Thủ đô Việt Nam

Thủ đô Việt Nam hiện nay là thành phố Hà Nội. Sau đây là danh sách các kinh đô/thủ đô – hiểu theo nghĩa rộng – là các trung tâm chính trị của chính thể nhà nước trong lịch sử Việt Nam, và cả của các vương quốc cổ/cựu quốc gia từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay.

Kinh đô và Thủ đô của Việt Nam qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần này liệt kê các kinh đô/thủ đô trong lịch sử Việt Nam, theo trình tự thời gian. Các kinh đô được in đậm là các kinh đô độc lập của Việt Nam, còn các kinh đô được in nghiêng là các kinh đô trong giai đoạn Việt Nam bị nước khác đô hộ.

Kinh đô/Thủ đô Thời gian Triều đại/Chế độ Công trình Địa điểm hiện tại
Phong Châu (nghi vấn) 2524 – 258 TCN Hồng BàngHùng Vương Không rõ Phú Thọ
Cổ Loa 257 – 208 TCN Nhà Thục Thành Cổ Loa Huyện Đông Anh, Hà Nội
Phiên Ngung 207 – 111 TCN Nhà Triệu Cố cung Phiên Ngung Thành phố Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc
Luy Lâu 111 – 106 TCN Bắc thuộc lần 1 Không rõ Bắc Ninh
Quảng Tín 106 TCN – 40 SCN Không rõ Thành phố Ngô Châu, Quảng Tây, Trung Quốc
Mê Linh 40 – 43 Hai Bà Trưng Không rõ Huyện Mê Linh, Hà Nội
Quảng Tín 43 – 210 Bắc thuộc lần 2 Không rõ Thành phố Ngô Châu, Quảng Tây, Trung Quốc
Phiên Ngung 210 – 226? Cung điện Phiên Ngung Thành phố Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc
Long Biên 226? – 544 Thành Long Biên Quận Long Biên, Hà Nội hoặc Bắc Ninh (đang tranh cãi)
Long Biên 544 – 602 Nhà Tiền Lý
Tô Lịch (đang tranh cãi) 226? – 544 Cửa sông Tô Lịch Hà Nội
Giao Chỉ (huyện) 602 – 607? Bắc thuộc lần 3 Không rõ Phía nam sông Đuốngsông Thái Bình
Tống Bình 607? – 713 Không rõ Hà Nội
Vạn An 713 – 722 Họ Mai Không rõ Huyện Nam Đàn, Nghệ An
Tống Bình 722 – 779 Bắc thuộc lần 3 Không rõ Hà Nội
Tống Bình 779 – 791 Họ Phùng
Tống Bình 791 – 866 Bắc thuộc lần 3
Đại La 866 – 905 Thành Đại La Quận Ba Đình, Hà Nội
Đại La 905 – 923 hoặc 930 Họ Khúc
931 – 938 Họ DươngHọ Kiều
Cổ Loa 939 – 967 Nhà Ngô Thành Cổ Loa Huyện Đông Anh, Hà Nội
Hoa Lư 968 – 980 Nhà Đinh Thành Hoa Lư Ninh Bình
980 – 1009 Nhà Tiền Lê
1009 – 1010 Nhà Hậu Lý
Thăng Long 1010 – 1225 Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
1226 – 1440 Nhà Trần
Tây Đô 1400 – 1407 Nhà Hồ Thành nhà Hồ Huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa
Mô Độ 1407 – 1409 Nhà Hậu Trần Không có Huyện Yên Mô, Ninh Bình
Đông Quan 1407 – 1427 Bắc thuộc lần 4 Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
Đông Kinh 1428 – 1527 Nhà Hậu LêLê sơ
1527 – 1592 Nhà Mạc – tiền kỳ
Vạn Lại 1533 – 1597 Nhà Hậu LêLê trung hưng Cung Vạn Lại Huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa
Đông Kinh 1597 – 1789 Nhà Hậu LêLê trung hưng Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
1597 – 1787 Chúa TrịnhĐàng Ngoài Phủ chúa Trịnh
Phú Xuân 1678 – 1777 Chúa NguyễnĐàng Trong Dinh chúa Nguyễn Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Qui Nhơn 1778 – 1793 Nhà Tây Sơn Thành Hoàng Đế Thị xã An Nhơn, Bình Định
Phú Xuân 1786 – 1802 Không rõ Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Huế 1802 – 1945 Nhà Nguyễn Kinh thành Huế Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Sài Gòn 1887 – 1901 Pháp thuộc Dinh Toàn quyền Đông Dương Thành phố Hồ Chí Minh
Hà Nội 1902 – 1945 Phủ Toàn quyền Đông Dương Hà Nội
Sài Gòn 1945 Nhật thuộc Dinh Toàn quyền Thành phố Hồ Chí Minh
Huế 1945 Đế quốc Việt Nam Kinh thành Huế Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Hà Nội 1945 – 1976 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phủ Chủ tịch Hà Nội
Sài Gòn 1945 – 1954 Liên bang Đông Dương Dinh Norodom Thành phố Hồ Chí Minh
1946 – 1949 Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ Dinh Gia Long
Sài Gòn 1949 – 1955 Quốc gia Việt Nam Dinh Norodom
1955 – 1975 Việt Nam Cộng hòa Dinh Độc Lập
Tây Ninh 1969 – 1972 Cộng hòa miền Nam Việt Nam Khu Di tích lịch sử Trung ương Cục miền Nam Huyện Tân Biên, Tây Ninh
Lộc Ninh 1972 – 1973 Căn cứ Tà Thiết Huyện Lộc Ninh, Bình Phước
Cam Lộ 1973 – 1975 Khu trụ sở Chính phủ Cách mạng Lâm thời Huyện Cam Lộ, Quảng Trị
Sài Gòn – Gia Định 1975 – 1976 Dinh Độc Lập Thành phố Hồ Chí Minh
Hà Nội 1976 – nay Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phủ Chủ tịch Thủ đô hiện tại

Kinh đô không chính thức

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ra còn có các kinh đô phụ tồn tại song song với kinh đô chính thức như:

  • Thiên Trường – thời Trần, nay thuộc Nam Định.
  • Vũ Lâm – thời Trần, nay thuộc Ninh Bình
  • Lỗ Giang – thời Trần, nay thuộc Hồng Minh, Hưng Hà, Thái Bình.
  • Lam Kinh – thời Hậu Lê, nay thuộc Thanh Hóa
  • Dương Kinh – thời Mạc, nay thuộc Hải Phòng.
  • Phục Hòa – thời Mạc, nay thuộc Hòa Thuận, Phục Hòa, Cao Bằng.
  • Nà Lữ - thời Mạc, nay thuộc Hoàng Tung, Hòa An, Cao Bằng.
  • Thành nhà Mạc – nay thuộc Lũng Hoài, Hòa An, Cao Bằng.
  • Thành nhà Mạc – nay thuộc Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng.
  • Thành cổ Tuyên Quang – thời Mạc.
  • Thành nhà Mạc – thời Mạc, nay thuộc Lạng Sơn.
  • Thành cổ Lạng Sơn - nay thuộc Chi Lăng, Lạng Sơn.
  • Yên Trường – thời Lê trung hưng, nay thuộc thôn 2 Yên Trường, Thọ Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa.
  • Cổ Bi – thời Lê - Trịnh, nay thuộc Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
  • Phủ Trịnh - thời Trịnh, nay thuộc Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.
  • Phượng Hoàng Trung Đô – thời Tây Sơn, nay thuộc Nghệ An (dự định).
  • Lị sở của 12 sứ quân như: Hồi Hồ, Tam Đái, Tiên Du, Siêu Loại, Đường Lâm, Tây Phù Liệt, Đỗ Động Giang, Tế Giang, Đằng Châu, Bố Hải Khẩu, Bình Kiều,...
  • Đà Lạt – thủ phủ nghỉ dưỡng thời Liên bang Đông Dương.
  • Việt Bắc – phía bắc Bắc Bộ, là chiến khu và là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương với Pháp, đây được xem là Thủ đô gió ngàn.

Kinh đô của vương quốc Chăm Pa cổ

[sửa | sửa mã nguồn]
Thủ đô/Kinh đô Thời gian Quốc gia Địa điểm ngày nay
Kandapurpura (Phật Thành) 192 – 605? Lâm Ấp Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Simhapura (Sư Tử Thành) 605? – 757 Lâm Ấp Làng Trà Kiệu, Quảng Nam
Virapura (Hùng Tráng Thành) 757 – 875 Hoàn Vương (Panduranga) Huyện Ninh Phước, Ninh Thuận
Indrapura (Lôi Điện Thành) 875 – 982 Chiêm Thành Huyện Thăng Bình, Quảng Nam
Vijaya (Chà Bàn, Đồ Bàn) 982 – 1471 Chiêm Thành Thị xã An Nhơn, Bình Định
Panduranga (Phan Rang) 1471 – 1832

Kinh đô các vương quốc cổ và cựu quốc gia khác

[sửa | sửa mã nguồn]
Thủ đô/Kinh đô Thời gian Quốc gia Địa điểm ngày nay
Vyadhapura (Đặc Mục) Giai đoạn sơ khởi Phù Nam Prey Veng, Campuchia
Kottinagar (Cường Thịnh Thành) Thế kỷ 2 – Thế kỷ 7 Phù Nam An Giang
Isanapura 613? – ? Chân Lạp Kampong Thom, Campuchia
Xieng Khouang 1369 – 1478 Bồn Man Xiengkhuang, Lào
Pelei Agna (Thành phố Vĩ Đại) 1888 – 1890 Sedang Kon Tum

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hà Nội là nơi đóng đô của nhiều triều đại và chế độ nhất Việt Nam, không tính giai đoạn đô hộ và thuộc địa:
    • Cổ Loa thời Nhà Thục và Nhà Ngô
    • Mê Linh thời Hai Bà Trưng
    • Long Biên thời Nhà Tiền Lý (đang tranh cãi)
    • Tống Bình thời Họ Phùng
    • Đại La thời Họ Khúc
    • Thăng Long thời Nhà Lý và Nhà Trần
    • Đông Kinh thời Nhà Hậu Lê, Nhà Mạc và Chúa Trịnh
    • Hà Nội thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày nay
  • Ninh Bình là nơi đóng đô nhiều thứ hai. không tính giai đoạn đô hộ và thuộc địa::
    • Hoa Lư thời Nhà Đinh, Nhà Tiền Lê và Nhà Lý giai đoạn đầu
    • Mô Độ thời Nhà Hậu Trần
  • Thừa Thiên Huế là nơi đóng đô nhiều thứ ba, không tính giai đoạn đô hộ và thuộc địa::
    • Phú Xuân thời Chúa Nguyễn và Nhà Tây Sơn của Quang Trung
    • Huế thời Nhà Nguyễn
  • Thanh Hóa là nơi đóng đô nhiều thứ tư, không tính giai đoạn đô hộ và thuộc địa::
    • Tây Đô cuối thời Trần và thời Nhà Hồ
    • Vạn Lại thời Hậu Lê giai đoạn đầu Lê trung hưng
  • Các triều đại và chế độ từng đóng đô ở 2 kinh đô/thủ đô là:
    • Nhà Lý ở Hoa Lư (1009 – 1010) và Thăng Long (1010 – 1225)
    • Nhà Trần ở Thăng Long (1225-1397) và Tây Đô (1397-1400)
    • Nhà Hậu Lê ở Đông Kinh (1428 – 1527), Vạn Lại (1533 – 1597) rồi về lại Đông Kinh (1597 – 1789)
    • Nhà Mạc ở Đông Kinh (1527 – 1592) và Cao Bình (1592 – 1677)
    • Nhà Tây Sơn ở Quy Nhơn (1778 – 1793) và Phú Xuân (1786 – 1802)

Ảnh một số di tích kinh đô

[sửa | sửa mã nguồn]
Đền Hùng
Cổ Loa
Cố đô Hoa Lư
Hoàng thành Thăng Long
Thành nhà Hồ
Quần thể di tích Cố đô Huế

Cố đô của Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Cố đô là cách gọi tôn vinh những nơi từng là thủ đô chính thống trong lịch sử Việt Nam. Hiện ở Việt Nam có các nơi sau được gọi là cố đô gồm: đất tổ Phong Châu, cố đô Hoa Lư, cố đô Huế; với sự nhìn nhận và đánh giá lại về vương triều nhà Hồ, Thanh Hóa cũng được xem là một cố đô của Việt Nam. Cố đô Hoa Lưcố đô Huế là 2 tên gọi thông dụng, thường thấy nhất.

Các di tích cố đô thường sở hữu một trong các danh hiệu UNESCO ở Việt Nam như Phong Châutín ngưỡng thờ cúng Hùng Vươngdi sản văn hóa phi vật thể; Hoàng thành Thăng Long, cố đô Hoa Lư, thành nhà Hồ, quần thể di tích Cố đô Huế đều thuộc những vùng di sản thế giới.

Hiện nay Việt Nam có 5 tỉnh, thành được gọi là các "vùng kinh đô" gồm: Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh HóaThừa Thiên Huế.[1] 5 vùng kinh đô này được ngành văn hóa cho phép tổ chức và tham gia nhiều sự kiện lớn như: cuộc thi người đẹp các vùng kinh đô, hiệp hội văn học nghệ thuật các vùng kinh đô, triển lãm ảnh ngũ đại cố đô của Việt Nam, Hành trình di sản thế giới... Năm du lịch Quốc gia 2015 diễn ra ở Thanh Hóa và các tỉnh, thành phố có Kinh đô cổ và di sản văn hoá thế giới có chuyên đề "Hành trình về Kinh đô cổ Việt Nam".[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Các vùng kinh đô Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2013.
  2. ^ “Thanh Hóa với năm du lịch quốc gia 2015”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2013.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review phim Our Beloved Summer (2021) - Mùa Hè Dấu Yêu Của Chúng Ta
Review phim Our Beloved Summer (2021) - Mùa Hè Dấu Yêu Của Chúng Ta
Mình cũng đang đổ đứ đừ đừ phim này và ngóng trông tập mới tối nay đây. Thực sự mê mẩn luôn ấy. Nó có sự cuốn hút khó tả luôn ấy
JR Pass là gì? Hướng dẫn sử dụng JR Pass đi khắp nước Nhật dễ dàng
JR Pass là gì? Hướng dẫn sử dụng JR Pass đi khắp nước Nhật dễ dàng
Bạn muốn đi nhiều nơi tại Nhật nhưng chi phí đi lại thì quá cao? Hãy yên tâm, lựa chọn của bạn sẽ đơn giản hoá hơn nhiều khi đã có JR Pass là có thể di chuyển khắp mọi miền quê ở đất nước mặt trời mọc
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Ai sinh đôi một trai một gái xinh đẹp rạng ngời, đặt tên con là Hoshino Aquamarine (hay gọi tắt là Aqua cho gọn) và Hoshino Ruby. Goro, may mắn thay (hoặc không may mắn lắm), lại được tái sinh trong hình hài bé trai Aqua
Câu chuyện của Nobara và Fumi - Jujutsu Kaisen
Câu chuyện của Nobara và Fumi - Jujutsu Kaisen
Nói với mọi người giúp tớ, Itadori. Cuộc sống tớ đã không tồi đâu