Apollo 1

Apollo 1
Grissom, White, và Chaffee đứng trước bệ phóng chứa phương tiện vũ trụ AS-204
Gus Grissom, Ed White, và Roger B. Chaffee
đứng trước bệ phóng
chứa phương tiện vũ trụ AS-204
TênAS-204, Apollo 1
Dạng nhiệm vụChuyến bay thử nghiệm tàu vũ trụ có người lái
Nhà đầu tưNASA
Thời gian nhiệm vụLên đến 14 ngày (dự kiến)
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ
Thiết bị vũ trụCSM-012
Dạng thiết bị vũ trụMô-đun chỉ huy và dịch vụ Apollo, Block I
Nhà sản xuấtNorth American Aviation
Khối lượng phóng20.000 kilôgam (45.000 lb)
Phi hành đoàn
Số lượng phi hành đoàn3
Thành viên
Bắt đầu nhiệm vụ
Ngày phóng21 tháng 2 năm 1967 (dự kiến)
Tên lửaSaturn IB AS-204
Địa điểm phóngMũi Kennedy, LC-34
Kết thúc nhiệm vụ
Phá hủy
Các tham số quỹ đạo
Hệ quy chiếuĐịa tâm
Chế độQuỹ đạo Trái Đất tầm thấp
Cận điểm220 kilômét (120 nmi) (dự kiến)
Viễn điểm300 kilômét (160 nmi) (dự kiến)
Độ nghiêng31 độ (dự kiến)
Chu kỳ89,7 phút (dự kiến)
Miếng vá của Apollo 1 Phi hành đoàn chính của Apollo 1
Từ trái sang phải: White, Grissom, Chaffee
← AS-202
 

Apollo 1, ban đầu được chỉ định là AS-204, theo kế hoạch là sứ mệnh có người lái đầu tiên của chương trình Apollo,[1] một nỗ lực nhằm trở thành quốc gia đầu tiên đưa người đổ bộ lên Mặt Trăng của Hoa Kỳ. Nhiệm vụ được lên kế hoạch phóng vào ngày 21 tháng 2 năm 1967 như cuộc thử nghiệm đầu tiên ở quỹ đạo Trái Đất tầm thấp của mô-đun chỉ huy và dịch vụ Apollo. Tuy nhiên, sứ mệnh này chưa bao giờ được bay; một vụ cháy cabin trong quá trình kiểm tra diễn tập cho phi vụ phóng tại Tổ hợp phóng 34 của Trạm Không quân Mũi Kennedy vào ngày 27 tháng 1 đã giết chết toàn bộ ba thành viên phi hành đoàn, bao gồm phi công chỉ huy Gus Grissom, phi công cao cấp Ed White, và phi công Roger B. Chaffee. Ngoài ra, vụ hỏa hoạn còn phá hủy mô-đun chỉ huy (CM). Tên gọi Apollo 1, vốn do đội bay chọn, đã được NASA chính thức hóa sau vụ hỏa hoạn để vinh danh các phi hành gia thiệt mạng.

Ngay sau trận hỏa hoạn, NASA đã cho thành lập Accident Review Board (tạm dịch là "Ban Điều tra Tai nạn") nhằm xác định nguyên nhân gây cháy, và cả hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ cũng chỉ đạo các ủy ban thẩm tra của riêng họ để giám sát cuộc điều tra của NASA. Nguồn cháy được xác định là do chập điện, và ngọn lửa đã lan ra nhanh chóng do vật liệu nylon dễ cháy và môi trường oxy tinh khiết áp suất cao trong cabin. Nỗ lực giải cứu đã bị ngăn chặn do cửa sập của plug door không thể mở được trước áp suất bên trong của cabin. Vì tên lửa không có nhiên liệu nên cuộc thử nghiệm không được coi là nguy hiểm, do đó công tác chuẩn bị tình huống khẩn cấp cho nó là rất kém.

Trong quá trình điều tra của Quốc hội, Thượng nghị sĩ Walter Mondale đã công khai tiết lộ một tài liệu nội bộ của NASA trích dẫn các vấn đề với nhà thầu chính của Apollo là North American Aviation, về sau được biết đến với tên gọi Phillips Report. Việc tiết lộ này khiến Trưởng quản lý NASA James E. Webb xấu hổ, ông không hề hay biết gì về sự tồn tại của tài liệu, và đã gây ra nhiều tranh cãi đối với chương trình Apollo. Bất chấp sự không hài lòng của Quốc hội trước thái độ thiếu cởi mở của NASA, cả hai ủy ban quốc hội đều phán quyết rằng các vấn đề được nêu trong báo cáo không liên quan đến vụ tai nạn.

Nhũng chuyến bay Apollo có người lái đã bị đình chỉ hai mươi tháng trong khi các phần cứng của mô-đun chỉ huy được xử lý. Tuy nhiên, công tác phát triển cũng như các chuyến bay thử không người lái của mô-đun Mặt Trăng (LM) và tên lửa Saturn V vẫn được tiếp tục. Phương tiện phóng Saturn IB của Apollo 1, AS-204, đã được sử dụng trong chuyến bay thử đầu tiên của LM là Apollo 5. Về sau, sứ mệnh Apollo có người lái đầu tiên đã được thực hiện thành công với phi hành đoàn dự phòng của Apollo 1 trong nhiệm vụ Apollo 7 vào tháng 10 năm 1968.

Phi hành đoàn[sửa | sửa mã nguồn]

Vai trò Phi hành gia
Phi công chỉ huy Gus Grissom
Chuyến bay thứ ba (lẽ ra)
Phi công cao cấp Edward H. White II
Chuyến bay thứ hai (lẽ ra)
Phi công Roger B. Chaffee
Chuyến bay thứ nhất (lẽ ra)
[2]

Phi hành đoàn dự phòng thứ nhất (tháng 4 – tháng 12 năm 1966)[sửa | sửa mã nguồn]

Vai trò Phi hành gia
Phi công chỉ huy James A. McDivitt
Phi công cao cấp David R. Scott
Phi công Russell L. "Rusty" Schweickart
Phi hành đoàn này đã bay trên Apollo 9.[2]

Phi hành đoàn dự phòng thứ hai (tháng 12 năm 1966 – tháng 1 năm 1967)[sửa | sửa mã nguồn]

Vai trò Phi hành gia
Phi công chỉ huy Walter M. "Wally" Schirra Jr.
Phi công cao cấp Donn F. Eisele
Phi công R. Walter Cunningham
Phi hành đoàn này đã bay trên Apollo 7.

Các kế hoạch chuyến bay thử nghiệm Apollo có phi hành đoàn[sửa | sửa mã nguồn]

Chân dung chính thức của các phi hành đoàn chính và dự phòng của AS-204 cho đến ngày 1 tháng 4 năm 1966. Phi hành đoàn dự phòng (đang đứng) gồm McDivitt (giữa), Scott (trái) và Schweickart được thay thế bởi Schirra, Eisele và Cunningham vào tháng 12 năm 1966.

AS-204 là chuyến bay thử nghiệm có người lái đầu tiên của mô-đun chỉ huy và dịch vụ Apollo (CSM) lên quỹ đạo Trái Đất, với phương tiện phóng là một tên lửa đẩy Saturn IB. Mục tiêu của phi vụ là nhằm thử nghiệm các hoạt động phóng, các cơ sở theo dõi và điều khiển trên mặt đất cũng như hiệu suất của tổ hợp phóng Apollo-Saturn và có thể kéo dài tới hai tuần, tùy thuộc vào hoạt động của tàu vũ trụ.[3]

CSM cho chuyến bay này mang số hiệu 012, do North American Aviation (NAA) chế tạo, là một phiên bản Block I được thiết kế trước khi chiến lược điểm hẹn quỹ đạo Mặt Trăng được lựa chọn; do đó nó thiếu đi khả năng ghép nối với mô-đun Mặt Trăng. Điều này đã được đưa vào trong thiết kế của CSM Block II, cùng với các bài học rút ra từ Block I. Block II sẽ được bay thử nghiệm với LM một khi LM sẵn sàng.[4]

Giám đốc Điều hành Phi hành đoàn Deke Slayton đã chọn ra phi đội Apollo đầu tiên vào tháng 1 năm 1966, với Grissom làm phi công chỉ huy, White là phi công cao cấp, và tân binh Donn F. Eisele đảm nhiệm vị trí phi công. Nhưng Eisele đã bị trật khớp vai hai lần trên máy bay huấn luyện không trọng lượng KC-135 và phải phẫu thuật vào ngày 27 tháng 1. Slayton thay thế ông bằng Chaffee,[5] và NASA đã thông báo kết quả lựa chọn phi đội vào ngày 21 tháng 3 năm 1966. James McDivitt, David ScottRussell Schweickart là những cái tên được chọn vào phi hành đoàn dự phòng.[6]

Ngày 29 tháng 9, Walter Schirra, Eisele, và Walter Cunningham được chọn vào phi hành đoàn chính cho chuyến bay thử nghiệm thứ hai của CSM Block I, AS-205.[7] NASA dự định tiếp nối phi vụ này với một chuyến bay thử không người lái của LM (AS-206), sau đó sứ mệnh có người lái thứ ba sẽ là chuyến bay kép được định danh AS-278 (hoặc AS-207/208), trong đó AS-207 sẽ phóng lên CSM Block II đầu tiên có phi hành đoàn, sau đó thực hiện một cuộc gặp gỡ và cập bến với chiếc LM không có người lái được phóng trên AS-208.[8]

Tháng 3 năm 1966, NASA nghiên cứu về khả năng thực hiện sứ mệnh Apollo đầu tiên như một cuộc hẹn chung trong không gian với sứ mệnh cuối cùng thuộc Dự án GeminiGemini 12 vào tháng 11 cùng năm.[9] Tuy nhiên, vào tháng 5, sự chậm trễ trong việc giúp Apollo sẵn sàng bay và thời gian cần thêm để kết hợp khả năng tương thích với Gemini đã khiến ý tưởng ấy trở nên không thực tế.[10] Điều này đã trở thành vấn đề đem ra bàn luận khi việc không chuẩn bị kịp thời cho trạng thái sẵn sàng của tàu vũ trụ AS-204 đã khiến thời hạn mục tiêu vào quý 4 năm 1966 bị bỏ lỡ, và sứ mệnh phải dời lại sang ngày 21 tháng 2 năm 1967.[11]

Thư viện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Các phi hành gia (từ trái sang phải) Gus Grissom, Ed White, và Roger Chaffee đang đứng trước Tổ hợp Phóng 34, nơi đang dựng tên lửa Saturn 1. Các phi hành gia này chết vào 10 ngày sau bởi một vụ cháy trong mô-đun chỉ huy.
Bên trong cabin của Apollo 1 sau vụ cháy.

Trong văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Vụ tai nạn và hậu quả của nó là chủ đề cho tập 2, "Apollo One", thuộc loạt miniseries năm 1998 của HBO From the Earth to the Moon.[12]
  • Sứ mệnh và vụ tai nạn đã được đề cập trong loạt phim truyền hình năm 2015 The Astronaut Wives Club của ABC ở các tập 8 ("Rendezvous")[13] và 9 ("Abort").[14]
  • Sự cố là chủ đề cho track "Fire in the Cockpit" từ album năm 2015 The Race for Space của ban nhạc Public Service Broadcasting.[15]
  • Sự cố được xuất hiện trong bộ phim năm 2018 Bước chân đầu tiên.[16][17]
  • Một đoạn kịch ngắn về vụ tai nạn được chiếu ở đầu bộ phim năm 1995 Apollo 13.
  • Vụ tai nạn và sự nhấn mạnh sau đó về tính an toàn trong NASA là chủ đề điều tra ở hai tập đầu loạt phim Cuộc chiến không gian của Apple TV+.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ertel, Ivan D.; Newkirk, Roland W.; và đồng nghiệp (1969–1978). “Part 1 (H): Preparation for Flight, the Accident, and Investigation: March 25 – April 24, 1967”. The Apollo Spacecraft: A Chronology. IV. Washington, D.C.: NASA. LCCN 69060008. OCLC 23818. NASA SP-4009. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2011.
  2. ^ a b “Apollo 1 Prime and Backup Crews”. NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2019.
  3. ^ Benson, Charles D.; Faherty, William Barnaby (1978). Moonport: A History of Apollo Launch Facilities and Operations. NASA History Series. NASA. LCCN 77029118. NASA SP-4204. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2013.
  4. ^ Courtney G. Brooks; James M. Grimwood; Loyd S. Swenson (1979). “Command Modules and Program Changes”. Chariots for Apollo: A History of Manned Lunar Spacecraft. NASA. ISBN 0-486-46756-2. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2016.
  5. ^ Teitel, Amy Shira (4 tháng 12 năm 2013) [2013], “How Donn Eisele Became "Whatshisname," the Command Module Pilot of Apollo 7”, Popular Science
  6. ^ 'Open End' Orbit Planned for Apollo”. The Pittsburgh Press. Pittsburgh, PA. United Press International. 4 tháng 8 năm 1966. tr. 20. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2010.
  7. ^ Brooks, Courtney G.; Grimwood, James M.; Swenson, Loyd S. (1979). “Preparations for the First Manned Apollo Mission”. Chariots for Apollo: A History of Manned Lunar Spacecraft. Courier Corporation. ISBN 978-0-486-46756-6. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2016.
  8. ^ Courtney G Brooks; James M. Grimwood; Loyd S. Swenson (1979). “Plans and Progress in Space Flight”. Chariots for Apollo: A History of Manned Lunar Spacecraft. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2016.
  9. ^ “3 Crewmen Picked For 1st Apollo Flight”. The Palm Beach Post. 58 (32). West Palm Beach, FL. Associated Press. 22 tháng 3 năm 1966. tr. 1. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2013 – qua Newspapers.com.
  10. ^ “Apollo Shot May Come This Year”. The Bonham Daily Favorite. Bonham, TX. United Press International. 5 tháng 5 năm 1966. tr. 1. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2013.
  11. ^ Orloff, Richard W. (tháng 9 năm 2004) [2000]. “Apollo 1 – The Fire: January 27, 1967”. Apollo by the Numbers: A Statistical Reference. NASA History Series. Washington, DC: NASA. ISBN 0-16-050631-X. LCCN 00061677. NASA SP-2000-4029. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2013.
  12. ^ Malik, Tariq (23 tháng 9 năm 2005). “DVD Review: From the Earth to the Moon”. Space.com. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2018.
  13. ^ Falcone, Dana Rose (31 tháng 7 năm 2015). 'The Astronaut Wives Club' recap: The Space Race takes a solemn turn”. Entertainment Weekly (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2018.
  14. ^ Falcone, Dana Rose (6 tháng 8 năm 2015). 'The Astronaut Wives Club' recap: Abort”. Entertainment Weekly (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2018.
  15. ^ Mongredien, Phil (22 tháng 2 năm 2015). “Public Service Broadcasting: The Race for Space review – a smart follow-up”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2018.
  16. ^ Gleiberman, Owen (29 tháng 8 năm 2018). “Film Review: 'First Man'. Variety. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2021.
  17. ^ Howell, Peter (11 tháng 10 năm 2018). “Ryan Gosling's First Man is a space hero with soul”. Toronto Star. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Entoma Vasilissa Zeta - Overlord
Nhân vật Entoma Vasilissa Zeta - Overlord
Entoma Vasilissa Zeta (エ ン ト マ ・ ヴ ァ シ リ ッ サ ・ ゼ ー タ, εντομα ・ βασιλισσα ・ ζ) là một chiến hầu người nhện và là thành viên của "Pleiades Six Stars," đội chiến hầu của Great Tomb of Nazarick. Cô ấy được tạo ra bởi Genjiro.
Sự khác biệt về mặt
Sự khác biệt về mặt "thông số" của Rimuru giữa hai phiên bản WN và LN
Những thông số khác nhau giữa 2 phiên bản Rimuru bản Web Novel và Light Novel
Hướng dẫn build đồ cho Barbara - Genshin Impact
Hướng dẫn build đồ cho Barbara - Genshin Impact
Barbara là một champ support rất được ưa thích trong Genshin Impact
So sánh Hutao và Childe - Genshin Impact
So sánh Hutao và Childe - Genshin Impact
Bài viết có thể rất dài, nhưng phân tích chi tiết, ở đây tôi muốn so sánh 𝐠𝐢𝐚́ 𝐭𝐫𝐢̣ của 2 nhân vật mang lại thay vì tập trung vào sức mạnh của chúng