Bài này không có nguồn tham khảo nào. (tháng 8 năm 2008) |
Cao Ly Trung Túc Vương 고려 충숙왕 | |||||
---|---|---|---|---|---|
Vua Cao Ly (Triều đại đầu tiên) | |||||
Tại vị | 1313 – 1330 | ||||
Tiền nhiệm | Cao Ly Trung Tuyên Vương | ||||
Kế nhiệm | Cao Ly Trung Huệ Vương | ||||
Vua Cao Ly (Triều đại thứ hai) | |||||
Tại vị | 1332 – 1339 | ||||
Tiền nhiệm | Cao Ly Trung Huệ Vương | ||||
Kế nhiệm | Cao Ly Trung Huệ Vương | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | 30 tháng 7 năm 1294 Cao Ly | ||||
Mất | 3 tháng 3, 1339 Cao Ly | (44 tuổi)||||
An táng | Nghị lăng | ||||
Hậu phi | Cung Nguyên Vương hậu | ||||
Hậu duệ | Cao Ly Trung Huệ Vương Cao Ly Cung Mẫn Vương | ||||
| |||||
Tôn giáo | Phật giáo |
Cao Ly Trung Túc Vương | |
Hangul | 충숙왕 |
---|---|
Hanja | 忠肅王 |
Romaja quốc ngữ | Chungsuk wang |
McCune–Reischauer | Ch'ungsuk wang |
Hán-Việt | Trung Túc Vương |
Cao Ly Trung Túc Vương (Hangul: 고려 충숙왕; chữ Hán: 高麗 忠肅王; 30 tháng 7 năm 1294 – 3 tháng 5 năm 1339, trị vì 1313 – 1330 và 1332 – 1339), là vua thứ 27 của vương triều Cao Ly tại Triều Tiên. Túc Vương húy là Vương Đào (왕도, 王燾), tự Nghi Hiếu (의효, 宜孝), tên Mông Cổ là A Lạt Thắc Nột Thất Lý (阿剌忒訥失里).
Ông là con trai của Cao Ly Trung Tuyên Vương và Ý phi Dã Tốc Chân.
Năm 1313, Trung Tuyên Vương buộc phải thoái vị và đã nhường ngôi cho Trung Túc Vương. Túc Vương chưa có con trai nên một tông thất là Vương Cảo (왕고, 王暠) đã nhận vị Thế tử và sang Trung Quốc làm con tin. Vương Cảo là con của Giang Dương công Vương Tư và là cháu nội của Cao Ly Trung Liệt Vương.
Năm 1321, Trung Túc Vương đã có con trai là Trung Huệ Vương. Điều này khiến cho Thế tử Vương Cảo bị phế và đã lập liên minh với Nguyên Anh Tông bắt giam Trung Túc Vương. Tuy nhiên, Nguyên Anh Tông đã bị ám sát vào năm 1323 và kế hoạch bị hủy bỏ.
Túc Vương được quay về nước năm 1325, nhường ngôi cho Trung Huệ Vương vào 5 năm sau. Tuy nhiên, Trung Túc Vương đã phục vị hai năm sau đó do Trung Huệ Vương bị nhà Nguyên lật đổ.
Trung Túc Vương mất năm 1339, truy thụy là Trung Túc Ý Hiếu Đại Vương (忠肅懿孝大王), táng tại Nghị lăng (毅陵). Trung Huệ Vương tái lên ngôi lần 2.