Tự tử ở Hàn Quốc

Số người tự tử trên mỗi 100.000 của Hàn Quốc so với các quốc gia khác, theo Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva. Học giả Peeter Värnik tuyên bố rằng phần lớn các vụ tự tử chỉ xảy ra ở sáu quốc gia, Hàn Quốc là một trong số đó.[1]
Dữ liệu về tỷ lệ tự tử của các quốc gia OECD (ngày 2 tháng 11 năm 2022).

Tự tử ở Hàn Quốc xảy ra với tỷ lệ cao thứ 12 trên thế giới và cao nhất trong OECD.[2][3][4] Năm 2012, tự tử là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư ở nước này.[5]

Tỷ lệ tự tử cao của Hàn Quốc so với các quốc gia khác trong thế giới phát triển đang trở nên trầm trọng hơn bởi tỷ lệ tự tử ở người cao tuổi. Một yếu tố khiến người cao tuổi Hàn Quốc tự tử là do tình trạng nghèo đói phổ biến ở người cao tuổi ở Hàn Quốc, với gần một nửa dân số cao tuổi của đất nước sống dưới mức nghèo khổ. Kết hợp với mạng lưới an sinh xã hội dành cho người già được tài trợ kém, điều này có thể khiến họ tự tử để tránh là gánh nặng tài chính cho gia đình họ, vì cấu trúc xã hội cũ nơi con cái chăm sóc cha mẹ phần lớn đã biến mất trong thế kỷ 21.[6][7] Kết quả là những người sống ở khu vực nông thôn có xu hướng tự tử cao hơn. Điều này là do tỷ lệ phân biệt đối xử với người cao tuổi rất cao, đặc biệt là khi đi xin việc, với 85,7% những người ở độ tuổi 50 bị phân biệt đối xử.[8] Phân biệt tuổi tác cũng liên quan trực tiếp đến tự tử, ngoài việc ảnh hưởng đến tỷ lệ nghèo đói.[9] Tự tử là nguyên nhân số một gây tử vong ở người Hàn Quốc từ 10 đến 39 tuổi.[10][11]

Tuy nhiên, những nỗ lực chủ động của chính phủ nhằm giảm tỷ lệ này đã cho thấy hiệu quả trong năm 2014, khi có 27,3 vụ tự tử trên 100.000 người, giảm 4,1% so với năm trước (28,5 người) và thấp nhất trong sáu năm kể từ mức 26,0 người của năm 2008.[12][13]

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]
Tự tử là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất cho những người ở độ tuổi 10, 20 và 30.
Tỷ lệ tự tử theo giới tính và độ tuổi ở Hàn Quốc 2012, tính trên 100.000 người
Tỷ lệ nghèo đói của người cao tuổi ở Hàn Quốc cao nhất trong các nước OECD.

Độ tuổi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỷ lệ tự tử rất cao ở người cao tuổi là một yếu tố góp phần chính vào tỷ lệ tự tử chung của Hàn Quốc. Khi mọi người già đi, một số yếu tố tâm lý xã hội như giảm thu nhập do nghỉ hưu, tăng chi phí y tế, suy giảm hoặc khuyết tật về thể chất, mất vợ/chồng hoặc bạn bè và sống không mục đích làm tăng nguy cơ tự tử.[14] Nhiều người già nghèo khó tự sát để không trở thành gánh nặng cho gia đình, vì hệ thống phúc lợi của Hàn Quốc kém[7] và truyền thống con cái chăm sóc cha mẹ già đã phần lớn biến mất trong thế kỷ 21.[6] Kết quả là những người sống ở khu vực nông thôn có tỷ lệ tự tử cao hơn.

Mặc dù thấp hơn so với tỷ lệ ở người cao tuổi, nhưng học sinh và sinh viên ở Hàn Quốc có tỷ lệ tự tử cao hơn mức trung bình.[15]

Trong 5 năm qua, số vụ tự tử hoặc tự gây thương tích đã tăng từ 4.947 vụ năm 2015 lên 9.828 vụ vào năm 2019 và hầu hết các vụ liên quan đến người trong độ tuổi từ 9 đến 24. Kang Byung-won, một thành viên Quốc hội của đảng Dân chủ tuyên bố rằng "26,9 thanh niên Hàn Quốc cố gắng tự tử hoặc tự gây thương tích mỗi ngày."

Mặc dù thấp hơn so với tỷ lệ dành cho người cao tuổi, nhưng học sinh tiểu học và đại học ở Hàn Quốc có tỷ lệ tự tử cao hơn mức trung bình.

Trong 5 năm qua, số vụ tự tử hoặc tự gây thương tích đã tăng từ 4.947 vụ năm 2015 lên 9.828 vụ vào năm 2019 và hầu hết các vụ liên quan đến người trong độ tuổi từ 9 đến 24. Kang Byung-won, một thành viên Quốc hội của đảng Dân chủ tuyên bố rằng "26,9 thanh niên Hàn Quốc cố gắng tự tử hoặc tự gây thương tích mỗi ngày."[16]

Giới tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung bình, đàn ông có tỷ lệ chết vì tự tử cao gấp đôi phụ nữ[13]. Tuy nhiên, tỷ lệ thực hiện tự sát ở phụ nữ cao hơn nam giới[15]. Theo một nghiên cứu, vì nam giới sử dụng các phương pháp tự sát nghiêm trọng và nguy hiểm hơn nên nam giới có tỷ lệ tự tử thành công cao hơn nữ giới. Thang đánh giá rủi ro-giải cứu (RRRS), đo lường mức độ gây chết người của phương pháp tự sát bằng cách đánh giá tỷ lệ giữa năm yếu tố rủi ro và năm yếu tố giải cứu, trung bình là 37,18 đối với nam và 34,00 đối với nữ[17][18].

So với các quốc gia OECD khác, tỷ lệ tự tử của phụ nữ ở Hàn Quốc cao nhất với 15,0 người chết do tự tử trên mỗi 100.000 người chết, trong khi tỷ lệ tự tử của nam giới cao thứ ba với 32,5 trên 100.000 người chết. Phụ nữ cũng có tỷ lệ tự tử theo tỷ lệ tăng cao hơn so với nam giới từ năm 1986 đến năm 2005. Nam giới tăng 244%, trong khi nữ giới tăng 282%.[19]

Tình trạng hôn nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nghiên cứu cho rằng tình trạng hôn nhân khác nhau có tỷ lệ tự tử khác nhau. Những người chưa từng kết hôn hoặc thay đổi tình trạng hôn nhân do ly hôn, ly thân, góa chồng, góa vợ có nguy cơ tự tử cao hơn những người trong cuộc hôn nhân[14]. Những người đã ly hôn là nhóm có nguy cơ cao nhất, tiếp theo là những người chưa từng kết hôn và những người góa chồng/vợ là nhóm có nguy cơ thấp nhấ[14]t. Các mối quan hệ gia đình cũng góp phần vào sức khỏe tinh thần của đàn ông và phụ nữ. Nghiên cứu về tình trạng ly hôn, ly thân hoặc góa bụa cho thấy những cá nhân không hài lòng với các mối quan hệ gia đình có nguy cơ cao bị trầm cảm, có ý định tự tử và lòng tự tôn thấp.[20]

Điều kiện kinh tế xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Tình trạng kinh tế xã hội được đánh giá bằng trình độ học vấn của, mức độ đô thị và tình trạng thiếu nơi cư trú[21]. Tình trạng kinh tế xã hội thấp, căng thẳng cao, ngủ không đủ giấc, uống rượu và hút thuốc có liên quan đến xu hướng tự tử ở thanh thiếu niên[22]. Yếu tố khó khăn về kinh tế được ghi nhận là nguyên nhân thường được nhắc đến nhất dẫn đến các vụ tự tử ở người cao tuổi. Do 71,4% người cao tuổi không được đi học và 37,1% trong số họ sống ở nông thôn nên họ có nhiều khả năng gặp khó khăn về kinh tế, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe và xung đột gia đình[21]. Tất cả những yếu tố này cùng nhau dẫn đến sự gia tăng ý định tự sát và tự sát thành công[21].

Vùng miền

[sửa | sửa mã nguồn]

Gangwon có tỷ lệ tự tử cao hơn 37,84% so với tỷ lệ của toàn Hàn Quốc[23]. Theo sau Gangwon, Chungnam xếp thứ hai và Jeonbuk xếp thứ ba[23]. Ulsan, Gangwon và Incheon có tỷ lệ tự tử cao nhất đối với những người trên 65 tuổi[23]. Daegu có tỷ lệ tự tử cao nhất đối với những người từ 40 đến 59 tuổi[23]. Gangwon, Jeonnam và Chungnam có tỷ lệ tự tử cao nhất đối với những người từ 20 đến 39 tuổi.[23]

Cách thức

[sửa | sửa mã nguồn]
Đốt than tổ ong được sử dụng làm cách thức tự tử ở Hàn Quốc
Cầu Mapo được người dân địa phương gọi là "Cầu tự sát" và "Cầu tử thần" do thường xuyên được sử dụng làm địa điểm tự sát.

Do luật pháp Hàn Quốc hạn chế rất nhiều việc sở hữu súng nên chỉ 1/3 phụ nữ Hàn Quốc sử dụng các biện pháp bạo lực để tự tử. Dùng chất độc độc là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất đối với phụ nữ Hàn Quốc, với thuốc trừ sâu chiếm một nửa số ca tử vong trong số đó[24]. 58,3% số vụ tự sát từ 1996 đến 2005 do ngộ độc thuốc trừ sâu[25]. Một phương pháp phổ biến khác mà người Hàn Quốc tự sát là treo cổ[26][27].

Một nghiên cứu của Subin Park et al. nói rằng một lý do chính dẫn đến xu hướng tăng chung về tỷ lệ tự tử ở Hàn Quốc từ năm 2000 đến năm 2011 là sự gia tăng các vụ tự tử bằng cách treo cổ. Trong suốt khoảng thời gian đó, treo cổ ngày càng được coi là không gây đau đớn, được xã hội chấp nhận và dễ tiếp cận, và do đó trở thành một phương pháp phổ biến hơn nhiều trong suốt thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.[28]

Đầu độc Carbon monoxide

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những năm gần đây, trong bối cảnh tỷ lệ tự tử gia tăng, đốt than tổ ong đã được sử dụng như một phương pháp tự sát bằng cách đầu độc khí carbon monoxide.[29]

Nhảy cầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhảy cầu cũng đã được sử dụng như một cách tự sát. Cầu Mapo ở Seoul, được coi là cây cầu tự sát[30][31], người dân địa phương gọi là "Cầu tự sát" và "Cây cầu tử thần"[32][33][34][35][36][37][38]. Các nhà chức trách Hàn Quốc đã cố gắng ngăn điều này bằng cách gọi cây cầu là "Cây cầu của sự sống" và dán những thông điệp trấn an trên thành cầu.[39]

Nữ diễn viên Lee Eun-ju qua đời vì tự tử ở tuổi 24
Tổng thống Roh Moo-hyun qua đời do tự sát ngày 23 tháng 5 năm 2009 tại quê hương Bongha Maeul.
Goo Hara, cựu thành viên của nhóm KARA, đã chết vì tự tử sau khi bị bắt nạt trên mạng bởi những người bình luận ác ý .

Nguyên nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo hiệu ứng Tự sát bắt chước, ở Hàn Quốc[40] cũng trải qua những giai đoạn tăng số vộ tự sát sau khi một người nổi tiếng chết.[41]Một nghiên cứu đã phát hiện 3 trên 7 trường hợp người nổi tiếng tự sát đã dẫn đến tăng tỉ lệ tự sát trong dân số[41]. Nghiên cứu này khống chế khả năng ảnh hưởng của các yếu tố gây nhiễu như thời kỳ theo mùa hay tỉ lệ thất nghiệp nhưng các vụ tự sát của những người nổi tiếng vẫn có sự tương quan lớn đến việc tăng tỉ lệ tự sát trong 9 tuần[41]. Ngoài ra, các vụ tự sát của những người nổi tiếng cũng dẫn đến việc người tự sát sử dụng cách thức tương tự để tự tử. Chẳng hạn sau cái chết của Lee Eun-ju năm 2005, nhiều người sử dụng cách treo cổ tương tự để tự sát. [42]

Một nghiên cứu đang diễn ra cũng cho rằng việc sử dụng Internet nhiều cũng có liên quan đến tự tử. Trong số 1,573 học sinh trung học, 1.6% mắc phải chứng nghiên Internet và 38.8% có nguy cơ cao nghiện Internet. Học sinh nghiện hoặc có nguy cơ cao nghiện Internet có tỉ lệ chủ định tự tử cao hơn so với những người không nghiện. Tuy nhiên tính tương quan của nghiên cứu khiến cho khó có thể xác định chiều nhân quả của mối quan hệ này.[43]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều người bị bỏ rơi hoặc mất cha mẹ trong chiến tranh Triều Tiên. Trong một nhóm ngẫu nhiên 12,532 người lớn. 18.6% số này mất cha/mẹ sinh học. Mồ côi mẹ có ảnh hưởng đến tỉ lệ tự tử cao hơn mồ côi cha. Một nghiên cứu chỉ ra rằng đàn ông có tỉ lệ tự tử cao hơn khi họ trải qua việc mất mẹ trong độ tuổi 0-4 và 5-9. Phụ nữ có tỉ lệ tự tử cao hơn khi họ mất mẹ trong độ tuổi 5-9.[44]

Bệnh lý tâm thần

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Hàn Quốc, bệnh lý tâm thần là điều cấm kỵ, ngay cả trong gia đình. Hơn 90% các nạn nhân tự sát có thể được chuẩn đoán rối loạn tâm thần nhưng chỉ 15% họ nhận được sự chữa trị phù hợp. Hơn 2 triệu người mắc bệnh trầm cảm mỗi năm ở Hàn Quốc nhưng chỉ 15,000 người lựa chọn việc tiếp nhận trị liệu thông thường. Bởi vì các bệnh lý tâm thần bị coi thưởng ở xã hộ Hàn Quốc. các gia đình thường không khuyến khích người măc bệnh tìm kiếm liệu pháp chữa chạy[45]. Ngoài ra, rượu thường được sử dụng để tự chữa và một tỉ lệ đáng kể đã tự tử khi say.[46]

Khi COVID-19 pandemic tiếp diễn, nhiều nam giới ở độ tuổi 50 và phụ nữ ở độ tuổi 20 đã phải vật lộn và dẫn đến một số trường hợp tứ sát.[47]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Värnik, Peeter (2012). “Suicide in the World”. International Journal of Environmental Research and Public Health. 9 (3): 760–771. doi:10.3390/ijerph9030760. PMC 3367275. PMID 22690161.
  2. ^ Archived at Ghostarchive and the Wayback Machine: “Why South Korea has high suicide rates”. YouTube.
  3. ^ “Suicide rates, age standardized - Data by country”. World Health Organization. 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2017.
  4. ^ Evans, Stephen (5 tháng 11 năm 2015). “Korea's hidden problem: Suicidal defectors”. BBC News. United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland: British Broadcasting Corporation. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2016. South Korea consistently has the highest suicide rate of all the 34 industrialized countries in the OECD.
  5. ^ “Why South Koreans are killing themselves in droves”. Salon. 16 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2014.
  6. ^ a b Kathy Novak (23 tháng 10 năm 2015). 'Forgotten': South Korea's elderly struggle to get by”. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  7. ^ a b Se-woong Koo, "No Country For Old People" Lưu trữ 2016-08-25 tại Wayback Machine (24 September 2014), Korea Exposé.
  8. ^ “Age discrimination rife in Korea despite legislation”. The Korea Herald. 27 tháng 3 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2018.
  9. ^ J. Lee; J. Yang; J. Lyu (30 tháng 6 năm 2017). “Suicide Among the Elderly in Korea: A Meta-Analysis”. Innovation in Aging. 1 (suppl_1): 419. doi:10.1093/geroni/igx004.1507. PMC 6244789.
  10. ^ Kirk, Donald. “What 'Korean Miracle'? 'Hell Joseon' Is More Like It As Economy Flounders”. Forbes. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2018.
  11. ^ “Suicide, No.1 cause of deaths in Koreans aged 10-39”. 27 tháng 9 năm 2022.
  12. ^ “지난해 한국 자살률 소폭 감소...여전히 OECD 1위”. 23 tháng 9 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2015.
  13. ^ a b Kim, Kristen (12 tháng 6 năm 2015). “International Journal of Mental Health Systems. 2014, Vol. 8 Issue 1, preceding p1-8. 9p. DOI: 10.1186/1752-4458-8-17. KIM KRISTEN”. International Journal of Mental Health Systems. 8: 17. doi:10.1186/1752-4458-8-17. PMC 4025558. PMID 24843383.
  14. ^ a b c Kim, Jung Woo; Jung, Hee Young; Won, Do Yeon; Noh, Jae Hyun; Shin, Yong Seok; Kang, Tae In (2019). “Suicide Trends According to Age, Gender, and Marital Status in South Korea”. OMEGA - Journal of Death and Dying. 79 (1): 90–105. doi:10.1177/0030222817715756. ISSN 0030-2228. PMID 28622733. S2CID 43235972.
  15. ^ a b Kim, Kristen; Park, Jong-Ik (2014). “Attitudes toward suicide among college students in South Korea and the United States”. Int J Ment Health Syst. 8 (17): 17. doi:10.1186/1752-4458-8-17. PMC 4025558. PMID 24843383.
  16. ^ Times, New Straits (6 tháng 10 năm 2020). “Suicide, self-harm cases double among South Korea youth | New Straits Times”. NST Online (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2020.
  17. ^ Hur, Ji-Won, Bun-Hee Lee, Sung-Woo Lee, Se-Hoon Shim, Sang-Woo Han, and Yong-Ku Kim. "Gender Differences in Suicidal Behavior in Korea." Psychiatry Investigation, 2008, 28.
  18. ^ Cheong, Kyu-Seok, Min-Hyeok Choi, Byung-Mann Cho, Tae-Ho Yoon, Chang-Hun Kim, Yu-Mi Kim, and In-Kyung Hwang. "Suicide Rate Differences by Sex, Age, and Urbanicity, and Related Regional Factors in Korea." Journal of Preventive Medicine and Public Health, 2012, 70.
  19. ^ Kwon, Jin-Won, Heeran Chun, and Sung-Il Cho. "A Closer Look at the Increase in Suicide Rates in South Korea from 1986–2005." BMC Public Health, 2009, 72.
  20. ^ Yi, Jong-Hyun; Hong, Jihyung (2020). “Socioeconomic Status and Later-life”. American Journal of Health Behavior. 44 (2): 200–213. doi:10.5993/AJHB.44.2.8. PMID 32019653.
  21. ^ a b c Kim, Myoung-Hee, Kyunghee Jung-Choi, Hee-Jin Jun, and Ichiro Kawachi. "Socioeconomic Inequalities in Suicidal Ideation, Parasuicides, and Completed Suicides in South Korea."Social Science & Medicine 70, no. 8 (2010): 1254-261.
  22. ^ “Lee, Gyu‐Young; Choi, Yun‐Jung; Research in Nursing & Health, Vol 38(4), Aug, 2015 pp. 301-310”. 12 tháng 6 năm 2015. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  23. ^ a b c d e Park, E, Hyun, Cl Lee, EJ Lee, and SC Hong. "A Study on Regional Differentials in Death Caused by Suicide in South Korea." Europe PubMed Central, 2007.
  24. ^ Chen, Ying-Yeh, Nam-Soo Park, and Tsung-Hsueh Lu. "Suicide Methods Used by Women in Korea, Sweden, Taiwan and the United States." Journal of the Formosan Medical Association 108, no. 6 (2009): 452-59.
  25. ^ Lee, Won Jin, Eun Shil Cha, Eun Sook Park, Kyoung Ae Kong, Jun Hyeok Yi, and Mia Son. "Deaths from Pesticide Poisoning in South Korea: Trends over 10 years." International Archives of Occupational and Environmental Health 82, no. 3 (2008): 365-71.
  26. ^ Kim, Seong Yi, Myoung-Hee Kim, Ichiro Kawachi, and Youngtae Cho. "Comparative Epidemiology of Suicide in South Korea and Japan: Effects of Age, Gender and Suicide Methods." Crisis: The Journal of Crisis Intervention and Suicide Prevention, 2011, 5-14.
  27. ^ Jeon, Hong Jin, Jun-Young Lee, Young Moon Lee, Jin Pyo Hong, Seung-Hee Won, Seong-Jin Cho, Jin-Yeong Kim, Sung Man Chang, Hae Woo Lee, and Maeng Je Cho. "Unplanned versus Planned Suicide Attempters, Precipitants, Methods, and an Association with Mental Disorders in a Korea-based Community Sample." Journal of Affective Disorders 127, no. 1-3 (2010): 274-80.
  28. ^ Park, Subin; Ahn, Myung-Hee; Lee, Ahrong; Hong, Jin-Pyo (4 tháng 6 năm 2014). “Associations between changes in the pattern of suicide methods and rates in Korea, the US, and Finland”. International Journal of Mental Health Systems. 8: 22. doi:10.1186/1752-4458-8-22. PMC 4062645. PMID 24949083.
  29. ^ “Jong-hyun Dead, K-Pop SHINee Singer Dies, Apparent Suicide”. 18 tháng 12 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018.
  30. ^ “Bridge Signs Used in South Korea Anti-Suicide Efforts”. The World from PRX. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018.
  31. ^ “Seoul anti-suicide initiative backfires, deaths increase by more than six times”. 26 tháng 2 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018.
  32. ^ Mission Field Media (27 tháng 6 năm 2014). “Mapo Bridge a.k.a. "Suicide Bridge" - Seoul, South Korea”. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018 – qua YouTube.
  33. ^ Luke Williams (1 tháng 9 năm 2015). “Went To Mapo Bridge!”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018 – qua YouTube.
  34. ^ VICE (2 tháng 5 năm 2016). “On Patrol with South Korea's Suicide Rescue Team”. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018 – qua YouTube.
  35. ^ LarrySeesAsia (10 tháng 10 năm 2014). “The Mapo "Suicide" Bridge. Seoul, SK. (Video 1 of 4)”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018 – qua YouTube.
  36. ^ Oussayma Canbarieh (31 tháng 1 năm 2015). “Mapo - The Bridge of Death 마포대교”. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018 – qua YouTube.
  37. ^ futuexfuture (22 tháng 12 năm 2016). “생명의 다리 (Bridge of Life) - 마포대교 Mapo Bridge & Suicide Prevention (ENG)”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018 – qua YouTube.
  38. ^ Briggs, Kevin (14 tháng 5 năm 2014). “The bridge between suicide and life”. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018 – qua www.ted.com.
  39. ^ PERPERIDIS SPYRIDONAS (18 tháng 6 năm 2013). “AD SAMSUNG BRIDGE OF LIFE SOUTH KOREA”. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018 – qua YouTube.
  40. ^ Hahn Yi, Jeongeun Hwang, Hyun-Jin Bae & Namkug Kim (2019): Age and sex subgroups vulnerable to copycat suicide: evaluation of nationwide data in South Korea Lưu trữ 2019-11-30 tại Wayback Machine, Scientific Reports.
  41. ^ a b c Fu, King-Wa, C. H. Chan, and Michel Botbol. "A Study of the Impact of Thirteen Celebrity Suicides on Subsequent Suicide Rates in South Korea from 2005 to 2009." PLoS ONE, 2013, E53870.
  42. ^ Ji, Nam Ju, Weon Young Lee, Maeng Seok Noh, and Paul S.f. Yip. "The Impact of Indiscriminate Media Coverage of a Celebrity Suicide on a Society with a High Suicide Rate: Epidemiological Findings on Copycat Suicides from South Korea." Journal of Affective Disorders 156 (2014): 56-61.
  43. ^ Kim, K., E. Ryu, M. Chon, E. Yeun, S. Choi, J. Seo, and B. Nam. "Internet Addiction In Korean Adolescents And Its Relation To Depression And Suicidal Ideation: A Questionnaire Survey." International Journal of Nursing Studies 43, no. 2 (2006): 185-92.
  44. ^ Jeon, Hong Jin, Jin Pyo Hong, Maurizio Fava, David Mischoulon, Maren Nyer, Aya Inamori, Jee Hoon Sohn, Sujeong Seong, and Maeng Je Cho. "Childhood Parental Death and Lifetime Suicide Attempt of the Opposite-Gender Offspring in a Nationwide Community Sample of Korea." Suicide and Life-Threatening Behavior 43, no. 6 (2013): 598-610.
  45. ^ Lee, Claire (27 tháng 1 năm 2016). “Avoiding psychiatric treatment linked to Korea's high suicide rate”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2016.
  46. ^ “The "Scourge of South Korea": Stress and Suicide in Korean Society” (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2018.
  47. ^ 조선일보 (6 tháng 4 năm 2022). "50대 남자도 외롭다"…코로나 장기화로 자살예방센터 전화 급증”. 조선일보 (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2022.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review sách] Bay trên tổ cúc cu - Ken Kesey
[Review sách] Bay trên tổ cúc cu - Ken Kesey
Wire, briar, limber-lock Three geese in a flock One flew east, one flew west And one flew over the cuckoo's nest.
Giả thuyết về một thế giới mộng tưởng của Baal
Giả thuyết về một thế giới mộng tưởng của Baal
BẠCH THẦN VÀ LÔI THẦN – KHÁC BIỆT QUA QUAN NIỆM VỀ SỰ VĨNH HẰNG VÀ GIẢ THUYẾT VỀ MỘT THẾ GIỚI MỘNG TƯỞNG CỦA BAAL
Sống đời bình yên lại còn được trả phí khi đến đảo của Ireland
Sống đời bình yên lại còn được trả phí khi đến đảo của Ireland
Mỗi người dân khi chuyển đến những vùng đảo theo quy định và sinh sống ở đó sẽ được nhận khoản tiền trợ cấp là 92.000 USD
Vì sao vẫn cứ mãi là cẩu độc thân
Vì sao vẫn cứ mãi là cẩu độc thân
Sống hơn 20 năm rồi, quả là càng sống càng hiểu, hãy thử tổng kết lại vài nguyên nhân nào.