Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện.tháng 5/2024) ( |
Ngữ hệ Kra–Dai | |
---|---|
Tai-Kadai, Dai, Kadai | |
Khu vực | Hoa Nam, Đông Nam Á, Hải Nam |
Phân loại | Một trong các ngữ hệ cơ bản trên thế giới, với gần gũi theo đề xuất là ngữ hệ Nam Đảo (Austronesia) và ngữ hệ Hán-Tạng |
Phân nhánh | Ngữ chi Lê (Hlai)
Ngữ chi Cờ Ương (Kra)
Ngữ chi Đồng-Thủy (Kam-Sui)
Tiếng Ông Bối (Bê)
Ngữ chi Tai (Thái)
|
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-2 | tai |
Ngữ hệ Kra-Dai (các tên gọi khác bao gồm: ngữ hệ Tai-Kadai, họ ngôn ngữ Tai-Kadai, ngữ hệ Kradai, họ ngôn ngữ Kradai, ngữ hệ Thái-Kradai, ngữ hệ Thái-Kadai, ngữ hệ Tráng-Đồng, ngữ hệ Thái-Tạp Đại v.v) là một ngữ hệ bao gồm khoảng 70 ngôn ngữ tập trung tại Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Hiện nay ngữ hệ này được coi là bao gồm năm nhánh chính: ngữ chi Lê (Hlai), ngữ chi Đồng-Thủy (Kam-Sui), Ngữ chi Kra, ngữ chi Thái (Tai) và tiếng Ông Bối (OngBe hay Bê) với vị trí chưa rõ ràng.
Các ngôn ngữ chính trong ngữ hệ Kra-Dai bao gồm tiếng Thái và tiếng Lào, ngôn ngữ quốc gia của Thái Lan và Lào.
Khoảng 93 triệu người nói tiếng Tai-Kdai, 60% trong số họ nói tiếng Thái. Ethnologue liệt kê 95 ngôn ngữ trong ngữ hệ này, với 62 ngôn ngữ này thuộc nhánh Tai.
Sự đa dạng cao của các ngôn ngữ Kra-Dai ở miền nam Trung Quốc chỉ ra nguồn gốc ngữ hệ Kra-Dai ở miền nam Trung Quốc. Chi nhánh Tai di chuyển về phía nam vào Đông Nam Á chỉ khoảng 1000 năm sau Công nguyên.
Ngữ hệ Kradai trước đây được coi là một phần của ngữ hệ Hán-Tạng (tại Trung Quốc khi đó gọi là ngữ tộc Tráng-Đồng, ngữ tộc Đồng-Thái, ngữ tộc Tráng-Thái, ngữ tộc Thái hay ngữ tộc Kiềm Thái v.v.), nhưng hiện nay nó được phân loại như là một ngữ hệ độc lập. Ngữ hệ này chứa một lượng lớn các từ cùng gốc với ngữ hệ Hán-Tạng. Tuy nhiên, chúng chỉ được tìm thấy một cách ngẫu nhiên trong mọi nhánh của ngữ hệ này, và không bao gồm từ vựng cơ bản, chỉ ra rằng chúng chỉ là các từ vay mượn từ thời cổ[1].
Tại Trung Quốc, ngữ hệ này trước đây được gọi là ngữ tộc Tráng-Đồng và nói chung được coi là một phần của Ngữ hệ Hán-Tạng cùng với ngữ hệ H'Mông-Miền (Miêu-Dao). Hiện tại, các học giả về ngôn ngữ học tại Trung Quốc vẫn còn tranh luận về việc liệu các ngôn ngữ trong Ngữ chi Cờ Ương như tiếng Ngật Lão, tiếng Pu Péo và tiếng La Chí có thể được gộp trong ngữ hệ Tráng-Đồng hay không, do chúng thiếu các từ cùng gốc Hán-Tạng, một điều kiện để gộp các ngôn ngữ Tráng-Đồng khác trong ngữ hệ Hán-Tạng.
Một vài học giả phương Tây tin rằng ngữ hệ Kradai có liên quan tới hay là một nhánh của ngữ hệ Nam Đảo (Austronesia), trong một ngữ hệ được gọi là ngữ hệ Nam-Thái (Austro-Tai). Ở đây có một lượng đáng kể nhưng hạn chế các từ cùng gốc trong từ vựng cốt lõi. Vẫn chưa có sự đồng thuận về việc chúng là nhánh Ngữ hệ Nam Đảo trên đại lục, được di cư ngược từ Đài Loan vào đại lục hay chúng là sự di cư muộn hơn từ Philippines tới Hải Nam trong thời kỳ mở rộng của Ngữ hệ Nam Đảo.
Ngữ hệ Kradai bao gồm năm nhánh được thiết lập khá vững chắc, bao gồm 4 ngữ chi là Lê (Hlai), Cờ Ương (Kra), Đồng-Thủy (Kam-Sui), Thái (Tai) và tiếng Ông Bối (Ong Be/Bê):
Dựa trên một lượng lớn từ vựng mà các ngôn ngữ trong ngữ hệ chia sẻ, các nhánh Kam-Sui, Be, Tai thường được gộp cùng nhau. (Xem ngữ tộc Đồng-Thái (hay Kam-Tai)). Tuy nhiên, nó cũng chỉ là chứng cứ phủ định, có lẽ là do sự thay thế từ vựng học ở các nhánh khác, và các nét tương đồng hình thái học gợi ý rằng Kra và Kam-Sui nên gộp cùng nhau như là nhánh Bắc Kradai, còn Hlai và Tai như là nhánh Nam Kradai[1].
Kradai |
| |||||||||||||||||||||
Vị trí của tiếng Ông Bối trong đề xuất này là chưa xác định.