một chính khách Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu Hà Nội, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội khóa XIII.[1] Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hà Nội khóa XIV, XV, Phụ trách Chỉ đạo Thành ủy TP Hà Nội khóa XVI, Ủy viên Trung ương Đảng khóa VIII, IX, X, XI.

Trước đó, ông từng giữ các cương vị khác như Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, Phó Trưởng ban thường trực Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Quang Nghị sinh ngày 2 tháng 9 năm 1949 tại xã Định Tân, huyện Yên Định, Thanh Hóa.[2]

Cha ông là Phạm Quang Lộc, sinh năm 1927 tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Phạm Quang Lộc, tham gia hoạt động cách mạng từ trước khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Phạm Quang Lộc chính thức được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam lúc 21 tuổi. Năm 2018, Phạm Quang Lộc được trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam.[3]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1967, ông theo học tại Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội) và năm 1970 hết năm thứ 3 ông nhập ngũ vào Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau này ông được chuyển tiếp học tại Trường Nguyễn Ái Quốc.[2]

Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị

Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ triết học, Đại học tổng hợp - Khoa Lịch sử

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoạt động trong lĩnh vực báo chí, tuyên truyền.

Thời gian phục vụ trong Quân đội ông làm phóng viên chiến trường, là cán bộ nghiên cứu Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, cán bộ biên tập Tạp chí "Sinh hoạt văn nghệ" thuộc Tiểu ban Văn nghệ miền Nam.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông trở về học tập và nghiên cứu tại Chuyên ban Triết học, Trường Nguyễn Ái Quốc 5 (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền), sau đó công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương. Ông làm nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án Tiến sĩ Triết học tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô.

Từ năm 1985, ông là cán bộ Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, đồng thời là Thư ký riêng cho Ủy viên Bộ Chính trị Đào Duy Tùng.

Bí thư Đảng ủy Khối Các Cơ quan Trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong khoảng 10 năm, từ 1988 đến tháng 10.1997, ông trải qua nhiều chức vụ khác nhau từ Phó Giám đốc, Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng rồi đến Phó Trưởng ban thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; năm 1994, là Bí thư Đảng ủy cơ quan Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Ủy viên Ban Cán sự Đảng ngoài nước, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng.

Tham gia công tác chính quyền địa phương.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Tháng 11 năm 1997, ông được điều về làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, sau khi tỉnh này được tái lập lại từ tỉnh Hà Nam Ninh.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương. Tháng 7 năm 2001, ông được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, kiêm Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hóa - Thông tin.

Tháng 5 năm 2002, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá XI của tỉnh Hà Nam.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tháng 4 năm 2006, ông tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đến Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (24-27/6/2006), ông được cho thôi không tham gia Ban Bí thư Trung ương [4].

Ngày 28 tháng 6 năm 2006, ông được phân công giữ chức vụ Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội sau khi người tiền nhiệm là Nguyễn Phú Trọng trở thành Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

Tháng 7 năm 2008, Bộ Chính trị chỉ định ông làm Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội mở rộng (gồm Thủ đô Hà Nội, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lương Sơn, Hòa Bình).[5]

Ngày ngày 25 tháng 10 năm 2010, tại Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ thành phố Hà Nội, ông tiếp tục được bầu làm Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội.

Tại Đại hội lần thứ XI nhiệm kỳ 2011-2015 của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 12 đến 19 tháng 1 năm 2011 tại Hà Nội, ông tiếp tục tái đắc cử vào Ban chấp hành Trung ương và được bầu vào Bộ Chính trị.

Ngày 22 tháng 5 năm 2011, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội khóa XIII

Phụ trách Chỉ đạo Thành ủy Hà Nội

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2 tháng 11 năm 2015, sau khi Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội khóa XVI được bầu, ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, ông Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị tiếp tục Phụ trách Chỉ Đạo Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhưng việc điều hành Đảng bộ thành phố Hà Nội được tập thể thường trực gồm 4 Phó Bí thư Thành ủy, ủy nhiệm cho bà Ngô Thị Thanh Hằng - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội.[6]

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII (2016), ông nghỉ hưu theo chế độ.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Con trai của ông là Phạm Quang Thanh. Hiện là Thành ủy viên, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội. Nguyên là Ủy viên ủy ban Kinh Tế Của Quốc hội Khóa XIV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Sóc Sơn - Hà Nội, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tổng công ty Du lịch Hà nội, đại biểu Quốc hội khóa 14 [7].

Em trai : Phạm Quang Hiệu (1975), Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao

Dư luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trận lụt kỷ lục ở miến Bắc 2008, ngày 2 tháng 11 năm 2008, khi trả lời phỏng vấn qua điện thoại của phóng viên Vietnamnet về tình hình chống lũ, ông Nghị nói: "Tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm..." [8]. Câu nói này đã gây nhiều dư luận mà theo ông Nghị thừa nhận "gây nên sự bức xúc và bị phê phán" [9]. Do đó, 3 ngày sau, ông đã đưa ra lời xin lỗi: "Tôi thực sự lấy làm tiếc và muốn chân thành xin lỗi bạn đọc, xin lỗi mọi người" [9].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13”. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ a b “Tiểu sử tóm tắt đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2013.
  3. ^ Quốc Vinh (ngày 25 tháng 8 năm 2018). “Bí thư Hà Nội trao huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho thân phụ ông Phạm Quang Nghị”. Báo Dân trí. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2018.
  4. ^ Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Lưu trữ 2011-01-19 tại Wayback Machine, Website chính thức Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam 14/12/2010, Truy cập ngày 14/12/2010
  5. ^ [1]
  6. ^ Ông Phạm Quang Nghị phụ trách Đảng bộ thành phố Hà Nội, dantri.com, 2 tháng 11 năm 2015
  7. ^ http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/bau-cu/307210/con-trai-nguyen-bi-thu-ha-noi-trung-cu-dai-bieu-qh.html
  8. ^ Bí thư Hà Nội: "Thiên tai thì không tính trước được"., Vietnamnet 02/11/2008, Truy cập ngày 26/6/2009
  9. ^ a b Lời xin lỗi của bí thư Thành ủy Hà Nội, Dân Trí 07/11/2008, Truy cập ngày 26/6/2009

Ông cũng nói "Trung Quốc dân số đông, thủ đô lớn, nhưng họ vẫn cấm được xe máy, đó là do ý chí quản lý của mỗi đất nước. Còn mình, nếu thích thoải mái đủ loại phương tiện thì phải chấp nhận việc tắc đường nhiều hơn", trên Vnexpress.net

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Visual Novel Giai điệu Quỷ vương trên dây Sol Việt hóa
Visual Novel Giai điệu Quỷ vương trên dây Sol Việt hóa
Người chơi sẽ nhập vai Azai Kyousuke, con nuôi của Azai Gonzou - tên bố già khét tiếng trong giới Yakuza (mafia Nhật)
[Review] Wonder Woman 1984: Nữ quyền, Sắc tộc và Con người
[Review] Wonder Woman 1984: Nữ quyền, Sắc tộc và Con người
Bối cảnh diễn ra vào năm 1984 thời điểm bùng nổ của truyền thông, của những bản nhạc disco bắt tai và môn thể dục nhịp điệu cùng phòng gym luôn đầy ắp những nam thanh nữ tú
Nhân vật Seira J. Loyard trong Noblesse
Nhân vật Seira J. Loyard trong Noblesse
Seira J. Loyard (Kor. 세이라 J 로이아드) là một Quý tộc và là một trong tám Tộc Trưởng của Lukedonia. Cô là một trong những quý tộc của gia đình Frankenstein và là học sinh của trường trung học Ye Ran. Cô ấy cũng là thành viên của RK-5, người cuối cùng tham gia.
[Review] Visual Novel Steins;Gate Zero – Lời hứa phục sinh
[Review] Visual Novel Steins;Gate Zero – Lời hứa phục sinh
Steins;Gate nằm trong series Sci-fi của Nitroplus với chủ đề du hành thời gian. Sau sự thành công vang dội ở cả mặt Visual Novel và anime