Tiếng Ahom | |
---|---|
Sử dụng tại | Ấn Độ |
Khu vực | Assam |
Mất hết người bản ngữ vào | Thế kỷ 18-19 vẫn được dùng trong kinh kệ và những văn bản tôn giáo khác |
Dân tộc | Người Ahom |
Phân loại | Tai-Kadai |
Hệ chữ viết | Chữ Ahom |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | aho |
Glottolog | ahom1240 [1] |
Tiếng Ahom là một ngôn ngữ Thái không còn người bản ngữ từng được sử dụng bởi người Ahom, dân tộc đã cai trị thung lũng sông Brahmaputra tại bang Assam (Ấn Độ) từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18. Ngôn ngữ này được xếp vào nhóm Thái Tây Nam, có quan hệ gần với tiếng Shan, tiếng Khamti và hơi xa hơn là tiếng Thái. Do người Ahom chiếm thiểu số thống trị dần bị đồng hóa vào xã hội của người Assam thường dân chiếm đa số, tiếng Assam dần thay thế tiếng Ahom như ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày trong cả những cộng đồng Ahom, và kết quả là tiếng Ahom trở thành tử ngữ. Ngày nay, chỉ còn khoảng 200 tăng lữ theo tôn giáo Ahom truyền thống biết ngôn ngữ này và nó chỉ còn được sử dụng trong hành lễ.
Dù không còn là ngôn ngữ hàng ngày, một tập hợp từ vựng tiếng Ahom-Assam 1795 tên Bar Amra đã lưu giữ thứ ngôn ngữ từng được nói thời vương quốc Ahom. Tiếng Ahom là một phần quan trọng trong nghiên cứu các ngôn ngữ Thái. Nó ít bị ảnh hưởng bởi cả ngôn ngữ Môn-Khmer và Ấn-Arya và có một nền văn học từ thế kỷ 13.
Tiếng Ahom mang những đặc điểm điển hình cho ngữ chi Thái:
Chữ Ahom, còn gọi là chữ Tai Ahom, là một Abugida trong bọ Brahmic. Chữ viết được mã hóa trong Unicode, dải mã U+11700–U+1173F.
Bảng Unicode Ahom Official Unicode Consortium code chart: Ahom Version 15.0 | ||||||||||||||||
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | A | B | C | D | E | F | |
U+1170x | 𑜀 | 𑜁 | 𑜂 | 𑜃 | 𑜄 | 𑜅 | 𑜆 | 𑜇 | 𑜈 | 𑜉 | 𑜊 | 𑜋 | 𑜌 | 𑜍 | 𑜎 | 𑜏 |
U+1171x | 𑜐 | 𑜑 | 𑜒 | 𑜓 | 𑜔 | 𑜕 | 𑜖 | 𑜗 | 𑜘 | 𑜙 | 𑜚 | 𑜝 | 𑜞 | 𑜟 | ||
U+1172x | 𑜠 | 𑜡 | 𑜢 | 𑜣 | 𑜤 | 𑜥 | 𑜦 | 𑜧 | 𑜨 | 𑜩 | 𑜪 | 𑜫 | ||||
U+1173x | 𑜰 | 𑜱 | 𑜲 | 𑜳 | 𑜴 | 𑜵 | 𑜶 | 𑜷 | 𑜸 | 𑜹 | 𑜺 | 𑜻 | 𑜼 | 𑜽 | 𑜾 | 𑜿 |
U+1174x | 𑝀 | 𑝁 | 𑝂 | 𑝃 | 𑝄 | 𑝅 | 𑝆 | |||||||||
Ghi chú
|