Wikipedia:Độ nổi bật (tổ chức và công ty)

Một tổ chức thường được coi là nổi bật nếu nó đã là được nói đến một cách đáng kể tại các nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy. Việc được các nguồn thứ cấp đề cập đến một cách tình cờ hay qua loa không đủ để xác lập sự nổi bật. Mọi nội dung phải có thể kiểm chứng được.

Trang này giúp xác định xem một tổ chức (thương mại hay không), hoặc bất cứ sản phẩm hay dịch vụ của nó, xứng đáng là một chủ đề cho một bài viết Wikipedia. Hướng dẫn này có phạm vi bao trùm tất cả các nhóm người được tổ chức lại với nhau về một mục đích nào đó, mặc dù các chủ đề về các tổ chức với mục đích khác nhau có thể được nói đến trong các hướng dẫn cụ thể hơn. Ví dụ, các tổ chức sản xuất âm nhạc được nói đến trong Wikipedia:Âm nhạc.

Nói một cách đơn giản, một tổ chức là một nhóm người kết hợp với nhau vì một mục đích. Hình thức này bao gồm cả các hoạt động thương mại hoặc phi lợi nhuận như các tổ chức từ thiện, cơ sở giáo dục đào tạo, bệnh viện, viện nghiên cứu, nhóm lợi ích, câu lạc bộ, công ty, giáo phái, v.v...

Hướng dẫn này không nói đến các nhóm nhỏ của những người có quan hệ gần gũi như gia đình, nhóm nhạc, nhóm tác giả... mà Wikipedia:Độ nổi bật (người) nói đến.

Nổi bật có nghĩa là "đáng nói đến" hoặc "gây chú ý". Nó không đồng nghĩa với "danh tiếng" hay "tầm quan trọng". Hãy xem xét các hiệu ứng đáng ghi nhận và chứng tỏ được đối với văn hóa, xã hội, giải trí, thể thao, kinh tế, lịch sử, văn học, khoa học, hay giáo dục. Về các tổ chức lớn, dễ tìm thấy các thông tin kiểm chứng được từ các nguồn đáng tin cậy cung cấp bằng chứng của sự nổi bật; tuy nhiên, các tổ chức nhỏ hơn cũng có thể nổi bật, cũng như các cá nhân có thể nổi bật, do đó không nên dùng các tiêu chuẩn tùy tiện để tạo sự thiên vị đối với các tổ chức lớn.

Tiêu chí chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Một công ty, tập đoàn, tổ chức, đội, tôn giáo, nhóm, sản phẩm, hay dịch vụ được coi là nổi bật nếu nó được các nguồn thứ cấp nói đến một cách đáng kể. Các nguồn này phải là nguồn đáng tin cậy, và độc lập với chủ đề. Cũng cần xem xét độ sâu của bài viết của nguồn sơ cấp về chủ đề. Nếu nội dung không thật sâu, thì cần chú dẫn đến nhiều nguồn độc lập để xác lập độ nổi bật. Nếu nguồn thứ cấp chỉ nói đến chủ đề một cách hời hợt hay tình cờ, thì nguồn này không đủ để xác lập độ nổi bật. Ngoài ra, cũng cần xét đến độc giả của nguồn; bằng chứng về sự quan tâm của các phương tiện truyền thông quốc tế, quốc gia, hoặc ít nhất là trong khu vực, là một dấu hiệu mạnh về sự nổi bật, còn việc chỉ được truyền thông địa phương quan tâm không phải là một dấu hiệu về sự nổi bật. Một khi độ nổi bật đã được xác lập, ta có thể dùng nguồn sơ cấp để kiểm chứng một số nội dung trong bài.

Các "nguồn thứ cấp" trong các tiêu chí sau bao gồm các tác phẩm đáng tin cậy được công bố ở mọi hình thức, chẳng hạn như báo chí, sách, phim tài liệu truyền hình, và các báo cáo mà các tổ chức quan sát tiêu dùng (consumer watchdog organizations) đã công bố[1] ngoại trừ các dạng sau:

  • Thông cáo báo chí (press release); hồi ký tự truyện (autobiography); quảng cáo công ty, tập đoàn, tổ chức, nhóm; và các xuất bản phẩm khác mà trong đó công ty, tập đoàn, tổ chức, hay nhóm tự nói về mình—dù được chính công ty, tập đoàn, tổ chức, hay nhóm xuất bản hay được người khác in lại.[2] Các tài liệu tự xuất bản, hoặc được xuất bản theo chỉ dẫn của chủ đề bài viết, được xếp vào loại nguồn sơ cấp và thuộc phạm vi của các quy định khác.
  • Các ấn bản phẩm chỉ chứa các nội dung hời hợt; chẳng hạn như các bài báo chỉ nói đến thời gian hẹn gặp hoặc tăng giờ mua bán, hoặc các danh bạ điện thoại, địa chỉ và danh mục doanh nghiệp.

Lưu ý: quảng cáo và quảng bá

[sửa | sửa mã nguồn]

Quy định của Wikipedia cấm quảng cáo. Các nội dung quảng cáo cần được loại bỏ theo các bước với trình tự sau:

  1. Dọn dẹp cho phù hợp Wikipedia:Thái độ trung lập
  2. Xóa các nội dung có tính chất quảng cáo còn sót lại trong bài
  3. Xóa bài bằng cách đặt biển {{chất lượng kém}} nếu trong bài không còn nội dung gì đáng chú ý. Tuy nhiên, nếu một bài chỉ chứa toàn những lời rõ ràng là quảng cáo mà không có nội dung hữu ích nào, có thể gắn biển {{quảng cáo}} hoặc {{chờ xóa}} để đề nghị xóa ngay.

Các tiêu chí thay thế dành cho các loại tổ chức cụ thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Các mục sau đây nói về các phương pháp khác để xác lập độ nổi bật trong các tình huống cụ thể. Tuy nhiên, nội dung bài phải được hỗ trợ bởi các nguồn độc lập, và tránh nghiên cứu sơ cấp. Lưu ý rằng việc không thỏa mãn các tiêu chí này không phủ nhận độ nổi bật của chủ đề nếu nó có thể được chứng minh bằng cách khác.

Các tổ chức phi thương mại

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tổ chức thường được xem là nổi bật nếu họ thỏa mãn cả hai tiêu chuẩn sau:

  1. Có phạm vi hoạt động ở mức quốc gia hoặc quốc tế.
  2. Các thông tin về tổ chức đó và các hoạt động của nó có thể được kiểm chứng bởi các nguồn đáng tin cậy, độc lập, thuộc bên thứ ba. (nói cách khác, họ phải thỏa mãn tiêu chí chính yếu được nêu ở trên, dành cho tất cả các tổ chức).

Các tiêu chí bổ sung:

  • Các chi nhánh (chapter) của các tổ chức quốc gia và quốc tế thường không đủ nổi bật để có một bài riêng, trừ khi xác lập được độ nổi bật đủ cao qua các nguồn đáng tin cậy vượt ra ngoài phạm vi địa phương của tổ chức. Tuy nhiên, các thông tin chi nhánh có thể được liệt kê tại các bài dạng danh sách nếu như các thông tin này kiểm chứng được.
  • Các tổ chức chỉ có hoạt động trong phạm vi địa phương có thể nổi bật nếu có thông tin kiểm chứng được từ nguồn độc lập đang tin cậy nằm ngoài địa phương của tổ chức đó. Nếu chỉ được nói đến trong các phương tiện truyền thông địa phương, có thể viết về tổ chức này trong bài viết về địa phương thay vì dùng bài riêng.
  • Có thể xét thời gian tồn tại, kích thước của tổ chức, hoặc các thành tựu chính, hay các nhân tố cụ thể khác của tổ chức. Dưới đây là danh sách không đầy đủ:
    • Tuy tổ chức mẹ có thể nổi bật, các chi nhánh của các tổ chức quốc gia hay quốc tế có thể không đủ nổi bật để có một bài riêng.
    • Bài về chi nhánh địa phương nên khởi đầu như là một phần của bài về tổ chức mẹ. Nếu bài về tổ chức mẹ phát triển dài đến mức nó có thể được tách ra các bài con, và độ nổi bật có thể được chứng tỏ bằng hướng dẫn chung về độ nổi bật, thì có thể tách bài. Việc này nên được thực hiện theo quy trình từ trên xuống (top-down). Xem {{splitsection}},

Các tổ chức thương mại

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tập đoàn thương mại công (publicly traded corporation)

[sửa | sửa mã nguồn]

Đã từng có nhiều tranh luận (tại en.wp) về việc các tập đoàn thương mại công, hay ít nhất là các tập đoàn thương mại công được liệt kê tại các thị thường chứng khoán lớn như NYSE hay NASDAQ, có hiển nhiên đủ nổi bật hay không. Cộng đồng đã đi đến đồng thuận rằng các tổ chức thuộc trường hợp này không tự động đủ độ nổi bật. Tuy nhiên, thường có đủ các nguồn độc lập nói về các công ty mà độ nổi bật có thể xác định được qua tiêu chí chính được nói ở trên. Ví dụ về các nguồn này gồm có: các bài báo độc lập và báo cáo phân tích độc lập. Theo đó, các thành viên viết bài về các công ty này có trách nhiệm tìm ra các nguồn như vậy và đưa vào làm nguồn tham khảo cho bài để xác lập độ nổi bật một cách thích hợp. Khi gặp một bài viết về một công ty mà không có các nguồn tham khảo, các thành viên nên kiểm tra (hoặc yêu cầu người khác kiểm tra) trước khi đề nghị xóa, vì công ty đó có thể thực ra đã đủ nổi bật theo tiêu chí chính.

Chuỗi cửa hàng và các hệ thống kiểu nhượng quyền kinh doanh

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều công ty có các chuỗi cửa hàng địa phương (local chains) hoặc các hệ thống nhượng quyền kinh doanh (franchise) mà các cơ sở đều khá là giống nhau—chẳng hạn như cửa hàng McDonald's trong vùng. Do thường có rất ít thông tin về các cửa hàng cụ thể khác với cả chuỗi cửa hàng nói chung, ta không nên viết các bài riêng cho các cửa hàng cụ thể. Trong một số trường hợp hiếm hoi, một cửa hàng cụ thể có thể có một số điểm đặc biệt nào đó về kiến trúc làm cho nó trở nên độc đáo và nổi bật, chẳng hạn như Trạm xăng Winston-Salem của Shell, hay McDonald's (Will Rogers Turnpike); tuy nhiên, một "Danh sách các cửa hàng Wal-Marts tại Trung Quốc" sẽ không có thông tin đáng chú ý. Ngoài ra, có thể có ngoại lệ nếu một sự kiện quan trọng nào đó đã xảy ra tại một cửa hàng địa phương; tuy nhiên, bài này nhiều khả năng sẽ được tạo với một cái tên miêu tả sự kiện chứ không miêu tả địa điểm (Ví dụ Vụ thảm sát tại cửa hàng McDonald's tại San Ysidro).

Trường học

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các trường đại học, cao đẳng và trường phổ thông, bao gồm trường trung học phổ thông, trường trung học cơ sở, trường tiểu học (cấp I) và trường chỉ hỗ trợ cho giáo dục chính thống phải đáp ứng hướng dẫn chung về độ nổi bật, hướng dẫn chung về độ nổi bật dành cho tổ chức và công ty hoặc cả hai. Các tổ chức và cơ sở giáo dục vì lợi nhuận được coi là tổ chức thương mại và phải đáp ứng các tiêu chí đó.

Tiêu chí dành cho bài viết về trường học cấp ba tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ thể trường học đủ nổi bật nếu đạt một trong các tiêu chí sau:

  • Trường chuyên cấp quốc gia, tỉnh và thành phố.
  • Trường đạt phần thưởng cấp nhà nước (Huân chương Lao động hạng 3 trở lên).

Bệnh viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các bệnh viện cả công lập và tư nhân phải đáp ứng hướng dẫn chung về độ nổi bật, hướng dẫn chung về độ nổi bật dành cho tổ chức và công ty hoặc cả hai. Riêng các bệnh viện tại Việt Nam, theo đồng thuận thông qua ngày 24 tháng 9 năm 2021, các bệnh viện đạt một trong các tiêu chí dưới đây thì đủ nổi bật để có một bài viết trên Wikipedia:

  • Các bệnh viện thuộc hạng đặc biệt.
  • Các bệnh viện thuộc tuyến trung ương.
  • Tại các địa phương trừ TP.HCM và Hà Nội: Chỉ bao gồm bệnh viện đa khoa của tỉnh/thành phố đó.
  • Ở TP.HCM và Hà Nội: Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế, có huân chương lao động hạng II trở lên.
  • Các bệnh viện có huân chương lao động hạng I trở lên.
  • Các bệnh viện hạng I trực thuộc các bộ ngành trung ương trừ Quân đội[3] (ví dụ: các bộ ngành thuộc Thể thao, Giao thông Vận tải...).

Sản phẩm và dịch vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Thông tin về các sản phẩm và dịch vụ thường nên được đặt trong bài về công ty, trừ khi bài về công ty quá dài. Trong trường hợp đó, các sản phẩm và dịch vụ nên được tách khỏi bài về công ty theo kiểu tóm tắt (en:Wikipedia:Summary style).

Nếu sản phẩm hay dịch vụ đủ nổi bật, nó có thể được tách thành bài riêng, nếu không, nên đặt trong một bài có phạm vi rộng hơn, chẳng hạn như một bài nói về tất cả các sản phẩm và dịch vụ của công ty.

  1. ^ Bốn ví dụ:
    • Microsoft Word thỏa mãn tiêu chí này vì những người hoàn toàn độc lập với Microsoft đã viết sách về nó.
    • Tất cả các loại ô tô đã được Haynes Manuals viết về cũng thỏa mãn tiêu chí này.
    • Oxford Union thỏa mãn tiêu chí này do đã có 2 cuốn sách đã xuất bản (của Graham và của Walter) viết về nó.
    • Hewlett-Packard thỏa mãn tiêu chí này vì một trong các lý do là đã được nói đến trong một bài viết chọn lọc đăng trên Palo Alto Weekly.
  2. ^ Tự quảng bá và giới thiệu sản phẩm không phải là đường dẫn đến việc có một mục từ trong từ điển bách khoa. Các ấn bản phẩm phải do ai đó khác viết về công ty, tập đoàn, câu lạc bộ, tổ chức, sản phẩm, hay dịch vụ. (Xem Wikipedia:Hồi ký tự truyện để biết về các vấn đề về khả năng kiểm chứng và tính trung lập ảnh hưởng đến các bài viết mà chủ đề của nội dung cũng chính là nguồn của nội dung.) Một phép kiểm thử về độ nổi bật là xem những người độc lập với chính chủ đề (hoặc độc lập với nhà sản xuất, tác giả, hay nhà phân phối của nó) trong thực tế đã coi công ty, tập đoàn, sản phẩm, hay dịch vụ đó đủ nổi bật để viết và xuất bản các tác phẩm có độ sâu tập trung vào nó hay chưa.
  3. ^ Các bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc phòng đều thuộc bệnh viện tuyến trung ương.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hướng dẫn build Albedo - Genshin Impact
Hướng dẫn build Albedo - Genshin Impact
Làm SP DPS ngon, build Dmg theo Hoa Khoảnh Khắc (DEF) không cần vũ khí 5 sao mới mạnh
Giới thiệu anime: Hyouka
Giới thiệu anime: Hyouka
Hyouka (氷菓 - Băng Quả) hay còn có tên là "Kotenbu" (古典部 - Cổ Điển Hội) là 1 series light novel được sáng tác bởi nhà văn Honobu Yonezawa và phát hành bởi nhà xuất bản Kadokawa Shoten
Công thức làm bánh bao cam
Công thức làm bánh bao cam
Ở post này e muốn chia sẻ cụ thể cách làm bánh bao cam và quýt được rất nhiều người iu thích
Nên mua iPhone 11 Lock hay không?
Nên mua iPhone 11 Lock hay không?
Chỉ với 13 triệu đồng đã có thể sở hữu một chiếc iPhone 11 Lock, nhưng tại sao người dùng lại không nên ham rẻ?