Đá Lát

Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Lát
Ảnh vệ tinh chụp Đá Lát (tháng 8 năm 2023)
Địa lý
Vị tríBiển Đông
Tọa độ8°39′57″B 111°40′36″Đ / 8,66583°B 111,67667°Đ / 8.66583; 111.67667 (đá Lát)
Tổng số đảo1
Các đảo chínhĐảo Đá Lát
Diện tích0.5 km2 (đảo Đá Lát)
Quản lý
Quốc gia quản lý Việt Nam
TỉnhKhánh Hòa
HuyệnTrường Sa
Thị trấnTrường Sa
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam

Đá Lát (tiếng Anh: Ladd Reef; tiếng Trung: 日积礁; bính âm: Rìjī jiāo, Hán-Việt: Nhật Tích tiêu) là một rạn san hô thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đá Lát là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài LoanTrung Quốc. Việt Nam kiểm soát đá này từ ngày 5 tháng 2 năm 1988, quy thuộc nó vào thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, đồng thời duy trì một ngọn hải đăng tại đây.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1843, trong chuyến đi biển trên chiếc tàu săn cá voi mang tên Cyrus, thuyền trưởng Richard Spratly ghi nhận hai vùng nguy hiểm đối với tàu bè: rạn san hô được ông đặt tên là Ladd Reef, tức đá Lát, dựa theo họ của thuyền trưởng Ladd trên tàu Austen; hòn đảo gần đó được đặt là Spratly's Sandy Island,[1] tức đảo Trường Sa.

Bản đồ hành chính Việt Nam[2][3] đều thể hiện danh từ riêng là Lát còn danh từ chung để mô tả thực thể là đá. Về bản chất địa lý, đá Lát không phải là một đảo mà là rạn san hô.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Đảo Đá Lát trước khi được bồi đắp

Trong số các thực thể địa lý do Việt Nam kiểm soát ở Trường Sa, đá Lát là đá nằm xa nhất về phía tây (gần đất liền Việt Nam nhất),[4] cách đảo Trường Sa khoảng 13,3 hải lý (24,6 km) về phía tây.

Rạn san hô đá Lát nằm theo trục đông bắc-tây nam, có chiều dài khoảng 6,4 km, chiều rộng khoảng 1,6 km và diện tích là 9,9 km². Ở giữa rạn san hô này có một vụng biển kín, nhưng Việt Nam đã đào một kênh nước nối từ biển vào năm 2016.[5]

Đá Lát chìm ngập dưới nước khi thủy triều lên, nhưng khi thủy triều xuống thấp thì có nhiều hòn đá riêng lẻ nhô lên khỏi mặt biển.[6]

Hải đăng Đá Lát
Hải đăng Đá Lát trên bản đồ Biển Đông
Hải đăng Đá Lát
Hải đăng Đá Lát
Tọa độ 8°39′58,3″B 111°39′51,2″Đ / 8,65°B 111,65°Đ / 8.65000; 111.65000 (Hải đăng đá Lát)
Năm khởi xây 1994 (1994)
Vật liệu xây thân thép
Màu / dấu hiệu đỏ trắng xen kẽ
Chiều cao công trình (tính đến đế) 42 m
Nguồn sáng Đèn chính: VMS RB220
Đèn phụ: HD 300
Tầm chiếu sáng Ngày: 15 hải lý
Đêm: 18 hải lý
Đặc tính ánh sáng Fl W 5s
Số Admiralty F2825.1
Số NGA 20290
Số ARLHS SPR-004

Công trình nhân tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Có một tổ hợp kiến trúc gọi là Đảo Đá Lát, có tọa độ địa lý ghi trên bia chủ quyền là 8°40′10″B 111°40′23″Đ / 8,66944°B 111,67306°Đ / 8.66944; 111.67306. Tổ hợp này gồm nhà lâu là dùng làm nơi đồn trú của hải quân nối với một nhà văn hóa đa năng (được hoàn thành vào tháng 10 năm 2018[7]).

Đầu tháng 11 năm 2022, Việt Nam tiến hành bồi đắp và cải tạo điểm Đảo Đá Lát thành một đảo nhân tạo.[8] Diện tích đất bồi đắp của Đảo Đá Lát tính đến tháng 11 năm 2024 là khoảng 50 ha.

Hải đăng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1994, một hải đăng được Việt Nam xây trên nền san hô cách nơi đồn trú của hải quân 1.100 m về phía tây-tây nam, có kết cấu bằng thép với những lỗ xiên hoa.[9] Chiều cao tháp đèn là 42 m, tầm hiệu lực ban ngày là 15 hải lý còn ban đêm là 18 hải lý.[4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Tàu ngầm O 19 bị mắc cạn tại bãi Đá Lát

Trong Thế Chiến II, trên đường đi sang vịnh Subic, Philippines, tàu ngầm Hà Lan O 19 đã bị mắc cạn tại bãi san hô ngầm này vào ngày 8 tháng 7, 1945. Không thể rút ra khỏi nơi mắc cạn, thủy thủ đoàn của nó được tàu ngầm Hoa Kỳ USS Cod (SS-224) giải cứu; và để ngăn con tàu không bị đối phương chiếm, O 19 bị phá hủy bằng chất nổ, hải pháo và ngư lôi phóng từ USS Cod.[10][11]

Thực hiện chiến dịch CQ88, 9 giờ 30 phút ngày 5 tháng 2 năm 1988, dưới sự chỉ huy của Đại tá Phạm Công Phán - Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 chỉ huy tàu HQ611 và HQ712, hải quân Việt Nam đã đổ bộ lên Đá Lát và triển khai lực lượng công binh làm nhà cao chân trên đảo.[12]

Ngày 20 tháng 2 năm 1988, lực lượng công binh đã xây dựng xong nhà cao chân trên bãi Đá Lát và bàn giao cho lực lượng hải quân bảo vệ đảo.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ The Nautical Magazine: A Journal of Papers on Subjects Connected with Maritime Affairs (bằng tiếng Anh). 12. Glasgow: Brown, Son and Ferguson. 1843. tr. 697.
  2. ^ Bản đồ Hành chính Việt Nam (tỉ lệ xích 1:2.200.000). Nhà Xuất bản Bản đồ (2008).
  3. ^ “Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hoà, huyện Trường Sa”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2012.
  4. ^ a b “Hải đăng đá Lát”. Trang thông tin điện tử Tổng Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Nam (Việt Nam).
  5. ^ Feast, Lincoln; Torode, Greg (8 tháng 12 năm 2016). “Exclusive: Risking Beijing's ire, Vietnam begins dredging on South China Sea reef” (bằng tiếng Anh). Reuters. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2018.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía nam (DK1). Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân (Việt Nam). 2011.
  7. ^ “Đà Nẵng ở Trường Sa”. Báo Đà Nẵng. 6 tháng 2 năm 2019.
  8. ^ “Vietnam's Major Spratly Expansion”. Asia Maritime Transparency Initiative (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022.
  9. ^ Mai Thắng (27 tháng 6 năm 2012). “Đèn biển Trường Sa không bao giờ tắt”. Tin tức. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2012.
  10. ^ “Dutch Submarines: The submarine O 19”. dutchsubmarines.com. 2012. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2013.
  11. ^ Naval Historical Center. Cod (SS-224). Dictionary of American Naval Fighting Ships. Navy Department, Naval History and Heritage Command. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2022.
  12. ^ “Đảo Đá Lát: Bảo vệ bình yên cho ngư dân vươn khơi bám biển”. Báo Long An. 19 tháng 8 năm 2019.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Việt Nam được nâng hạng thị trường thì sao?
Việt Nam được nâng hạng thị trường thì sao?
Emerging Market – Thị trường mới nổi là gì? Là cái gì mà rốt cuộc người người nhà nhà trong giới tài chính trông ngóng vào nó
Cái nhìn tổng quát về Kokomi - Genshin Impact
Cái nhìn tổng quát về Kokomi - Genshin Impact
Dựa vào một số thay đổi, hiện giờ nguồn sát thương chính của Kokomi sẽ không dựa vào Bake Kurage (kỹ năng nguyên tố/E) mà sẽ từ những đòn đánh thường
Nhân vật Shuna - Vermilion Vegetable trong Tensura
Nhân vật Shuna - Vermilion Vegetable trong Tensura
Shuna (朱菜シュナ shuna, lit. "Vermilion Vegetable "?) là một majin phục vụ cho Rimuru Tempest sau khi được anh ấy đặt tên.
Wanderer: A Glimpse into the Enigmatic Explorers of Genshin Impact
Wanderer: A Glimpse into the Enigmatic Explorers of Genshin Impact
The Wanderer from Inazuma is now a playable character, after 2 years of being introduced as Scaramouche