Wikipedia:Độ nổi bật (địa điểm)

Độ nổi bật ở Wikipedia là một tiêu chí bao hàm dựa vào sự phù hợp về tính bách khoa của một chủ đề bài viết. Theo nguyên tắc Wikipedia:Năm cột trụ, bách khoa toàn thư Wikipedia chứa các đặc tính của một từ điển địa dư; theo đó, các địa điểm địa lý phải đáp ứng chỉ dẫn chung về độ nổi bật được giả định, nhưng không được đảm bảo, là nổi bật. Vì vậy, độ nổi bật của một vài địa điểm địa lý (ví dụ như địa điểm, đường sá, đối tượng địa lý, v.v) đều được liệt kê ở đây.

Hướng dẫn này tóm tắt sự đồng thuận toàn diện đã có của cộng đồng về độ nổi bật của các địa điểm địa lý và cung cấp hướng dẫn về việc đưa thông tin về các địa điểm địa lý vào Wikipedia.

Phạm vi của hướng dẫn này áp dụng cho một địa điểm địa lý bất kỳ có tính chất lịch sử hoặc tính hợp lý lâu dài trên Trái Đất, cho dù là tự nhiên hay nhân tạo.

Hướng dẫn này không áp dụng cho các địa điểm địa lý ở trong các tác phẩm hư cấu hoặc các địa điểm địa lý của của các đối tượng thiên văn.

Vi quốc gia không nằm trong hướng dẫn này và phải tuân theo chỉ dẫn chung về độ nổi bật, ngay cả khi chúng dựa trên tính chất địa lý.

Đặc biệt, hướng dẫn này loại bỏ các bản đồ, bảng biểu, danh sách, cơ sở dữ liệu, v.v., ra khỏi việc cân nhắc khi đánh giá độ nổi bật của chủ đề, bởi vì những nguồn (nội dung) này thường rất ít có tác động đến độ nổi bật của chủ đề. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể góp phần vào sự thỏa mãn các thông tin kiểm chứng được.

Ở khía cạnh khác, thay vì đơn giản chỉ là đề cập sơ sài đến chủ đề (tên chủ đề), các nguồn dẫn mô tả về chủ đề sẽ góp phần tạo ra độ nổi bật.

Các nguồn không đáng tin cậy như Facebook và đa số các blog, video YouTube cần nên tránh khi xác minh hoặc đánh giá độ nổi bật của một địa điểm địa lý.

Vùng, khu vực và địa điểm địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Những địa điểm có dân cư, được công nhận hợp pháp thường được xem là nổi bật, ngay cả khi dân số ở các địa điểm này rất thấp. Ngay cả những địa điểm bị bỏ hoang cũng có thể nổi bật, bởi vì độ nổi bật bao hàm toàn bộ lịch sử của chủ thể. Một ngoại lệ là các đường điều tra dân số thường không được coi là nổi bật.
  • Các địa điểm có dân cư không được pháp luật công nhận được xem xét theo từng trường hợp cụ thể khi đối chiếu với các chỉ dẫn chung về độ nổi bật của Wikipedia. Ví dụ có thể bao gồm các phân vùng, phân khu, khu vực kinh doanh, khu phát triển nhà ở, các vùng/khu vực không chính thức của một tiểu bang, các vùng lân cận không chính thức, vân vân – bất kỳ trong số đó có thể được coi là nổi bật trên cơ sở xem xét theo từng trường hợp, với mức độ nội dung nhắc đến không tầm thường ở nhiều độc lập nguồn đáng tin cậy. Nếu một bài viết ở Wikipedia không thể được phát triển từ các nguồn đã có do không nổi bật, thông tin về nó nên được đưa vào bài viết tổng quát hơn về địa điểm dân cư được công nhận hợp pháp hoặc phân khu hành chính có thể bao hàm nội dung bài viết này.
  • Độ nổi bật của các vùng/khu vực tranh chấp thường được xem xét theo từng trường hợp cụ thể. Độ nổi bật của nhóm bài này ở Wikipedia không phụ thuộc vào tính hợp lệ của các tuyên bố về chủ quyền hay lãnh thổ. Đôi khi, có thể tốt hơn là hợp nhất những bài viết này vào những bài viết về một cuộc xung đột hoặc một phong trào chính trị rộng lớn hơn, hoặc hợp nhất các bài viết về các tranh chấp có nhiều tên gọi ở cùng một khu vực thành một bài viết duy nhất.
  • Các địa điểm địa lý tự nhiên được đặt tên thường là nổi bật, ngoài các số liệu thống kê và tọa độ địa lý còn chứa thông tin được biết là tồn tại trên thực tế về mặt địa lý. Các địa điểm này bao gồm núi, hồ, suối, đảo,... Biên tập viên cần xem xét số lượng nguồn đã biết để đảm bảo có đủ nội dung có thể kiểm chứng cho một bài viết bách khoa. Nếu không thể phát triển một bài viết từ các nguồn đã có, thay vào đó, thông tin về địa điểm địa lý có thể được đưa vào một bài viết tổng quát hơn. Ví dụ, một hòn đảo ở một con sông không có thông tin nào khác ngoại trừ cái tên và vị trí thì có lẽ nên được thêm nội dung của hòn đảo vào một bài viết về con sông đó.

Tòa nhà và đối tượng địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều địa điểm địa lý nhân tạo có thể được đề cập trong nhiều nguồn đáng tin cậy, tuy nhiên chúng có thể không nổi bật. Việc đưa một địa điểm địa lý do con người tạo ra trên bản đồ hoặc trong các thư mục là không đủ để thiết lập nên sự nổi bật của chủ đề.

  • Các địa điểm địa lý nhân tạo được công nhận chính thức có tình trạng là di sản văn hóa hoặc di sản quốc gia, hoặc bất kỳ tình trạng được bảo vệ nào khác ở cấp quốc gia và có sẵn thông tin có thể kiểm chứng được ngoài số liệu thống kê cơ bản, được xem là nổi bật.
  • Các tòa nhà, bao gồm các tòa nhà thuộc khối tư nhân và dành cho phát triển thương mại, có thể nổi bật do tầm quan trọng về lịch sử, xã hội, kinh tế hay kiến trúc, tuy nhiên các chủ thể này cần phải có độ sâu đáng kể từ các nguồn đáng tin cậy của bên thứ ba để thiết lập độ nổi bật.
  • Các địa điểm địa lý nhân tạo liên quan đến cơ sở hạ tầng (chẳng hạn như các cây cầu hay đập) có thể nổi bật theo các chỉ dẫn chung về độ nổi bật của Wikipedia. Khi độ nổi bật của các địa điểm này chưa rõ ràng, biên tập viên nên chuyển hướng đến các bài viết tổng quát hơn hoặc tới một địa điểm địa lý tự nhiên được đặt tên đã thúc đẩy quá trình tạo ra các địa điểm nhân tạo này. Ví dụ, đổi hướng đến một bài viết về một con đường nổi bật hoặc một chướng ngại vật nổi bật chứa địa điểm nhân tạo này.

Danh sách tòa nhà và cấu trúc cao nhất tại Việt Nam theo đơn vị hành chính tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các tòa nhà phải đáp ứng hướng dẫn chung về độ nổi bật, hướng dẫn chung về độ nổi bật dành cho tòa nhà và đối tượng địa lý hoặc cả hai. Riêng các danh sách tòa nhà và cấu trúc cao nhất tại Việt Nam theo đơn vị hành chính tại Việt Nam, theo đồng thuận, các danh sách tòa nhà đạt một trong các tiêu chí dưới đây thì đủ nổi bật để có một bài viết trên Wikipedia:

  • Danh sách cấp tỉnh của 2 thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Là danh sách cấp tỉnh có công trình là tòa nhà cao hơn 150 m.
  • Là danh sách cấp tỉnh có nhiều công trình là tòa nhà cao hơn 100 m đạt từ 8 tòa nhà trở lên.
  • Danh sách cấp tỉnh có ít nhất 2 tòa nhà (trên 100 m) cao tầng đủ nổi bật (có bài viết) trở lên.

Đường bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các mạng lưới đường xá quốc tế (chẳng hạn như Mạng lưới Đường bộ Quốc tế châu Âu), các đường xa lộ tỉnh, xa lộ bang, hệ thống xa lộ liên bang thường là nổi bật. Độ nổi bật chủ đề của đường xa lộ hạt, đường liên vùng (chẳng hạn như các đường liên vùng ở Ireland), đường ở địa phương, đường phố và đường cao tốc có thể khác nhau, và được giả định là nổi bật nếu chúng là chủ đề của nhiều nguồn thứ cấp đã được xuất bản, trong đó chứa nội dung nhắc đến đáng kể, và là nguồn đáng tin cậy, độc lập với chủ thể.

Độ nổi bật không có tính chất kế thừa

[sửa | sửa mã nguồn]

Các địa điểm địa lý cần nổi bật theo các giá trị riêng của chúng. Các địa điểm này không thể kế thừa độ nổi bật của một tổ chức hoặc công ty, người, hay sự kiện.

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nền kinh tế tư nhân của Triều Tiên
Nền kinh tế tư nhân của Triều Tiên
Triều Tiên, một trong những nước có nền kinh tế “đóng” nhất trên thế giới, đang có những bước phát triển mạnh mẽ.
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Shenhe hiện tại thiên về là một support dành riêng cho Ayaka hơn là một support hệ Băng. Nếu có Ayaka, hãy roll Shenhe. Nếu không có Ayaka, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi roll
Kazuha - Sắc lá phong đỏ rực trời thu
Kazuha - Sắc lá phong đỏ rực trời thu
Kazuha là một Samurai vô chủ đến từ Inazuma, tính tình ôn hòa, hào sảng, trong lòng chất chứa nhiều chuyện xưa
Nhân vật Sakata Gintoki trong Gintama
Nhân vật Sakata Gintoki trong Gintama
Sakata Gintoki (坂田 銀時) là nhân vật chính trong bộ truyện tranh nổi tiếng Gintama ( 銀 魂 Ngân hồn )