Lê Hồng Anh

Lê Hồng Anh
Út Anh
Lê Hồng Anh ở Hà Nội, 2007
Chức vụ
Nhiệm kỳ3 tháng 8 năm 2011 – 4 tháng 2 năm 2016
4 năm, 185 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Tiền nhiệmTrương Tấn Sang
Kế nhiệmĐinh Thế Huynh
Nhiệm kỳ22 tháng 4 năm 2001 – 27 tháng 1 năm 2016
14 năm, 278 ngày
Nhiệm kỳ28 tháng 1 năm 2002 – 3 tháng 8 năm 2011
9 năm, 187 ngày
Tiền nhiệmLê Minh Hương
Kế nhiệmTrần Đại Quang
Nhiệm kỳ22 tháng 4 năm 2001 – 27 tháng 1 năm 2003
1 năm, 280 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Thị Xuân Mỹ
Kế nhiệmNguyễn Văn Chi
Nhiệm kỳTháng 6 năm 1997 – 22 tháng 4 năm 2001
Chủ nhiệmNguyễn Thị Xuân Mỹ
Nhiệm kỳtháng 12 năm 1994 – tháng 6 năm 1997
Tiền nhiệmNguyễn Tấn Dũng
Kế nhiệmLâm Chí Việt
Vị tríKiên Giang
Thông tin cá nhân
Sinh12 tháng 11, 1949 (75 tuổi)
Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam
Nơi ởHà Nội
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnCử nhân Luật
Cử nhân Chính trị
Binh nghiệp
Phục vụCông an nhân dân Việt Nam
Cấp bậc Đại tướng

Lê Hồng Anh (sinh năm 1949) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; nguyên Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an. Ông được phong thẳng hàm Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam ngày 9 tháng 1 năm 2005. Ông cũng là Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII.

Ông còn được gọi thân mật là Út Anh theo thông lệ của miền Nam, sinh ngày 12 tháng 11 năm 1949, tại xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Ông có bằng cử nhân Luật và cử nhân Chính trị. Ông gia nhập Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam ngày 2 tháng 3 năm 1969.[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1960: Tham gia hoạt động cách mạng

Tỉnh Kiên Giang

[sửa | sửa mã nguồn]

1960-1968: Là cán bộ xã Đoàn xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

1969-1977: Là cán bộ tỉnh Đoàn, rồi Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh Đoàn, Thị ủy viên-Bí thư Đoàn thanh niên Rạch Giá, Phó Bí thư tỉnh Đoàn Kiên Giang.

1978-1980: Học và tốt nghiệp Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

1981: Là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá II), Bí thư Tỉnh Đoàn, rồi Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang.

1986 - 1991: Giữ các chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Châu Thành (Kiên Giang), rồi Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang.

Tháng 6/1996: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ tháng 6/1997: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tháng 4/2001: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, phân công giữ chức Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đại biểu Quốc hội khóa XI.

Bộ trưởng Bộ Công an (2002-2011)

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 8/2002: Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XI, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an. Ông được xem như vị bộ trưởng bộ công an trẻ nhất sau gần 26 năm trước đó.

Tháng 1/2003: Thôi giữ chức Bí thư Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Ngày 9 tháng 1 năm 2005: Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký quyết định số 12 QĐ/CTN về việc phong cấp hàm Đại tướng Công an nhân dân cho ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an. Lễ công bố được tổ chức vào ngày 10 tháng 1 năm 2005.[2]

Tháng 4/2006: Tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 7/2006: Được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2006 - 2010.

Ngày 2/8/2007: Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII phê chuẩn bổ nhiệm tái giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an.

Thường trực Ban Bí thư (2011-2016)

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 1/2011: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 8/2011: Bộ Chính trị phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Nghỉ hưu

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII (2016), ông nghỉ hưu theo chế độ.

Phong tặng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Tiểu sử tóm tắt Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2009.
  2. ^ “Phong hàm đại tướng cho Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. 10 tháng 1 năm 2005.
  3. ^ “Trao Huy hiệu 45 năm, 30 năm tuổi Đảng tặng đảng viên Đảng bộ Văn phòng Trung ương Đảng”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2017.
  4. ^ “Trao tặng phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ ANTQ”. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giải thích về cái kết của Tensura (phiên bản WEB NOVEL)
Giải thích về cái kết của Tensura (phiên bản WEB NOVEL)
Thấy có rất nhiều bạn chưa kiểu được cái kết của WN, thế nên hôm nay mình sẽ giải thích kĩ để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Dáng vẻ bốn tay của anh ấy cộng thêm hai cái miệng điều đó với người giống như dị tật bẩm sinh nhưng với một chú thuật sư như Sukuna lại là điều khiến anh ấy trở thành chú thuật sư mạnh nhất
Pokémon Nobelium
Pokémon Nobelium
Due to it's territorial extent over a large amount of land, Aloma is divided into two parts, Upper and Lower Aloma
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Cô nàng cáu giận Kenjaku vì tất cả những gì xảy ra trong Tử Diệt Hồi Du. Cô tự hỏi rằng liệu có quá tàn nhẫn không khi cho bọn họ sống lại bằng cách biến họ thành chú vật