Hard Candy | ||||
---|---|---|---|---|
Album phòng thu của Madonna | ||||
Phát hành | 19 tháng 4 năm 2008 | |||
Thu âm | 2007 | |||
Phòng thu | ||||
Thể loại | Dance-pop | |||
Thời lượng | 56:13 | |||
Hãng đĩa | Warner Bros. | |||
Sản xuất |
| |||
Thứ tự album của Madonna | ||||
| ||||
Đĩa đơn từ Hard Candy | ||||
|
Hard Candy là album phòng thu thứ 11 của ca sĩ người Mỹ Madonna, phát hành ngày 19 tháng 4 năm 2008, bởi Warner Bros. Records. Đây là album phòng thu cuối cùng mà Madonna làm việc cho hãng đĩa, kết thúc mối quan hệ hợp tác trong âm nhạc kéo dài 25 năm.[1] Madonna bắt đầu thực hiện album vào đầu năm 2007, với sự tham gia của Justin Timberlake, Timbaland, The Neptunes và Nate "Danja" Hills. Đây là một bản thu âm mang hơi hướng R&B, với dance-pop làm cốt lõi. Nhóm Pet Shop Boys ban đầu cũng được liên lạc để ngỏ ý hợp tác với Madonna, theo lời mời của Warner Bros., nhưng sau đó họ đã thay đổi quyết định và rút lại lời mời.
Madonna quan tâm đến việc hợp tác với Timberlake sau khi nghe album FutureSex/LoveSounds (2006) của anh. Họ bắt tay sản xuất vài bài hát cho album, với cơ sở là những bản thu nháp từ Pharrell Williams. Theo Madonna, Hard Candy mang nhiều khía cạnh của một album tự truyện. Tuy nhiên, nó chỉ xảy đến khi cô thực hiện một phần album. Bước đầu, Madonna muốn thực hiện hình ảnh Đức Bà Đen cho ảnh bìa album, nhưng sau đó cô đã thay đổi quyết định bởi những tranh cãi có thể nổ ra. Thay vào đó, nó mang tên Hard Candy, đại diện cho hai trạng thái khác nhau, giữa cứng cỏi và ngọt ngào.
Album nhìn chung nhận được những phản ứng tích cực từ giới chuyên môn, mặc dù một số nhà phê bình đương đại cho rằng âm nhạc của Madonna đang bị thị trường hóa quá mức. Ngay sau khi phát hành, Hard Candy đứng đầu bảng xếp hạng tại hơn 37 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Úc, Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh cũng như là album bán chạy thứ 11 thế giới năm 2008. Tính đến nay, nó đã bán được hơn 4 triệu bản.
Ba đĩa đơn đã được phát hành từ album. Đĩa đơn đầu tiên, "4 Minutes", trở thành một những bản hit thành công nhất năm 2008 trên toàn cầu, đứng đầu các bảng xếp hạng ở 21 quốc gia và trở thành đĩa đơn thứ 37 của Madonna lọt vào top 10 trên Billboard Hot 100. Những đĩa đơn còn lại như "Give It 2 Me" và "Miles Away" đều gặt hái những thành công thương mại đáng kể. Để quảng bá album, Madonna thực hiện những buổi trình diễn tiếp thị nhỏ, ở 3 thành phố khác nhau. Ngoài ra, một chuyến lưu diễn lớn để quảng bá cho Hard Candy mang tên Sticky & Sweet Tour (2008-2009), đã trở thành tour diễn có doanh thu cao nhất từ trước đến nay bởi một nữ nghệ sĩ hát đơn.
Đĩa đơn đầu tiên của album mang tên "4 Minutes" được phát hành ngày 24 tháng 3 năm 2008 với sự góp mặt của Justin Timberlake và Timbaland đã đạt #1 tại các bảng xếp hạng thế giới, Anh Quốc, Canada, châu Âu và đạt hạng #3 tại Mỹ.
Theo Madonna, cô quyết định đặt tên album là Hard Candy đơn giản chỉ bởi cô thích kẹo ngọt. Cô nói rằng: "Tựa đề của album là sự kết hợp của những điều đối lập: sự khắc nghiệt, cứng rắn và vị ngọt ngào. Nó giống như kiểu tôi sẽ đá vào mông bạn nhưng điều đó lại khiến bạn cảm thấy hài lòng. Và dĩ nhiên, tôi cũng thích kẹo nữa. Kẹo càng cứng thì hương vị càng ngọt ngào"[2].
Bìa album được chụp và thiết kế bởi nhiếp ảnh gia Steven Klein. Madonna mặc một bộ bikini màu đen, thè lưỡi liếm sợi dây da đen và đeo một chiếc thắt lưng kiểu võ sĩ quyền Anh, trong đó có các dòng chữ "Give It To Me" "M-Dolla", "M". Nền là một màu hồng của kẹo. Có ý kiến cho rằng Madonna trong bìa album theo kiểu khiêu khích như vậy như hình ảnh một phụ nữ tuổi 50 đang cố duy trì sự khêu gợi[3].
Madonna hứa hẹn rằng cô sẽ đưa âm hưởng của nhạc hip-hop vào album mới của mình, trong khi tiếp tục duy trì thể loại nhạc pop-dance "thấu tận trong tim". Stuart Price, nhà sản xuất của Confessions on a Dance Floor nói rằng Hard Candy đã chuyển sang phương hướng thành thị. The Sun trích dẫn một nguồn tin nói rằng: "...album không hoàn toàn là hip-hop vì có sự góp mặt của những nhà sản xuất ở đủ mọi thể loại. Đây có thể là một trong dự án nhiều tham vọng nhất của Madonna từ trước đến nay".
Album có sự góp giọng của bốn nam ca sĩ người Mỹ là Justin Timberlake, Kanye West, Timbaland và Pharrell Williams. Việc sản xuất thực hiện bởi Timbaland, Justin, The Neptunes, Nate "Danja" Hill và cả Madonna.
Hard Candy nhận được nhiều đánh giá thuận lợi từ giới phê bình chuyên nghiệp. Tạp chí khó tính Rolling Stone đã chấm 4/5 sao với lời nhận xét rằng cả một đội ngũ sáng tác lừng danh của nền công nghiệp âm nhạc Mỹ sẽ giúp Madonna tiếp tục trở lại vị trí của một nữ hoàng dòng nhạc disco thành thị[4]. Theo hãng thông tấn Reuters thì đây là "một món quà chia tay đầy bất ngờ của Madonna với đối tác lâu năm-Warner Bros"[5].
Tuy nhiên All Music Guide lại cho rằng đây là album tẻ nhạt nhất trong sự nghiệp của Madonna[6]. Các ca khúc trong album do Timbaland và Pharrell sản xuất dường như đã thấy ở Nelly Furtado, Britney Spears và Gwen Stefani[7].
STT | Nhan đề | Sáng tác | Sản xuất | Thời lượng |
---|---|---|---|---|
1. | "Candy Shop" |
| 4:16 | |
2. | "4 Minutes" (hợp tác với Justin Timberlake và Timbaland) |
|
| 4:04 |
3. | "Give It 2 Me" |
|
| 4:48 |
4. | "Heartbeat" |
|
| 4:04 |
5. | "Miles Away" |
|
| 4:49 |
6. | "She's Not Me" |
|
| 6:05 |
7. | "Incredible" |
|
| 6:20 |
8. | "Beat Goes On" (hợp tác với Kanye West) |
|
| 4:27 |
9. | "Dance 2night" |
|
| 5:03 |
10. | "Spanish Lesson" |
|
| 3:38 |
11. | "Devil Wouldn't Recognize You" |
|
| 5:09 |
12. | "Voices" |
|
| 3:39 |
Bonus phiên bản đặc trước tại Nhật và iTunes Store | ||||
---|---|---|---|---|
STT | Nhan đề | Sáng tác | Sản xuất | Thời lượng |
13. | "Ring My Bell" |
|
| 3:54 |
Bonus phiên bản cao cấp trên iTunes Store | ||||
---|---|---|---|---|
STT | Nhan đề | Sáng tác | Producer(s) | Thời lượng |
13. | "4 Minutes" (hợp tác với Justin Timberlake và Timbaland) (Peter Saves New York Edit) |
|
| 5:00 |
14. | "4 Minutes" (hợp tác với Justin Timberlake và Timbaland) (Junkie XL Remix Edit) |
| 4:37 | |
15. | "Give It 2 Me" (Paul Oakenfold Edit) |
|
| 4:59 |
Bonus phiên bản Candy Box giới hạn | ||||
---|---|---|---|---|
STT | Nhan đề | Sáng tác | Sản xuất | Thời lượng |
13. | "4 Minutes" (hợp tác với Justin Timberlake và Timbaland) (Tracy Young House Edit) |
|
| 3:33 |
14. | "4 Minutes" (hợp tác với Justin Timberlake và Timbaland) (Rebirth Remix Edit) |
|
| 3:42 |
Bonus phiên bản LP giới hạn | ||||
---|---|---|---|---|
STT | Nhan đề | Sáng tác | Sản xuất | Thời lượng |
13. | "4 Minutes" (hợp tác với Justin Timberlake và Timbaland) (Tracy Young Mixshow) |
|
| 6:19 |
14. | "4 Minutes" (hợp tác với Justin Timberlake và Timbaland) (Peter Saves New York) |
|
| 10:52 |
Quốc gia | Chứng nhận | Số đơn vị/doanh số chứng nhận |
---|---|---|
Argentina (CAPIF)[33] | Bạch kim | 40.000^ |
Úc (ARIA)[34] | Bạch kim | 70.000^ |
Áo (IFPI Áo)[35] | Bạch kim | 20.000* |
Canada (Music Canada)[36] | Bạch kim | 100.000^ |
Chile (IFPI)[37][38] | Vàng | 7,500 |
Đan Mạch (IFPI Đan Mạch)[39] | Bạch kim | 30.000^ |
Phần Lan (Musiikkituottajat)[40] | Bạch kim | 20,311[40] |
Pháp (SNEP)[41] | Bạch kim | 200.000* |
Đức (BVMI)[42] | Bạch kim | 300.000^ |
Hy Lạp (IFPI Hy Lạp)[43] | Bạch kim | 15.000^ |
Hungary (Mahasz)[44] | Bạch kim | 6.000^ |
Ireland (IRMA)[45] | Bạch kim | 15.000^ |
Ý (FIMI)[46] | Bạch kim | 70.000* |
Nhật Bản (RIAJ)[47] | Bạch kim | 252,520[29] |
México (AMPROFON)[48] | 2× Vàng | 80.000^ |
Ba Lan (ZPAV)[49] | Bạch kim | 20.000* |
Bồ Đào Nha (AFP)[50] | Bạch kim | 20.000^ |
Nga (NFPF)[51] | 3× Bạch kim | 60.000* |
Tây Ban Nha (PROMUSICAE)[52] | Vàng | 40.000^ |
Thụy Điển (GLF)[53] | Vàng | 20.000^ |
Thụy Sĩ (IFPI)[54] | Bạch kim | 30.000^ |
Thổ Nhĩ Kỳ (Mü-YAP)[55] | Vàng | 3,000 |
Anh Quốc (BPI)[57] | Vàng | 335,523[56] |
Hoa Kỳ (RIAA)[59] | Vàng | 744,000[58] |
Tổng hợp | ||
Châu Âu (IFPI)[60] | Bạch kim | 1.000.000* |
Toàn cầu | 4,000,000[61] | |
* Chứng nhận dựa theo doanh số tiêu thụ. |
|archive-url=
bị hỏng: dấu thời gian (trợ giúp)archive-url CHO Portuguese CHỨNG NHẬN before 2018