Tiếng La Ha (tiếng Trung: Lạp Hà 拉哈) là ngôn ngữ thuộc ngữ chi Kra, và là ngôn ngữ của người La Ha. Nó được nói ở các tỉnh Lào Cai và Sơn La, Việt Nam. Các phương ngữ của tiếng La Ha đã được ghi nhận vào năm 1986 bởi các nhà ngôn ngữ học Nga và năm 1996 bởi nhà ngôn ngữ học người Mỹ Jerold A. Edmondson. Nhiều người La Ha cũng có thể trò chuyện với người nói tiếng Khơ Mú, và vùng có người nói tiếng La Ha này cũng có người Thái Đen, người Kháng, Ksingmul (người Xinh Mun) và người H'Mông.
Ostapirat (2000) coi các phương ngữ La Ha tạo thành một nhóm nhỏ của riêng chúng (Kra Nam) trong nhánh Kra.[3]
Gregerson & Edmondson (1997) và Wardlaw (2000) ghi nhận các địa điểm sau đây của hai phương ngữ La Ha, cụ thể là phương ngữ La Ha Ướt và La Ha Khô.
La Ha Ướt (Laha Ung, la33ha21 ʔuŋ31) của Lào Cai và Lai Châu
Xã Tà Mít, Tân Uyên, Lai Châu (ngay phía bắc sông Đà) — được gọi là "La Ha Ướt". Người cung cấp thông tin cho Edmondson đến từ Bản Muot, xã Tà Mít (Edmondson & Gregerson 1997). Có 8 ngôi làng La Ha với dân số không quá 1.000 người ở huyện Than Uyên, Lai Châu.
^Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên e18
^Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Laha (Viet Nam)”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
^Ostapirat, Weera (2000). "Proto-Kra". Linguistics of the Tibeto-Burman Area23 (1): 1-251
Ostapira, Weera. 1995. "Notes on Laha final -l". In Linguistics of the Tibeto-Burman Area, vol. 18, no. 1, pp. 173–181.
Wardlaw, Terrance Randall. A phonological comparison between two varieties of Laha: Syllable constituents and tone in Ta Mit and Noong Lay Laha. M.A. Thesis, The University of Texas at Arlington, 2000.
Không ai có thể chọn được hàng xóm, và Việt Nam đã mang trên mình số phận của 1 quốc gia nhỏ yếu kề tường sát vách bên cạnh 1 nước lớn và hùng mạnh là Trung Quốc