Thực thể địa lý tranh chấp Đảo Bến Lạc | |
---|---|
![]() Ảnh vệ tinh chụp đảo Bến Lạc (NASA) | |
Địa lý | |
Vị trí | Biển Đông |
Tọa độ | 11°04′54″B 115°01′26″Đ / 11,08167°B 115,02389°Đ |
Diện tích | 0,186 km2 (0,072 dặm vuông Anh) |
Quản lý | |
Quốc gia quản lý | ![]() |
Tỉnh | Palawan |
Đô thị | Kalayaan |
Tranh chấp giữa | |
Quốc gia | ![]() |
Quốc gia | ![]() |
Quốc gia | ![]() |
Quốc gia | ![]() |
Đảo Bến Lạc[1] còn gọi là đảo Dừa (tên cũ)[2] (tiếng Anh: West York Island; tiếng Filipino: Likas; giản thể: 西月岛; phồn thể: 西月島; bính âm: Xīyuè dǎo, Hán-Việt: Tây Nguyệt đảo) là một đảo san hô thuộc cụm Loại Ta của quần đảo Trường Sa. Đây là đảo đứng thứ ba về mặt diện tích tự nhiên trong quần đảo.
Đảo Bến Lạc là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện Philippines đang kiểm soát đảo này từ năm 1968.[3]
Đảo có chiều dài 500 m, chiều rộng 320 m và diện tích là 0,15 km²[4] hay 0,186 km² theo Philippines.
Có nhiều cây bụi và dừa bao phủ đảo. Rùa biển cũng chọn nơi đây làm nơi trú ngụ.[5]
Trong Thế chiến II, quân Nhật chiếm đảo và xây dựng các công trình kiên cố nhỏ, dấu tích vẫn còn dưới dạng tàn tích. Sau chiến tranh, Philippines dần khẳng định quyền kiểm soát, chính thức hóa tuyên bố dưới sắc lệnh năm 1978 của Tổng thống Ferdinand Marcos, thành lập đô thị Kalayaan.
Philippines coi đảo Bến Lạc là một phần của Nhóm đảo Kalayaan thuộc tỉnh Palawan, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền dựa vào "Đường chín đoạn", gọi đảo này là Tây Nguyệt đảo, trong khi đó Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền dựa trên các lập luận lịch sử và địa lý.
|