Yên Cường, Ý Yên

Yên Cường
Xã Yên Cường
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNam Định
HuyệnÝ Yên
Trụ sở UBNDHuyện lộ 57B Phạm Văn Nghị
Thành lập1965
Địa lý
Tọa độ: 20°17′1″B 106°34′51″Đ / 20,28361°B 106,58083°Đ / 20.28361; 106.58083
Yên Cường trên bản đồ Việt Nam
Yên Cường
Yên Cường
Vị trí xã Yên Cường trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6,5 km²
Dân số (2017)
Tổng cộng14.371
Mật độ2.210 người /1km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính13870[1]

Yên Cường là một thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, Việt Nam.

Địa lý - Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa giới hành chính xã Yên Cường ,phía Bắc giáp với Yên Lương; phía Nam giáp với xã Yên Nhân; phía Đông giáp với xã Yên Lộc và phía Tây giáp với xã Yên Thắng.

Diện tích tự nhiên của xã 8,1 km², dân số vào khoảng.11.353 người vào năm 2022.

Xã được phân thành các thôn: Trực Mỹ, Duyên Mỹ, Nhân Lý, Phúc Xá, Mậu Lực, Tâm Bình, Thắng Lợi, Quyết Tiến, Đông Mẫu, Phúc Lâm, Nguốn. Trung tâm hành chính của xã Yên Cường là thôn Phúc Xá nằm trên huyện lộ 57b Phạm Văn Nghị.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nơi đây là vùng đất màu mỡ được kiến tạo từ phù sa bồi đắp bởi hai con sông Hồngsông Đáy. Trước năm 1965, đơn vị hành chính ở đây gọi là xã 'Quốc Tuấn. Năm 1965, xã Yên Cường được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Yên Vượng và Yên Cường.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã có dự án quốc lộ 37C nối từ Quốc lộ 37B tại Ý Yên đi qua Cát Đằng - Phố Cháy - Yên Phương vượt sông Đáy tới Gián Khẩu, Me, Nho Quan (Ninh Bình) và kết thúc tại đường Hồ Chí MinhLạc Thủy (Hòa Bình). Trục quốc lộ 37C khởi đầu và chạy ngang qua địa phận xã hiện đang được xây dựng. Tiếp giáp với đường quốc lộ 37C là Quốc lộ 37B (đường 56 cũ), đây là hai con đường huyết mạch trong huyện Ý Yên. Ngoài ra còn có đường Đanh nối đường 57b xuống sông Đào, con đường Đanh hay đúng hơn là con đường Đinh (gọi Đanh để tránh phạm húy) vì con đường này được làm vào thời nhà Vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Hệ thống giao thông nông thôn của xã đã hoàn chỉnh cuối năm 2013 và vừa được hoàn tất quá trình tu sửa mở rộng rất khang trang vào năm 2018

Đất Yên Cường khi xưa là biển Đông,trong quá trình bồi đắp lấn biển tự nhiên của hai con sông Hồng và sông đáy, đất đai màu mỡ phù sa bồi đắp hình thành, đất Yên Cường rất thích hợp với các loại cây hoa màu như lúa nước, lạc, ngô, khoai....Có lợi thế tập trung nhiều trường học (trường mầm non, tiểu học, thcs, thpt), chợ, bưu điện, bệnh viện, đền chùa và các cơ quan, ngân hàng nhà nước. toàn xã hiện có 2 cây ATM phục vụ nhu cầu tài chính cho người dân xã và nhiều xã lân cận, Yên Cường còn đang phát triển mạnh lĩnh vực buôn bán, dịch vụ. Hiện nay, kinh tế của xã đang hội nhập rất mạnh với nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước

Văn hóa - Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trường cấp ba Phạm Văn Nghị (trước kia là trường PTTH B ý Yên).
  • Trường thcs Khiếu Năng Tĩnh.
  • 2 trường cấp 1: A Yên cường(năm 1967 được vinh dự đón Bác Tôn Đức Thắng về thăm) và B Yên Cường (nay gộp thành một)
  • Trường mầm non Hoàng Anh và Hoạ My đạt chuẩn cấp tỉnh.
  • Năm 2019 hai trường tiểu học và mầm non của xã đã hợp nhất làm một lấy tên chung là trường tiểu học Yên Cường và trường mần non Yên Cường

Danh nhân nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khiếu Năng Tĩnh (sinh 1835), đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa thi năm 1880, từng quan triều Nguyễn, trải qua các chức vụ Đốc học Nam Định, Đốc học Hà Nội, Hàn lâm viện thị Học sĩ, Tư nghiệp rồi Tế tửu Quốc Tử Giám.
  • Yên Cường còn là quê ngoại của nhà toán học, danh sĩ Lương Thế Vinh.
  • Hậu duệ nhà Đinh còn có Đinh Xuân Lành (làng Cời) phó ban tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nam Định.
  • Trung tướng phó giáo sư Khiếu Anh Lân, tư lệnh mặt trận 479, Giám đốc Học viện Đà Lạt 1991-1995
  • Hoàng Văn Cường là tiến sĩ kinh tế học, phó giáo sư, đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV, thuộc đoàn đại biểu Hà Nội, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Di tích - Danh thắng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đình Đá (thôn Thước Vụ) thờ Triệu Việt Vương (chữ Hán: 趙越王; ?-571), tên thật là Triệu Quang Phục (趙光復), là vua Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571. Ông có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân. Năm 571, ông bị Lý Phật Tử đánh úp và thua trận. Ông tự trầm mình ở cửa sông Đáy (nay là ngã ba sông Độc Bộ xã Yên Nhân,Ý Yên,Nam Định).

Hội chính diễn ra ngày 13 tháng Tám âm lịch hàng năm. Lễ hội rất đông người dân tham gia những trò chơi đặc sắc như bịt mắt đập niêu,kéo co,đua thuyền trên hồ,võ vật và đặc biệt là môn cờ tướng sân rộng.

Xin mọi người khi chỉnh sửa trang thông tin Yên Cường cần tôn trọng tác giả. Xin cảm ơn.

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Valentine đen 14/4 - Đặc quyền bí mật khi em chưa thuộc về ai
Valentine đen 14/4 - Đặc quyền bí mật khi em chưa thuộc về ai
Giống như chocolate, những món ăn của Valentine Đen đều mang vị đắng và ngọt hậu. Hóa ra, hương vị tình nhân và hương vị tự do đâu có khác nhau nhiều
Baemin từ
Baemin từ "tân binh" đầy nổi bật thành "tàn binh" bên bờ vực dừng hoạt động ở Việt Nam
Thương hiệu "viral" khắp cõi mạng nhưng "không bao giờ có lãi", liệu có lặp lại câu chuyện của những chú gà vàng đen Beeline?
Review hòn đảo nhiệt đới Siargao Philippines 3 ngày 2 đêm
Review hòn đảo nhiệt đới Siargao Philippines 3 ngày 2 đêm
Siargao là một hòn đảo phía Đông Nam Philippines, nổi tiếng với hình dáng giọt nước mắt tear-drop
Tổng quan về Kĩ Năng - Kĩ Thuật - Kĩ Lượng trong Tensura
Tổng quan về Kĩ Năng - Kĩ Thuật - Kĩ Lượng trong Tensura
Những loại kỹ làm nên sức mạnh của một nhân vật trong Tensei shitara Slime Datta Ken