Tiếng Thủy | |
---|---|
Suī | |
Sử dụng tại | Công hòa Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam |
Khu vực | Quý Châu (93%), Quảng Tây, Vân Nam |
Tổng số người nói | 300,000 |
Dân tộc | người Thủy |
Phân loại | Tai-Kadai
|
Hệ chữ viết | chữ Latinh,[1] chữ Thủy, chữ Hán |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | swi |
Glottolog | suii1243 [2] |
Linguasphere | 47-ABB-b |
Tiếng Thủy là một ngôn ngữ Đồng-Thủy nói bởi người Thủy của tỉnh Quý Châu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Theo Ethnologue, ngôn ngữ này được sử dụng bởi khoảng 300.000 người vào năm 2007. Tiếng Thủy còn phong phú về kho phụ âm, với phương ngữ Tam Động (三洞) có tới 70 phụ âm. Ngôn ngữ này còn có chữ viết, được gọi là chữ Thủy (tiếng Trung: 水書; Hán-Việt: Thủy thư), sử dụng cho các mục đích nghi lễ.
Tại Trung Quốc, tiếng Thủy được chia thành ba phương ngữ với những khác biệt nhỏ (Wei & Edmondson 2008):[3] Tam Động, Dương An, Bàn Động.
Tại Việt Nam, tiếng Thủy cũng được nói ở xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang,[4] nhưng người nói thứ tiếng này lại bị xếp cùng với người Pà Thẻn. Vì tiếng Pà Thẻn và tiếng Tày cũng được nói ở Hồng Quang nên nhiều người Thủy cũng nói được hai thứ tiếng này.
Theo nhiều người Thủy cao tuổi ở Hồng Quang cho rằng tổ tiên của họ đã di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam từ 100 đến 200 năm trước. Edmondson & Gregerson (2001) cho rằng tiếng Thủy ở Hồng Quang gần giống với phương ngữ Tam Động được nói ở Thủy Lũng 水龙, huyện tự trị dân tộc Thủy Tam Đô, Quý Châu, Trung Quốc.