Mê Linh

Mê Linh
Huyện
Huyện Mê Linh
Đền Trình Hai Bà Trưng tại xã Mê Linh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
Huyện lỵĐại Thịnh
Trụ sở UBNDĐại Thịnh
Phân chia hành chính2 thị trấn, 15 xã
Thành lập1977
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDHoàng Anh Tuấn[1]
Chủ tịch HĐNDĐỗ Minh Tuấn
Bí thư Huyện ủyNguyễn Thanh Liêm
Địa lý
Tọa độ: 21°11′14″B 105°42′55″Đ / 21,18722°B 105,71528°Đ / 21.18722; 105.71528
MapBản đồ huyện Mê Linh
Mê Linh trên bản đồ Hà Nội
Mê Linh
Mê Linh
Vị trí huyện Mê Linh trên bản đồ Hà Nội
Mê Linh trên bản đồ Việt Nam
Mê Linh
Mê Linh
Vị trí huyện Mê Linh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích141,64 km2
Dân số (31/12/2020)
Tổng cộng241.633 người
Mật độ1.706 người/km2
Dân tộcChủ yếu là Kinh
Khác
Mã hành chính250[2]
Biển số xe29-Z1, 30-Z1, 29-AL
Số điện thoại+84-211-869210
Websitemelinh.hanoi.gov.vn

Mê Linh là một huyện ngoại thành nằm ở phía bắc thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Vị trí địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 29 km, giáp sân bay quốc tế Nội Bài và có vị trí địa lý:

Mê Linh cổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chép về Mê Linh trong hai tài liệu cổ nhất của Việt Nam, đều thuộc thời Hậu Lê và cách nhau 44 năm đã mâu thuẫn: [3]

Dư địa chí của Nguyễn Trãi (năm 1434) chép: Mê Linh là Hát Môn thuộc huyện Phúc Lộc bây giờ… huyện Phúc Lộc là Mê Linh ngày xưa.

Đại Việt sử ký toàn thư (năm 1479) chép: Thời Tây Hán trị sở của thái thú (Giao Châu) tại Long Uyên tức Long Biên. Thời Đông Hán tại Mê Linh tức Yên Lãng.

Do đó, ba thế kỷ sau Lê Quý Đôn viết Vân đài loại ngữ (năm 1773) rất lộn xộn, chép Yên Lãng thuộc về ba huyện khác nhau cùng tồn tại trong một thời kỳ: Mê Linh nay là Yên Lãng… Phong Khê là đất Yên Lãng… Chu Diên nay là Yên Lãng.

Cương mục nhà Nguyễn chép: Mê Linh là Phong Châu… ở địa phận hai huyện Phúc LộcĐường Lâm

Do đó đã xuất hiện các tranh cãi, một số cho rằng Mê Linh ở phía nam sông Hồng và số khác cho là ở phía bắc. [4][5][6] Ở huyện Yên Lãng cũng có làng Hạ Lôi nhưng không có tên Nôm.

Từ năm 1973-1990, nhà nghiên cứu Đinh Văn Nhật [7] sử dụng phương pháp địa lý học lịch sử để nghiên cứu về các địa danh thời Hai Bà Trưng. Ông sau đó kết luận huyện Mê Linh nằm ở phía nam sông Hồng. Các bài viết của ông đều được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

Trong các chuyến khảo sát có GS. Lê Văn Lan, GS. Văn Tân và nhiều nhà sử học khác đã phát hiện các địa danh làng Hạ Lôi (tên nôm là Kẻ Lói, có rất nhiều sự tích về Hai Bà Trưng), Kim Khê (tức căn cứ Cấm Khê), làng Nam Giao (tức Giao Chỉ ở phía Nam, đàn tế trời của nước ta) đều ở huyện Thạch Thất. Ngay cạnh đó là Thành Quèn (huyện Quốc Oai) có tính chất cư trú thời Đông Hán. [8]

Trong hội nghị khoa học về Hai Bà Trưng do Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội tổ chức ngày 3/3/1982 tại Đền Đồng Nhân, Mê Linh được xác định ở phía nam sông Hồng. [9]

Còn huyện Yên Lãng vốn là đất huyện Tây Vu với trung tâm là Cổ Loa của con cháu Thục Phán, sau đó tách thành Phong Khê và Vọng Hải. Làng Hạ Lôi ở đây có thể là di dân sau khi Hai Bà Trưng bại trận bởi Hậu Hán Thư [10] quyển 86 phần Tây Nam di liệt truyện chép "Bắt hơn 300 kẻ cầm đầu dời đi Linh Lăng. Vùng Lĩnh Biểu coi như bình định" cho thấy có sự thay đổi lớn về dân cư. Nhiều người bị tù đày và buộc đi khỏi nơi sinh sống lâu đời trước đó, rồi lập nên một làng Hạ Lôi mới ở bên kia sông Hồng.

Một giả thiết khác có thể Hạ Lôi vốn nằm ở phía nam sông Hồng, thuộc huyện Đan Phượng, tức huyện Chu Diên xưa. Theo thần tích làng Nại Tử xã Hồng Hà thì ông Thi Sách - chồng bà Trưng Trắc - là người làng này. Năm 1971 trận lụt lịch sử đồng bằng sông Hồng đã khiến cả làng bị mất đất và năm 1972 thì đi xây dựng kinh tế mới ở sông Mã, Sơn La.[11] Theo Việt điện U linhLĩnh Nam chích quái thì Hai Bà đóng đô ở thành Ô Diên, sau là thành trì của Hậu Lý Nam Đế, nay còn dấu tích ở xã Hạ Mỗ. Có thể lũ lụt cũng khiến Hạ Lôi bị dạt sang bờ bắc (Hạ Lôi này ở ngay ven đê tả). Các sự việc tương tự ở thời hiện đại vẫn được ghi nhận như xã Tân Đức vốn thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội đã dạt sang bên kia sông rồi được sáp nhập về Việt Trì, Phú Thọ năm 2008 [12]. Hay xã Tự Nhiên vốn thuộc Khoái Châu, Hưng Yên nhưng cũng do phù sa đổi dòng mà từ thời Nguyễn đã thuộc về huyện Thường Tín, Hà Nội.[13] Do đó Đền Hạ Lôi và các đền ở Yên Lãng đều thờ chung cả ông Thi Sách, còn Đền Hát Môn chỉ thờ Hai Bà.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Mê Linh được thành lập ngày 5 tháng 7 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện Bình XuyênYên Lãng; 4 xã Văn Tiến, Nguyệt Đức, Minh Tân và Bình Định của huyện Yên Lạc và 2 xã Kim Hoa và Quang Minh của huyện Kim Anh.[14]. Khi mới thành lập, huyện Mê Linh có 38 đơn vị hành chính gồm thị trấn Phúc Yên, thị trấn nông trường Tam Đảo và 36 xã: Bá Hiến, Bình Định, Chu Phan, Đại Thịnh, Đạo Đức, Gia Khánh, Hoàng Kim, Hương Sơn, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Minh Quang, Minh Tân, Nguyệt Đức, Phú Xuân, Quang Minh, Quất Lưu, Sơn Lôi, Tam Canh, Tam Đồng, Tam Hợp, Tân Phong, Thạch Đà, Thanh Lâm, Thanh Lãng, Thiện Kế, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Trung Mỹ, Tự Lập, Văn Khê, Văn Tiến, Vạn Yên. Huyện lị được đặt tại thị trấn Phúc Yên.

Một năm sau, ngày 29 tháng 12 năm 1978, một phần huyện Mê Linh (gồm thị trấn Phúc Yên và 18 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê, Vạn Yên) cùng với huyện Sóc Sơn của tỉnh Vĩnh Phú, 2 thị xã Hà Đông, Sơn Tây và 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức của tỉnh Hà Sơn Bình được sáp nhập vào Hà Nội[15]. Đến ngày 17 tháng 2 năm 1979, sáp nhập thêm các xã Nam Viêm, Ngọc Thanh, Phúc Thắng, Cao Minh và thị trấn Xuân Hòa của huyện Sóc Sơn vào huyện Mê Linh[16], nâng tổng số đơn vị hành chính huyện Mê Linh lên thành 22 xã và 2 thị trấn:

  • 2 thị trấn: Phúc Yên, Xuân Hòa.
  • 22 xã: Cao Minh, Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Nam Viêm, Ngọc Thanh, Phúc Thắng, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tự Lập, Tráng Việt, Văn Khê, Vạn Yên.

Ngày 26 tháng 2 năm 1979, 14 xã: Bá Hiến, Đạo Đức, Gia Khánh, Hương Sơn, Minh Quang, Phú Xuân, Quất Lưu, Sơn Lôi, Tam Canh, Tam Hợp, Tân Phong, Thanh Lãng, Thiện Kế, Trung Mỹ và thị trấn Nông trường Tam Đảo (vốn thuộc huyện Bình Xuyên cũ) được sáp nhập vào huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phú); 4 xã: Văn Tiến, Nguyệt Đức, Minh Tân và Bình Định được sáp nhập vào huyện Vĩnh Lạc (tỉnh Vĩnh Phú)[17].

Đến ngày 12 tháng 8 năm 1991, Mê Linh tách khỏi Hà Nội và trở về tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh PhúcPhú Thọ) (cùng thời điểm này, thị xã Sơn Tây và 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức trở về tỉnh Hà Tây vừa tái lập).[18]

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tỉnh Vĩnh Phú, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.[19]

Sau khi thành lập thị xã Phúc Yên (nay là thành phố Phúc Yên) trên cơ sở tách 2 thị trấn Phúc Yên, Xuân Hòa và 5 xã: Ngọc Thanh, Cao Minh, Nam Viêm, Phúc Thắng, Tiền Châu khỏi huyện Mê Linh vào năm 2004 theo quyết định của Chính phủ ngày 9 tháng 12 năm 2003 thì huyện còn lại 17 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tự Lập, Tràng Việt, Văn Khê, Vạn Yên.[20]

Ngày 4 tháng 4 năm 2008, chia xã Quang Minh thành 2 thị trấn: Quang Minh và Chi Đông. Tuy nhiên, các thị trấn Quang Minh và thị trấn Chi Đông đều không phải là huyện lị huyện Mê Linh, các cơ quan hành chính của huyện đóng tại xã Đại Thịnh[21]. Từ đó, huyện Mê Linh có 2 thị trấn: Chi Đông, Quang Minh và 16 xã: Chu Phan, Đại Thịnh (huyện lỵ), Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tự Lập, Tràng Việt, Văn Khê, Vạn Yên.

Tháng 3 năm 2008, chính quyền trung ương của Việt Nam tuyên bố chủ trương sáp nhập Mê Linh vào Hà Nội. Ngày 22 tháng 3 năm 2008, Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã nhất trí [22] chủ trương trên.

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29 tháng 5 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, huyện Mê Linh đã được tách ra khỏi tỉnh Vĩnh Phúc và sáp nhập vào thành phố Hà Nội[23].

Ngày 1 tháng 1 năm 2025, sáp nhập xã Vạn Yên vào xã Liên Mạc.[24]

Như vậy, huyện Mê Linh có 2 thị trấn và 15 xã, giữ ổn định cho đến nay.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Mê Linh có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Chi Đông, Quang Minh và 15 xã: Chu Phan, Đại Thịnh (huyện lỵ), Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê.

Đường phố

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạ tầng

[sửa | sửa mã nguồn]

quốc lộ 23đường vành đai 4 đi qua.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Mê Linh đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Quang Minh, khu đô thị Ba Đình - Mê Linh, khu đô thị Mê Linh - Thanh Lâm - Đại Thịnh, khu đô thị Tiền Phong, khu đô thị Rose Valley, khu đô thị AIC Mê Linh, khu đô thị Cienco 5 Mê Linh, khu đô thị Tùng Phương, khu đô thị Diamond Park New, khu đô thị CEO Mê Linh, khu đô thị Hà Phong, khu đô thị cao cấp New Sunrise Hanoi, khu đô thị Mê Linh New City, khu đô thị Kim Hoa, khu đô thị Chi Đông, khu đô thị Minh Giang - Đầm Và, khu đô thị Tiền Phong, khu nhà ở Hoàng Vân...

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội đi qua địa bàn huyện (dự kiến) là tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi).

Giao thông công cộng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tuyến xe buýt đi qua địa bàn huyện gồm có các tuyến: 07, 35B, 53B, 56A, 56B, 58, 63, 64, 93, 95, 109,112

  • 07: Cầu Giấy - Sân bay Nội Bài đi qua cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài
  • 35B: Nam Thăng Long - Thanh Lâm (Mê Linh) đi qua cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, KCN Quang Minh
  • 53B: Bến xe Mỹ Đình - Kim Hoa (Mê Linh) đi qua cao tốc Thăng Long - Nội Bài, KCN Quang Minh
  • 56A: Mỹ Đình - Núi Đôi đi qua cao tốc Thăng Long - Nội Bài
  • 58: Yên Phụ - BV đa khoa Mê Linh đi qua cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài
  • 63: KCN Bắc Thăng Long - Tiến Thịnh (Mê Linh) đi qua KCN Bắc Thăng Long, cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài
  • 64: Bến xe Mỹ Đình - Phố Nỉ (TTTM Bình An) đi qua KCN Bắc Thăng Long, cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài
  • 93: Nam Thăng Long - Bắc Sơn đi qua cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, KCN Quang Minh
  • 95: Nam Thăng Long - Xuân Hòa đi qua cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, KCN Quang Minh
  • 109: Bến xe Mỹ Đình - Sân bay Nội Bài đi qua cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài
  • 112: Nam Thăng Long - Thạch Đà (Mê Linh) đi qua Bệnh viện Đa khoa Mê Linh (điểm cuối)

Làng nghề

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Mê Linh có diện tích thuộc loại trung bình khá của Hà Nội nên có nhiều làng nghề, làng có nghề nhưng chủ yếu là các làng nghề trồng hoa; ban đầu là trồng hoa hồng sau đó là hoa cúc đến hoa cao cấp khác. Đặc biệt nghề trồng hoa của huyện thuộc loại phát triển lớn mạnh của vùng với sức tiêu thụ dễ dàng và thuận lợi do lợi thế giáp trung tâm Hà Nội không xa. Nhóm nghề mây tre đan và dâu tằm đã mai một. Nhóm nghề dịch vụ, kinh doanh phát triển mạnh ở các xã, thị trấn như Quang Minh, Chi Đông, Tiền Phong, Đại Thịnh, Thanh Lâm. Các làng nghề, ngành nghề của huyện:

  • Làng nghề hoa, cây cảnh Hạ Lôi (Mê Linh)
  • Nghề trồng hoa, cây cảnh Văn Quán (Văn Khê)
  • Nghề trồng rau củ Đông Cao (Tráng Việt)
  • Làng nghề làm kẹo, mì bún Yên Thị (Tiến Thịnh)
  • Làng nghề trồng hoa, cây cảnh Đại Bái (Đại Thịnh)
  • Nghề trồng hoa, cây cảnh Phù Trì (Kim Hoa)
  • Nghề xây dựng, thợ nề ở Thạch Đà
  • Làng nghề bánh đa nem Trung Hà (Tiến Thịnh)
  • Nghề trồng dâu nuôi tằm ở Tráng Việt
  • Có nghề nấu rượu Yên Bài (Tự Lập)
  • Làng nghề hoa, cây cảnh Liễu Trì (Mê Linh)
  • Nghề làm hương thôn Thọ Lão (Tiến Thịnh)
  • Nghề đan lát ở Nam Cường (Tam Đồng).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hương Quỳnh, Hà Nội bổ nhiệm, phê chuẩn nhiều lãnh đạo chủ chốt, Vietnamnet, 07/10/2020 11:50, truy cập 9/10/2020.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Nguyễn Vinh Phúc (2005), Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở Hà Nội và các vùng lân cận, Nhà xuất bản Trẻ
  4. ^ “Kinh đô Mê Linh thời Hai Bà Trưng ở đâu?”.
  5. ^ “Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng”.
  6. ^ “Vị trí cũ của kinh đô Mê Linh”.
  7. ^ Đinh, Văn Nhật (1973–1990). “Hành chính Việt Nam thời Hai Bà Trưng, VNU Lic”. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử.Quản lý CS1: định dạng ngày tháng (liên kết)
  8. ^ “Báo cáo khai quật Thành Quèn”. Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN. 17 tháng 2 năm 2023.
  9. ^ GS. Văn Tân, Gia phả - Thần phả - Ngọc phả: Một nguồn tài liệu lịch sử cần sưu tầm và khai thác, Tạp chí Nghiên cứu Hán Nôm, số 1 - 1984, trang 72-76.
  10. ^ Hậu Hán Thư phần đề cập Hai Bà Trưng: 卷八十六·南蠻西南夷列傳第七十 hoặc https://ctext.org/dictionary.pl?if=gb&id=77634
  11. ^ Lịch sử xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng https://hongha.danphuong.hanoi.gov.vn/vi_VN/gioi-thieu-chung
  12. ^ Nghị quyết số 14/2008/QH12 của Quốc hội
  13. ^ Xã Tự nhiên, Cổng thông tin điện tử huyện Thường Tín http://thuongtin.hanoi.gov.vn/xa/-/view_content/1552364-xa-tu-nhien.html
  14. ^ Quyết định 178-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú
  15. ^ Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai do Quốc hội ban hành
  16. ^ Quyết định 49-CP năm 1979 điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn thuộc các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Phúc Thọ và Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội
  17. ^ Quyết định 71-CP năm 1979 điều chỉnh địa giới huyện Tam Đảo và huyện Vĩnh Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phú
  18. ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành ngày 12 tháng 8 năm 1991
  19. ^ Nghị quyết chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành ngày 6 tháng 11 năm 1996
  20. ^ Nghị định 153/2003/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
  21. ^ Nghị định 39/2008/NĐ-CP về điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường để thành lập thị trấn, phường thuộc các huyện: Mê Linh, Lập Thạch và thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
  22. ^ HĐND Vĩnh Phúc đồng ý đề án sáp nhập Hà Nội
  23. ^ Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan do Quốc hội ban hành
  24. ^ “Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 – 2025”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Dưới đây là tổng hợp các thông tin chúng ta đã biết về Fontaine - Thủy Quốc qua các sự kiện, nhiệm vụ và lời kể của các nhân vật trong game.
Hướng dẫn tân binh Raid Boss - Kraken (RED) Artery Gear: Fusion
Hướng dẫn tân binh Raid Boss - Kraken (RED) Artery Gear: Fusion
Để nâng cao sát thương lên Boss ngoài DEF Reduction thì nên có ATK buff, Crit Damage Buff, Mark
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Rien (Từ điển, Bính âm: Lián), còn được gọi là biệt danh Fugen Jōtei (Từ điển, Nghĩa đen: Shangdi Samantabhadra), là một Sennin cấp Tensen, người từng là người cai trị thực sự của Kotaku, tổ tiên của Tensens, và là người lãnh đạo của Lord Tensen.
Facebook phỏng vấn vị trí Developer như thế nào?
Facebook phỏng vấn vị trí Developer như thế nào?
Như với hầu hết các công ty, trước tiên Facebook sẽ tiến hành một loạt các cuộc phỏng vấn qua điện thoại và sau đó nếu vượt qua, bạn sẽ được phỏng vấn trực tiếp