Perseverance (xe tự hành)

Perseverance
Một phần của Mars 2020
upright=300px
Hình ảnh xe tự hành Perseverance đang hạ cánh.
Loạixe tự hành Sao Hỏa
Tên khác
  • Mars 2020 rover
  • Percy
Nhà sản xuấtJet Propulsion Laboratory
Thông số kỹ thuật
Khối lượng phóng1.025 kg (2.260 lb)
Năng lượng110 W (0,15 hp)
Thiết bị

Perseverance, có biệt danh là Percy,[1][2] là một xe tự hành Sao Hỏa có kích thước bằng một chiếc ô tô được thiết kế để khám phá miệng núi lửa Jezero trên Sao Hỏa trong khuôn khổ Sứ mệnh Mars 2020 của NASA. Chiếc xe tự hành này được sản xuất bởi Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực và được phóng vào ngày 30 tháng 7 năm 2020, lúc 11:50 UTC.[3] Người ta xác nhận rằng con tàu đem theo chiếc xe đã hạ cánh trên Sao Hỏa vào ngày 18 tháng 2 năm 2021 lúc 20:55 UTC.[4]

Nó được thiết kế giống như chiếc sản xuất cùng loại trước đó là Curiosity. Kể từ ngày 19 tháng 2 năm 2021, Perseverance đã ở trên sao Hỏa được 5 sol. Perseverance mang theo các dụng cụ khoa học, 19 máy ảnh và 2 micrô.[5] Xe tự hành này mang theo máy bay trực thăng mini Ingenuity, một chiếc máy bay thử nghiệm sẽ thực hiện chuyến bay chạy bằng năng lượng đầu tiên trên một hành tinh khác.

Mục tiêu của chuyến thám hiểm này bao gồm việc tìm kiếm các môi trường trên sao Hỏa trong quá khứ có khả năng hỗ trợ sự sống, tìm kiếm sự sống vi sinh vật có thể có trong các môi trường đó, thu thập các mẫu đất đá trên bề mặt sao Hỏa và thử nghiệm khả năng sản xuất oxy từ khí quyển sao Hỏa để chuẩn bị cho các nhiệm vụ có người lái trong tương lai.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “NASA EDGE: Mars 2020 Rollout”. nasa.gov. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021. Phạm vi công cộng Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  2. ^ Landers, Rob (ngày 17 tháng 2 năm 2021). “It's landing day! What you need to know about Perseverance Rover's landing on Mars”. Florida Today. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  3. ^ “Launch Windows”. mars.nasa.gov. NASA. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2020. Phạm vi công cộng Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  4. ^ mars.nasa.gov. “Touchdown! NASA's Mars Perseverance Rover Safely Lands on Red Planet”. NASA. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2021. Phạm vi công cộng Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  5. ^ “Mars 2020 Landing Press Kit” (PDF). Jet Propulsion Laboratory. NASA. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2021. Phạm vi công cộng Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  6. ^ “Overview”. mars.nasa.gov. NASA. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020. Phạm vi công cộng Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cốt truyện của Drakengard - Nier - NieR: Automata. Phần 1: Drakengard 3
Cốt truyện của Drakengard - Nier - NieR: Automata. Phần 1: Drakengard 3
Thoạt nhìn thì người ta sẽ chẳng thấy có sự liên kết nào giữa Drakengard, Nier và NieR: Automata cả
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Ibara Mayaka (伊原 摩耶花, Ibara Mayaka ) là một trong những nhân vật chính của Hyouka
Tại sao đá vô cực không hoạt động ở TVA
Tại sao đá vô cực không hoạt động ở TVA
TVA (Cơ quan quản lý phương sai thời gian)
Cái chết bí ẩn của thảo thần tiền nhiệm và sự kiện tại Sumeru
Cái chết bí ẩn của thảo thần tiền nhiệm và sự kiện tại Sumeru
Như chúng ta đều biết, mỗi đất nước mà chúng ta đi qua đều sẽ diễn ra một sự kiện mà nòng cốt xoay quanh các vị thần