Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về Tâm lý học hoặc/và y học trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. |
Rối loạn nhân cách ái kỷ | |
---|---|
Narcissus ngắm nhìn hình ảnh phản chiếu của chính mình trong một bức tranh của Caravaggio | |
Khoa/Ngành | Tâm thần |
Triệu chứng | Phóng đại tầm quan trọng của bản thân, khao khát sự ngưỡng mộ một cách thái quá, thiếu sự đồng cảm[1][2] |
Khởi phát | Đầu độ tuổi trưởng thành[2] |
Diễn biến | Lâu dài[2] |
Nguyên nhân | Chưa rõ[3] |
Chẩn đoán phân biệt | Rối loạn lưỡng cực, rối loạn sử dụng chất gây nghiện, rối loạn nhân cách ranh giới, rối loạn nhân cách kịch tính[1] |
Điều trị | Trị liệu tâm lý, thuốc[1] |
Dịch tễ | <1%[3] |
Rối loạn nhân cách ái kỷ, hay còn gọi là vĩ cuồng, (tiếng Anh: narcissistic personality disorder, viết tắt là NPD đặt theo tên Narcissus) là một bệnh lý rối loạn nhân cách có đặc trưng là việc thường xuyên phóng đại tầm quan trọng của bản thân, khao khát được mọi người ngưỡng mộ và thiếu sự đồng cảm với người khác.[1][2] Người mắc NPD thường dành nhiều thời gian mơ mộng về việc có được quyền lực và thành công, đồng thời cảm thấy bị đối xử bất công vì chưa thể đạt được điều đó. Các triệu chứng này thể hiện một lối suy nghĩ mang tính ám ảnh và cách nhìn nhận bản thân không ổn định, và thường có mục đích bù đắp cho cuộc sống không được như ý ở thực tại. Những hành vi ái kỷ như vậy thường khởi phát từ đầu độ tuổi trưởng thành và xuất hiện trong nhiều bối cảnh khác nhau.[2] Trong vài năm trở lại đây, những người được chẩn đoán là mắc NPD đã lên tiếng về sự kỳ thị đối với căn bệnh trên các phương tiện truyền thông, cũng như về mối liên hệ giữa căn bệnh với việc bị lạm dụng lúc nhỏ.[2]
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách ái kỷ vẫn chưa được tìm ra, nhưng được cho là có liên hệ với một số loại chấn thương tâm lý nhất định.[3] Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM) do Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ xuất bản, NPD được xếp vào các rối loạn nhân cách nhóm B.[2] NPD được chẩn đoán bởi một chuyên gia y tế bằng cách phỏng vấn người cần chẩn đoán.[1] NPD không nên bị nhầm lẫn với trạng thái hưng cảm và rối loạn sử dụng chất gây nghiện.[2]
Các liệu pháp điều trị rối loạn nhân cách ái kỷ vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.[1] Việc trị liệu tâm lý thường gặp khó khăn bởi người mắc NPD thường không xem các vấn đề của họ là triệu chứng bệnh cho dù họ cảm thấy phiền muộn về tinh thần. Người bệnh NPD cũng có thể mắc các bệnh tâm lý đồng diễn khác, khiến việc xác định các triệu chứng trở nên khó khăn.[1] Khoảng 1% dân số thế giới được cho là mắc NPD.[3] Bệnh xảy ra ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới, và thường xuất hiện ở người trẻ tuổi thay vì người lớn tuổi.[1][2] Khái niệm nhân cách ái kỷ được miêu tả lần đầu tiên bởi nhà phân tích tâm lý Robert Waelder vào năm 1925. Tên gọi rối loạn nhân cách ái kỷ được đặt bởi Heinz Kohut vào năm 1968.[4][5]
Theo Groopman và Cooper thì nguyên nhân gây nên rối loạn này không rõ ràng. Tuy nhiên, các yếu tố sau đây được các nhà nghiên cứu xem như là những khả năng gây bệnh:[6]
Một số đặc điểm trên khá phổ biến và xuất hiện trong những giai đoạn phát triển bình thường. Nhưng khi những đặc điểm này kết hợp với một sự thất bại trong môi trường tập thể và tiếp tục vào tuổi trưởng thành, các tính cách này có thể phát triển một cách mạnh mẽ dẫn đến chứng rối loạn nhân cách ái kỷ.[7] Một số chuyên gia tâm lý theo trường phái Freud tin rằng nguyên nhân của rối loạn này là một hậu quả đã được định hình ở thời kỳ trẻ thơ.[8] Nếu một đứa trẻ từ 3 đến 7 tuổi không được công nhận tài năng của nó, thì nó sẽ không bao giờ mắc phải chứng rối loạn nhân cách ái kỷ.
Một nghiên cứu năm 1994 thực hiện bởi Gabbard và Twemlow[9] báo cáo rằng trong lịch sử của tội loạn luân, đặc biệt là loạn luân mẹ - con trai có liên quan đến chứng rối loạn nhân cách ái kỷ ở một số bệnh nhân nam.
Thường xuất hiện lúc bắt đầu trưởng thành trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và có ít nhất 5 trong các biểu hiện dưới đây (Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần của Mỹ: DSM – IV):[10]
Tỷ lệ mắc bệnh suốt đời trong dân số nói chung là 1% và dao động từ 2% đến 16% trong các bệnh nhân lâm sàng (tức là những người đến khám ở các khoa tâm thần). 50% - 75% người mắc là nam giới.[6] Trong một cuộc khảo sát khác được tiến hành ở Mỹ từ giữa năm 2004 đến 2005 bằng cách phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt với 34.653 người trưởng thành cho thấy tỷ lệ mắc bệnh suốt đời lên tới 6,2% trong đó nam giới là 7,7% còn nữ giới ít hơn gần một nửa chỉ có 4,8%. Những người có nguy cơ cao bao gồm (kết quả chỉ giới hạn trong xã hội Hoa Kỳ - vì nghiên cứu này chỉ được thực hiện ở đây):[12]
Một số bệnh thường kết hợp với nhân cách yêu mình thái quá:[13]
Bệnh kết hợp | Phần trăm khả năng |
---|---|
Rối loạn nhân cách kịch tính | 53% |
Rối loạn nhân cách ranh giới | 47% |
Rối loạn nhân cách hoang tưởng | 36% |
Rối loạn nhân cách tránh né | 36% |
Rối loạn nhân cách chống xã hội | 16% |
Trầm cảm | 4% |
Rối loạn lo âu | 3% |
Theo Moreover và Zukermann thì khi kết hợp với NPD, các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm có chiều hướng tăng nặng.[14] Ronningstam chỉ ra thêm rằng rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) khi kết hợp với rối loạn nhân cách ái kỷ sẽ khiến cho người bệnh có xu hướng tự sát cao hơn so với trường hợp chỉ mắc BPD.[13]
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên hcm