The Girlie Show World Tour

The Girlie Show World Tour
Áp phích chuyến lưu diễn tại Tokyo, Nhật Bản
Chuyến lưu diễn của Madonna
AlbumErotica
Ngày bắt đầu25 tháng 9 năm 1993 (1993-09-25)
Ngày kết thúc19 tháng 12 năm 1993 (1993-12-19)
Số chặng diễn6
Số buổi diễn
Doanh thuUS$70 million ($14.181 million in 2025 dollars)[1]
Thứ tự chuyến lưu diễn của Madonna
Blond Ambition World Tour
(1990)
The Girlie Show World Tour
(1993)
Drowned World Tour
(2001)

The Girlie Show World Tour (thường được biết đến với tên ngắn gọn hơn The Girlie Show) là chuyến lưu diễn thứ tư của ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ Madonna nhằm quảng bá cho album phòng thu thứ năm của bà, Erotica. Chuyến lưu diễn đã ghé qua châu Mỹ, châu Âu, châu Á, và Úc cho lần đầu tiên, bán được 360,000 vé trong chặng này. Ý tưởng của Madonna về việc đặt tên cho chuyến lưu diễn này là qua một bức ảnh tên "Girlie Show" của Edward Hopper. Chuyến lưu diễn thu được khoảng 70 triệu đô la Mỹ. Hai chương trình riêng đặc biệt đã được phát sóng trên truyền hình, một được làm trong đêm diễn tại Nhật Bản, được chiếu duy nhất trên truyền hình Nhật, gọi là Madonna Live in Japan 1993 – The Girlie Show; chương trình còn lại chiếu trên kênh HBO, ghi hình buổi diễn tại Sydney, Úc, sau đó được phát hành thành đĩa DVD vào năm 1994 bởi Warner Music Vision với tên gọi Madonna Live Down Under – The Girlie Show

Hoàn cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Một tuyên bố sau chuyến lưu diễn Blond Ambition World Tour năm 1990, Madonna nói rằng bà sẽ không lưu diễn nữa, tuy nhiên 3 năm sau bà lại thực hiện chuyến lưu diễn thứ tư trong sự nghiệp của mình. Sau đó, bà nói rằng nếu "đã bao giờ bạn nghe tôi nói "tôi sẽ không bao giờ đi lưu diễn trở lại" một lần nữa, đừng tin tôi" [2].

The Girlie Show nhằm quảng bá album năm 1992 của Madonna, Erotica. Buổi diễn có chủ đề hình ảnh là một rạp xiếc sex, được mô tả như "một hỗn hợp của một buổi nhạc rock, một buổi diễn thời trang, một lễ hội, một vở kịch và một chương trình hài". Chuyến lưu diễn có sân khấu phức tạp hơn nhiều so với những chuyến lưu diễn trước đó: nó có một sàn diễn dẫn từ trung tâm của sân khấu chính đến một sân khấu nhỏ, một bục xoay ở giữa sân khấu chính, ban công ở phía sau sân khấu, dòng chữ khổng lồ "Girlie Show" được chiếu sáng trên sân khấu cùng nhiều tính năng khác. Chuyến lưu diễn được thực hiện bởi sự chỉ dẫn của anh trai Madonna, Christopher Ciccone; trang phục cho chuyến lưu diễn được thiết kế bởi nhà thời trang Ý Dolce & Gabbana.

Madonna đã diễn một vài đêm bất thường ở Mỹ. Việc này được suy đoán là do doanh thu đặc biệt thấp của album Erotica tại quốc gia này và sự phản ứng dữ dội của dư luận về cuốn sách Sex và bộ phim Body of Evidence của Madonna. Các đêm diễn này đã được ghi chép vào quyển sách The Girlie Show, bao gồm một CD với 3 bài hát được trình diễn trực tiếp "Like a Virgin", "In This Life", and "Why's It So Hard"

Nhiếp ảnh cho tài liệu quảng bá, áp phích và hình ảnh công khai cho buổi diễn là Herb Ritts. Những hình ảnh này cũng được sử dụng trong đĩa đơn hát lại có tên "Bye Bye Baby", được phát hành trong suốt chặng Úc của chuyến lưu diễn và cũng trong một EP quảng bá ở Brazil. The Girlie Show bao gồm các bài hát "Erotica", "Deeper and Deeper", "Bad Girl", "Fever", "Rain" và "Bye Bye Baby". Những hình ảnh khác từ buổi diễn cũng bao gồm trong quyển sách The Girle Show book phát hành năm 1994 và trong đĩa đơn "Rain" phát hành năm 1993 [3] Other images from the same shoot were also included in The Girlie Show book released in 1994 and also on the 1993 single release, "Rain"..

Tại một số địa điểm biểu diễn cấm khỏa thân nên vũ công phải mặc halter top. Trong buổi diễn tại Puerto Rico, Madonna đã chà xát lá cờ của đảo quốc này gây phẫn nộ lớn. Trong buổi diễn tại Sao Paulo và Rio de Janeiro, Madonna biểu diễn bài hát Brazil "The Girl from Ipanema" [4]. Trong buổi diễn thứ hai ở Buenos Aires, Madonna biểu diễn một trích đoạn của bài hát "Do not Cry for Me Argentina" từ vở nhạc kịch Evita. Tại Israel, người Do Thái đã tổ chức biểu tình nhằm phản đối, đòi hủy bỏ buổi diễn của Madonna tại quốc gia này nhưng cuộc biểu tình đã không thành công, buổi diễn được bán hết và vẫn diễn ra theo đúng lịch trình [5]. The Girlie Show được cho là sẽ ghé qua Singapore cho lần đầu tiên nhưng đã bị chính quyền của đảo quốc Sư tử ngăn cấm.[6]

Danh sách các buổi biểu diễn tại châu Âu và Israel[7][8][9][10]
Ngày Thành phố Quốc gia Địa điểm Nghệ sĩ mở màn Khán giả Doanh thu
25 tháng 9 năm 1993 Luân Đôn Anh Sân vận động Wembley N/A 144.000 N/A
26 tháng 9 năm 1993
28 tháng 9 năm 1993 Paris Pháp Cung thể thao Paris-Bercy N/A
29 tháng 9 năm 1993
1 tháng 10 năm 1993
4 tháng 10 năm 1993 Tel Aviv Israel Công viên Hayarkon 50.000
7 tháng 10 năm 1993 Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ Sân vận động İnönü Yonca Evcimik
Kenan Doğulu
54.000
Danh sách các buổi biểu diễn tại Bắc Mỹ và Nam Mỹ[11][12][13][14][15][16][17][18]
Ngày Thành phố Quốc gia Địa điểm Nghệ sĩ mở màn Khán giả Doanh thu
11 tháng 10 năm 1993 Toronto Canada SkyDome U.N.V. 50.880 $1.494.532
12 tháng 10 năm 1993
14 tháng 10 năm 1993 Thành phố New York Hoa Kỳ Madison Square Garden 43.353 $2.020.475
15 tháng 10 năm 1993
17 tháng 10 năm 1993
19 tháng 10 năm 1993 Philadelphia The Spectrum 13.810 $500.280
21 tháng 10 năm 1993 Auburn Hills The Palace of Auburn Hills 15.705 $600.355
23 tháng 10 năm 1993 Montréal Canada Sân vận động Olympic Mario Pelchat 51.900 $1.650.353
26 tháng 10 năm 1993 Bayamón Puerto Rico Sân vận động Juan Ramón Loubriel N/A 20.000 N/A
30 tháng 10 năm 1993 Buenos Aires Argentina Sân vận động River Plate 120.000
31 tháng 10 năm 1993
3 tháng 11 năm 1993 São Paulo Brasil Sân vận động Morumbi 86.000
6 tháng 11 năm 1993 Rio de Janeiro Sân vận động Maracanã 120.000
10 tháng 11 năm 1993 Thành phố México México Autódromo Hermanos Rodríguez 137.234 $8.927.703
12 tháng 11 năm 1993
13 tháng 11 năm 1993
Danh sách các buổi biểu diễn tại châu Đại Dương và châu Á[19][20][21][8]
Ngày Thành phố Quốc gia Địa điểm Nghệ sĩ mở màn Khán giả Doanh thu
19 tháng 11 năm 1993 Sydney Úc Sydney Cricket Ground Peter Andre 45.000 N/A
24 tháng 11 năm 1993 Brisbane Sân vận động ANZ 50.000
26 tháng 11 năm 1993 Melbourne Melbourne Cricket Ground 147.241
27 tháng 11 năm 1993
29 tháng 11 năm 1993
1 tháng 12 năm 1993 Adelaide Adelaide Oval 40.000
3 tháng 12 năm 1993 Sydney Sydney Cricket Ground 90.000
4 tháng 12 năm 1993
7 tháng 12 năm 1993 Fukuoka Nhật Bản Fukuoka Dome N/A N/A
8 tháng 12 năm 1993
9 tháng 12 năm 1993
13 tháng 12 năm 1993 Tokyo Tokyo Dome
14 tháng 12 năm 1993
16 tháng 12 năm 1993
17 tháng 12 năm 1993
19 tháng 12 năm 1993
Tổng cộng 1.279.123 $15.193.698

Buổi biểu diễn bị hủy

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh sách các buổi biểu diễn bị hủy[22]
Ngày Thành phố Quốc gia Địa điểm Lý do
2 tháng 10 năm 1993 Frankfurt am Main Đức Festhalle Frankfurt Sự cố kỹ thuật

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cụm nguồn chỉ số giá cả lạm phát tại Hoa Kỳ:
    • Giai đoạn 1634–1699: McCusker, J. J. (1997). How Much Is That in Real Money? A Historical Price Index for Use as a Deflator of Money Values in the Economy of the United States: Addenda et Corrigenda [Giá đó đổi sang tiền thật bằng bao nhiêu? Chỉ số giá cả theo lịch sử lưu lại được sử dụng làm công cụ giảm phát giá trị tiền tệ trong nền kinh tế Hoa Kỳ: Addenda et Corrigenda] (PDF) (bằng tiếng Anh). American Antiquarian Society.
    • Giai đoạn 1700–1799: McCusker, J. J. (1992). How Much Is That in Real Money? A Historical Price Index for Use as a Deflator of Money Values in the Economy of the United States [Giá đó đổi sang tiền thật bằng bao nhiêu? Chỉ số giá cả theo lịch sử lưu lại được sử dụng làm công cụ giảm phát giá trị tiền tệ trong nền kinh tế Hoa Kỳ] (PDF) (bằng tiếng Anh). American Antiquarian Society.
    • Giai đoạn 1800–nay: Cục Dự trữ Liên bang Ngân hàng Minneapolis. “Consumer Price Index (estimate) 1800–” [Chỉ số giá tiêu dùng (ước tính) 1800–] (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ “The Girlie Show”. Reocities. Yahoo!. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2012.
  3. ^ The Girlie Show. Madonna. Warner Music Brazil. 1993. CDP0893.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  4. ^ “Revista Quem: Saiba mais sobre Madonna” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2008.
  5. ^ Smith, Neil (ngày 24 tháng 5 năm 2004). “Show-stealer Madonna on tour”. BBC Music. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2012.
  6. ^ “It's confirmed: Madonna is performing in Singapore”. http://www.themalaymailonline.com/. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Israel
  8. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên madonna1
  9. ^ Gezici, Ílker (ngày 4 tháng 3 năm 2012). “Beni Madonna'nın sahnesine koyun, onu hiç aratmam!”. Günaydın (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2021.
  10. ^ Balıksırtı, Şengül (ngày 6 tháng 8 năm 2012). “Madonna, Kenan Doğulu'yu hatırlar mı acaba?”. Sabah (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2021.
  11. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên EWeekly
  12. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên NYCGross
  13. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên MexicoGross
  14. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên BrazilGross
  15. ^ “AB Boxscore: Top 10 Concert Grosses” (PDF). Billboard. 105 (46): 22. ngày 13 tháng 11 năm 1993. ISSN 0006-2510. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2021.
  16. ^ “AB Boxscore: Top 10 Concert Grosses” (PDF). Billboard. 105 (45): 24. ngày 6 tháng 11 năm 1993. ISSN 0006-2510. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2021.
  17. ^ “AB Boxscore: Top 10 Concert Grosses” (PDF). Billboard. 105 (49): 19. ngày 4 tháng 12 năm 1993. ISSN 0006-2510. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2021.
  18. ^ “#TBT: El día que Madonna se pasó la bandera entre sus piernas” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Primera Hora. ngày 28 tháng 1 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2021.
  19. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Adelaide
  20. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên MadonnaNewZealand
  21. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên MadonnaDownUnder
  22. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên FrankfurtCancell
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
Lưu ngay bài viết này lại để sau này đi mua kim cương cho đỡ bỡ ngỡ nha các bạn!
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt engineering, một lĩnh vực mới nổi được sinh ra từ cuộc cách mạng của trí tuệ nhân tạo (AI), sẽ định hình lại thị trường việc làm và tạo ra các cơ hội nghề nghiệp mới
Seeker: lực lượng chiến đấu tinh nhuệ bậc nhất của phe Decepticon Transformers
Seeker: lực lượng chiến đấu tinh nhuệ bậc nhất của phe Decepticon Transformers
Seeker (Kẻ dò tìm) là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm các người lính phản lực của Decepticon trong The Transformers
Chủ nghĩa khắc kỷ trong đời sống
Chủ nghĩa khắc kỷ trong đời sống
Cuộc sống ngày nay đang dần trở nên ngột ngạt theo nghĩa đen và nghĩa bóng