Thảo luận:Lịch sử Việt Nam

Không đề

[sửa mã nguồn]

Quốc danh, quốc hiệu hay tên nước?

[sửa mã nguồn]

Tôi và Cuongtr.sgvn đã edit qua lại mấy chữ này. Theo tôi nên dùng từ tên nước thuần Việt, nhưng bạn Cuongtr.sgvn rất nhanh nhẹn sửa lại 2 lần thành quốc danh, một từ tôi chưa thấy ai dùng. Ngay cả dòng dưới cũng yêu cầu Xem thêm Quốc hiệu Việt Nam. Mời bạn Cuongtr.sgvn hãy thảo luận ở đây để chúng ta chọn từ thích hợp. Xin cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 07:52, ngày 25 tháng 6 năm 2014 (UTC).Trả lời

  • Theo tôi, Quốc hiệu là một từ quá rộng - nó bao gồm quốc danh, không phù hợp để nói về name của một quốc gia, bởi vì "quốc huy", "quốc kỳ", "quốc ca" cũng là một phần của quốc hiệu. Từ quốc danh tuy ít phổ biến, nhưng thực tế nó đúng với âm Hán-Việt và được sử dụng trước đây. (Cuongtr.sgvn)
  • Còn vấn đề thuần Việt hay không thuần Việt thì tôi không bàn, bởi tôi thiển nghĩ đó là quan niệm rất ấu trĩ về văn hóa ! (Cuongtr.sgvn)

Từ quốc danh không thấy dùng phổ biến, tôi google thấy toàn tên người (vd Nguyễn Quốc Danh), còn từ tên nước có nhiều người dùng hơn đó bạn. Chúng ta viết wiki là để cho mọi người cùng đọc, nên dùng từ nào càng dễ hiểu càng tốt. Tuanminh01 (thảo luận) 08:21, ngày 25 tháng 6 năm 2014 (UTC).Trả lời

Nguồn nào?

[sửa mã nguồn]

Nguồn nào nói thông tin này:

sau 2 ngày không có tôi gỡ ra khỏi bài.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 04:25, ngày 16 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nội dung bài viết chưa đầy đủ

[sửa mã nguồn]

Tình hình chính trị giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay làm tôi quan tâm. Tôi có vào xem lịch sử quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, bài viết rất hy và nhiều thông tin. Sau đó tôi xem bài viết lịch sử Việt Nam thì thấy còn thiếu nhiều nội dung. Xin mọi người tham khảo lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%95_Nh%C4%A9_K%E1%BB%B3 để bổ sung cho bài viết này được phong phú hơn. Xin cảm ơn! Shortcutvn77 (thảo luận) 02:34, ngày 3 tháng 12 năm 2015 (UTC)Trả lời

Sự nguy hại của việc dùng bản dịch tiếng Việt của sử liệu cổ làm nguồn tham khảo khi viết về lịch sử Việt Nam

[sửa mã nguồn]

Mới đây tôi có xem bài Erasing Confucian Temples (Văn Miếu 文廟) from Vietnamese History trên trang blog của nhà sử học người Mỹ Lê Minh Khải (tên tiếng Việt tự đặt, tên gốc tiếng Anh của ông là Liam Kelley). Qua bài viết đó của Lê Minh Khải tôi mới biết được là trong bản dịch năm 1992 của sách Đại Nam nhất thống chí, người dịch đã cắt mắt đến hơn chục ngôi Văn miếu khỏi tỉnh Thanh Hoá. Nếu cứ tin theo như bản dịch tiếng Việt mà không kiểm tra lại bản Hán văn thì cả tỉnh Thanh Hoá chỉ có đúng duy nhất một ngôi Văn miếu mà thôi. Đó mới chỉ một tỉnh Thanh Hoá, còn chưa kể tới các tỉnh khác nữa, không biết đã bị người dịch xoá đi mất bao nhiều ngôi Văn miếu.

Đây không phải là lần đầu tiên Lê Minh Khải bàn về sự khác biệt giữa bản tiếng Hán và bản dịch tiếng Việt. Trên blog của mình, Lê Minh Khải đã nhiều lần chỉ ra những chỗ bị dịch sai, bị cắt xén, xuyên tạc trong các bản dịch tiếng Việt. Đây là một vài bài khác:

  • The Problem of “Textual Drift” in Studies on Premodern Vietnamese History.
    Nhượng Tống khi dịch sách Lam Sơn thực lục đã dịch xuyên tạc "安南土地" An Nam thổ địa (đất An Nam) thành nước Nam, "安南人民" An Nam nhân dân (nhân dân An Nam) thành nhân dân giống Việt
    Đất cát lại đất cát nước Nam ! Nhân dân lại nhân dân giống Việt !.
  • The Hán-Vietnamese?? (More Evils of Quốc Ngữ)
    Trong bản dịch tiếng Việt của sách Đồng Khánh địa dư chí, "漢民" Hán dân, "華風" Hán phong (phong tục Hán) bị dịch xuyên tạc thành người Kinh, phong tục (của) người Kinh. Các tên gọi "漢民" Hán dân, "漢人" Hán nhân, "華民" Hoa dân, "華人" Hoa nhân xuất hiện trong cổ tịch triều Nguyễn không phải là chỉ người Hán nhưng chúng cũng chẳng phải là tên gọi tương đương với thuật ngữ người Kinh thời nay. Triều Nguyễn gọi những người đáp ứng một số tiêu chí nào đó về hình mẫu con người lý tưởng của nó là người Hán hay người Hoa, chẳng hạn như ăn mặc những kiểu trang phục chia xẻ nhiều điểm chung với trang phục của người phương Bắc, tuân theo lễ giáo nho học, biết cổ văn. Trái với Hán (Hoa) là Man, là Di.
  • Hoa, Annamite and Ta: Or Why People Can’t Understand Vietnamese History.
    Nguyễn Tạo khi dịch sách Gia Định thành thông chí đã dịch xuyên tạc "高蠻" Cao Man thành Cao-miên, "華風" Hoa phong (phong tục Hoa) thành phong tục của ta.
    Từ đấy y phục khí dụng của quan và dân Cao-miên đều bắt chước theo phong tục của ta.
  • The Evils of Quốc Ngữ #5
    Trong bản dịch của sách Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ, câu "我邦内屬歷漢迄唐" ngã bang nội thuộc lịch Hán hất Đường (nước ta nội thuộc từ triều Hán đến triều Đường) bị dịch xuyên tạc thành Nước ta bị ngoại thuộc vào nước Tàu từ đời Hán đến đời Đường.
  • Evils of Quốc Ngữ #6.
    Các bài thơ có nội dung ca ngợi nhà Thanh của hai viên quan triều Tây Sơn Phan Huy ÍchNguyễn Đề bị loại bỏ, không được đưa vào trong sách "Thơ văn Phan Huy Ích" và "Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Đề".
  • Các bài khác trong loạt bài The Evils of Quốc Ngữ. ("Quốc Ngữ" ở đây không phải là chỉ chữ quốc ngữ mà là chỉ bản dịch tiếng Việt của văn bản cổ văn.)

Chuyện các văn bản cổ đại bị dịch sai, bị cắt xén, bị dịch xuyên tạc không hề hiếm gặp ở Việt Nam. Người dịch thì hầu như đều không đặc biệt tinh thông cổ văn, thiếu nghiêm trọng các tri thức hữu quan cần thiết cho việc phiên dịch. Tuyệt đại bộ phận các văn bản cổ đại viết bằng cổ văn vẫn chưa hề được dịch sang tiếng Việt. Trong các bài về lịch sử Việt Nam trên Wikipedia tiếng Việt, hầu như không bao giờ văn bản cổ bản của sử liệu cổ được dùng làm nguồn, chỉ có bản dịch tiếng Việt của các sử tịch cổ đã được dịch sang tiếng Việt được sử dụng. Nếu dùng những bản dịch tiếng Việt sai lệch làm nguồn tham khảo thì thông tin đưa vào cũng sẽ là thông tin sai lệch, người đọc bài sẽ tiếp nhận những thông tin sai lệch, Wikipedia vô tình trở thành công cụ phục vụ cho việc tuyên truyền chính trị của chế độ hiện hành ở Việt Nam, chỉ cho người ta biết về lịch sử Việt Nam trong khuôn khổ những thứ chế độ muốn mọi người biết, hiểu về lịch sử Việt Nam theo cách chế độ muốn mọi người hiểu. Kiendee (thảo luận) 16:00, ngày 20 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Wikipedia có chính sách hạn chế dùng nguồn sơ cấp. Hầu hết các văn bản cổ trong lịch sử Việt Nam nằm trong dạng này. Cách để nâng chất lượng bài là nên dùng nguồn chất lượng cao hơn. NHD (thảo luận) 18:00, ngày 21 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Cho mình trao đổi tí

[sửa mã nguồn]

Vấn đề 1: Đầu bài viết, bạn ghi là:"còn tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành thì mới khoảng từ năm 2879 TCN.". Rồi ở đoạn thứ ba, bạn ghi là: "vào khoảng thế kỷ 7 TCN đã xuất hiện nhà nước đầu tiên của...". Vậy cho mình hỏi: Hai đoạn này có gì mâu thuẫn nhau không? (ở trên nói cơ cấu nhà nước hình thành khoảng 2879 TCN, ở dưới nói xuất hiện nhà nước đầu tiên vào thế kỷ VII TCN. Không lẽ có cơ cấu nhà nước rồi mà lại chưa có nhà nước sao?)

Vấn đề 2: Nếu bạn cho rằng nhà nước đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ VII TCN (viết thế kỷ thì mình nghĩ là nên dùng số La Mã nhé, nếu bạn dùng số thập phân thì thêm vào chữ THỨ, ví dụ thế kỷ thứ 7), thì tính đến nay là khoảng 2719 năm (700 + 2019 = 2719). Vậy cho mình hỏi: tại sao lại nói Việt Nam bốn nghìn năm Văn hiến? Hay là nói Việt Nam gần ba ngàn năm văn hiến thôi?

Hoàngcoffee (thảo luận) 12:51, ngày 7 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Về các nghiên cứu gen và thời kỳ đồ đá

[sửa mã nguồn]

Thành viên:Canhthuy9 đã đưa thảo luận này vào trang của tôi (Thành viên:BacLuong). Tôi chuyển lại đây cho đúng vị trí:
Bạn thêm vào đoạn "Kết luận này mâu thuẫn với sự thật là phần lớn các dân tộc ở Việt Nam nói tiếng AustroasiaticAustronesian, là ngôn ngữ khác hẳn với ngữ hệ Hán-Tạng." Thứ nhất, đoạn này không có nguồn. Thứ 2, điều này không có gì mâu thuẫn với kết quả gien. Người Hán phía Nam Trung Quốc có gien giống người Kinh hơn là người Hán phía bắc, vấn đề là họ bị người Hán phía Bắc đồng hóa vào thời nhà Hán nên ngày nay họ mới tự nhận mình là "người Hán" và nói ngôn ngữ Hán-Tạng mà thôi, còn người Việt không bị đồng hóa nên tiếp tục nói thứ ngôn ngữ khác, nên không thể lấy ngôn ngữ để phủ định phân tích gien (cũng như con cháu các gia đình người Mỹ gốc Việt phần lớn nói tiếng Anh, nhưng không thể dựa vào đó để phủ định họ có liên hệ gien gần với người Việt hơn là người Mỹ)Canhthuy9 (thảo luận) 02:26, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Canhthuy9: Nêu các nghiên cứu gen do một vài người thực hiện này rồi kết luận "có chung tổ tiên" và rồi "di cư xuống phía Nam"... thì không ăn nhập gì với Thời kỳ đồ đá ở đây cả. Nó làm hiểu sai về vấn đề đang được nhiều chuyên gia các ngành khác nghiên cứu, và cần phải loại bỏ khỏi đề mục này. BacLuong (thảo luận) 04:33, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Có gì là không ăn nhập mời bạn chỉ raCanhthuy9 (thảo luận) 08:18, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thắc mắc về thời gian của mục "Thời Tiền Lý"

[sửa mã nguồn]

Phần "Thời Tiền Lý" có đoạn: "Ông tự xưng là Triệu Việt Vương, đến năm 571, một người cháu của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử đã cướp ngôi Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm 20 năm nữa cho đến khi nhà Tùy sang đánh năm 602" Từ 571 đến 602 là 31 năm chứ nhỉ?Nicohaosac (thảo luận) 07:40, ngày 18 tháng 10 năm 2021 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 22 tháng 11 năm 2023

[sửa mã nguồn]

Thêm cái sau vào mục xem thêm:

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhìn lại cú bắt tay vĩ đại giữa Apple và NVIDIA
Nhìn lại cú bắt tay vĩ đại giữa Apple và NVIDIA
Trong một ngày đầu năm 2000, hai gã khổng lồ công nghệ, Apple và NVIDIA, bước chân vào một cuộc hôn nhân đầy tham vọng và hứa hẹn
NFC và những ứng dụng thú vị của nó
NFC và những ứng dụng thú vị của nó
Chúng ta thường quan tâm đến Wifi, Bluetooth, Airdrop mà bỏ qua NFC và những ứng dụng thú vị của nó
Nhân vật Beta - The Eminence in Shadow
Nhân vật Beta - The Eminence in Shadow
Cô ấy được biết đến với cái tên Natsume Kafka, tác giả của nhiều tác phẩm văn học "nguyên bản" thực sự là phương tiện truyền thông từ Trái đất do Shadow kể cho cô ấy.
[Hải Phòng] Cùng thư giãn tại Time Coffee Núi Đèo
[Hải Phòng] Cùng thư giãn tại Time Coffee Núi Đèo
Không gian tại quán là một lựa chọn lí tưởng với những người có tâm hồn nhẹ nhàng yên bình