Cuốn từ điển kì bí

Cuốn từ điển kì bí
Bìa tập 1 của bản tiếng Nhật.
キテレツ大百科
(Kiteretsu Daihyakka)
Thể loạiKhoa học viễn tưởng, hài hước
Manga
Tác giảFujiko Fujio
Nhà xuất bảnNhật Bản Shogakukan
Cờ Việt Nam Nhà xuất bản Kim Đồng
Đối tượngKodomo
Tạp chíKodomo no Hikari
Đăng tảitháng 4 năm 1974tháng 7 năm 1977
Số tập3
Anime truyền hình
Đạo diễnKatsuoka Hiro
Hayakawa Keiji
Hãng phimStudio Gallop
Kênh gốcFuji TV
Kênh tiếng ViệtHTV2
Phát sóng 27 tháng 3 năm 1988 9 tháng 6 năm 1996
Số tập331 (danh sách chi tiết)
Anime
Số tập1
Trò chơi điện tử
Kiteretsu Daihyakka
Phát hànhEpoch
Thể loạiHành động
Hệ máyFamicom
Ngày phát hành23 tháng 2 năm 1990
Trò chơi điện tử
Kiteretsu Daihyakka
Phát hànhVideo System
Thể loạiHành động
Hệ máyGameBoy
Ngày phát hành17 tháng 5 năm 1994
Trò chơi điện tử
Kiteretsu Daihyakka: Chōjikū Sugoroku
Phát hànhVideo System
Thể loạiBoardgame
Hệ máySuper Famicom
Ngày phát hành27 tháng 1 năm 1995
Tác phẩm liên quan
icon Cổng thông tin Anime và manga

Kiteretsu Daihyakka (キテレツ大百科 (だいひゃっか) (Kiteretsu Đại bách khoa)? n.đ.'Bách khoa toàn thư Kiteretsu') là một bộ manga khoa học viễn tưởng của Fujiko Fujio, được in nhiều kì trong tạp chí thiếu nhi Kodomo no Hikari từ tháng 4 năm 1974 đến tháng 7 năm 1977. Sau đó, bộ truyện tranh đã được chuyển thể thành 331 tập phim hoạt hình trên kênh truyền hình Fuji TV từ 27 tháng 3 năm 1988 đến 9 tháng 6 năm 1996. Một phần của bộ phim hoạt hình từng được chiếu trên đài phát thanh truyền hình Hải Phòng (THP) vào phát từ năm 1999 đến 2001, và các nhân vật khi ấy bị gọi nhầm tên sang các nhân vật của Doraemon. Nhà xuất bản Kim Đồng đã mua bản quyền và phát hành tại Việt Nam với tên là Cuốn từ điển kì bí. Phim đã được phát sóng trên kênh HTV2 với định dạng lồng tiếng Việt.

Có nhiều điểm tương tự trong cách sắp xếp và sự xuất hiện của nhân vật chính giống như Doraemon, cũng được Fujio Fujiko sáng tác, mặc dù nội dung câu chuyện hoàn toàn khác.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Kiteretsu là một cậu bé mới chỉ học tiểu học nhưng rất say mê nghiên cứu, chế tạo máy móc. Một lần, qua câu chuyện của bố, cậu tìm được những cuốn từ điển toàn giấy trắng và kính thần thông mà cụ cố Kiteretsu để lại, và nhận ra nếu đọc thông qua kính thần thông thì có thể thấy được nội dung trong đó - chính là những phát minh đầy thú vị. Cậu đã chế tạo ra Korosuke để giúp đỡ mình trong công việc chế tạo.

Nhiều mẩu chuyện về những phát minh của Kiteretsu cũng có vẻ tương tự như Doraemon, thường là những phát minh được sử dụng quá đà hoặc sai mục đích hay dẫn tới tình huống trớ trêu.

Nhân vật

[sửa | sửa mã nguồn]
Kiteretsu (キテレツ?)
Tên thật là Kite Ei'ichi (木手 (きて) 英一 (えいいち) (Mộc Thủ Anh Nhất)?), nhân vật chính của câu chuyện, rất say mê chế tạo nhưng chơi rất dở môn bóng chày, cậu ấy hay bị mẹ sai việc và mắng vì ham sáng chế đến quên ăn quên ngủ.
Korosuke (コロ (すけ) (Koro Trợ)?)
Vốn là một Robot trợ giúp do Kiteretsu chế tạo. Tính tình khá hậu đậu, thích ăn bánh Kôrôkkê. Quan hệ của cậu với gia đình Kite giống như quan hệ của Doraemon với gia đình Nobi.
Miyo-chan (みよちゃん?)
Tên đầy đủ là Nonohana Miyoko (野々 (のの) (はな) みよ ()?), bạn nữ cùng lớp chơi thân với Kiteretsu.
Buta Gorilla (ブタゴリラ Butagorira?)
Tên thật là Kumada Kaoru (熊田 (くまだ) (かおる)?), bạn cùng lớp của Kiteretsu, là đội trưởng đội bóng chày, khá giống Jaian nhưng cậu ta không mê hát.
Tongari (トンガリ Tongari?)
Tên đầy đủ là Tongari Kouji ( (とんがり) 浩二 (こうじ)?) Bạn cùng lớp của Kiteretsu. Khá giống Suneo, Tongari là con nhà giàu và hay đi chơi cùng với Buta Gorilla.
Kiteretsu-sai (キテレツ (さい)?)
Tên thật là Kite Einoshin (木手 (きて) 英之進 (えいのしん) (Mộc Thủ Anh Chi Tiến)?), là cụ cố của Kiteretsu, người đã viết ra cuốn từ điển. Ông sống vào thời Edo, cách thời của Kiteretsu là 120 năm. Tuy vốn là nông dân nhưng ông có kiến thức sáng chế đi trước con người rất nhiều. Do sáng chế máy bay thành công, ông bị người dân cùng thời dị nghị, cho rằng ông làm tà phép nên đã bị tù giam suốt đời. Trong manga, ông chỉ xuất hiện đúng 1 lần khi giúp Kiteretsu sửa cỗ máy thời gian. Trong anime, ông xuất hiện nhiều hơn, chủ yếu khi Kiteretsu cùng 4 người dùng cỗ máy thời gian về quá khứ.

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy truyện có nhiều nét giống Doraemon nhưng sự khác biệt rõ nhất là cách xây dựng nhân vật. Tuy nhiên, những phát minh không phải đến từ tương lai mà là từ quá khứ (cuốn từ điển của cụ cố). Ngoài ra, Kiteretsu lại là một cậu bé thiên tài, rất say mê tìm tòi chứ không lười nhác như Nobita. Bên cạnh đó, khác với mèo máy Doraemon, Korosuke lại khá hậu đậu, nhiều khi làm hỏng những phát minh của Kiteretsu.

Truyện tranh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cuốn từ điển kì bí vol.1-3 (Tentōmushi Comics, Shogakukan, 1977)
  • Cuốn từ điển kì bí vol.1-4 (Fujiko Fujio Land, Chūō Kōron Shinsha, 1984)
  • Cuốn từ điển kì bí vol.1-2 (Shogakukan Koro Koro Bunko, Shogakukan, 1984)
  • My First BIG Kiteretsu vol.1-2 (Shogakukan, 2003)

Trò chơi điện tử

[sửa | sửa mã nguồn]
Bìa trò chơi năm 1994

Vào ngày 23 tháng 2 năm 1990, Epoch đã xuất bản trò chơi hành động Kiteretsu Daihyakka trên hệ máy Famicom. Một trò chơi cùng tên Kiteretsu Daihyakka được xuất bản bởi Video System ngày 17 tháng 5 năm 1994 và một trò chơi khác mang tên Kiteretsu Daihyakka: Chōjikū Sugoroku ra mắt vào ngày 27 tháng 1 năm 1995 cũng bởi Video System trên hệ máy Super Famicom. Một trò chơi khác được làm bởi Sega Pico.

Phim truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 1 năm 2002, NHK đã trình chiếu một phim hành động hai giờ kết hợp công nghệ CGI, Korosuke được Mami Koyama lồng tiếng, Mami Koyama cũng là người đã tham gia lồng tiếng cho nhân vật Korosuke trong phiên bản hoạt hình.

Phim hoạt hình

[sửa | sửa mã nguồn]

(Tên nhân vật - LT Nhật - LT Việt)

Những người thực hiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát chủ đề

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát mở đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách các bài hát mở đầu, bao gồm tiêu đề theo tập và tên ca sĩ trong ngoặc đơn.

  1. Oyome-san ni Natte Agenaizo (tập.1-24, Moritani Kaori)
  2. Body dake Lady (tập.25-60, Uchida Junko)
  3. Yumemiru Jikan (tập.61-86, Mori Megumi)
  4. Hajimete no Chū (tập.87-108, Anshin Papa)
  5. Suimin Fuskou (tập.109-170, Chicks)
  6. Oryōri Kōshinkyoku (tập.171-331, Yuka)

Bài hát kết thúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách các bài hát kết thúc, bao gồm tiêu đề theo tập và tên ca sĩ trong ngoặc đơn.

  1. Magical Boy Magical Heart (tập.1-16, Moritani Kaori)
  2. Race no Cardigan (tập.17-24, Sakagami Kaori)
  3. Korosuke Rock (tập.25-60, Uchida Junko)
  4. Felt no Pencase (tập.61-86, Mori Megumi)
  5. Merry ha tada no Tomodachi (ep.87-108, Fujita Toshiko)
  6. Hajimete no Chū (tập.109-170, 213-290, 311-331, Anshin Papa)
  7. Happy Birthday (tập.171-212, Yuka)
  8. Uwasa no Kiss (tập.291-310, TOKIO)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trần Hoàng Sơn cũng là DVLT cho Sewashi trong Doraemon
  2. ^ Ái Phương cũng là DVLT cho Shizuka trong Doraemon từ tập 105
  3. ^ Trương Ngọc Châu cũng là DVLT cho Shizuka từ tập 1 đến tập 104

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

http://www.nxbkimdong.com.vn/products/product/view/117/6167.html Lưu trữ 2015-10-01 tại Wayback Machine

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cảm nhận của cư dân mạng Nhật Bản về Conan movie 26: Tàu Ngầm Sắt Đen
Cảm nhận của cư dân mạng Nhật Bản về Conan movie 26: Tàu Ngầm Sắt Đen
Movie đợt này Ran đóng vai trò rất tích cực đó. Không còn ngáng chân đội thám tử nhí, đã thế còn giúp được cho Conan nữa, bao ngầu
Bạn có đồng cảm với nhân vật Thanos trong Avengers: Endgame không?
Bạn có đồng cảm với nhân vật Thanos trong Avengers: Endgame không?
[Zhihu] Bạn có đồng cảm với nhân vật Thanos trong Avengers: Endgame (2019) không?
Tìm hiểu về Chainsaw Man anime trước khi xem
Tìm hiểu về Chainsaw Man anime trước khi xem
Câu chuyện lấy bối cảnh ở một thế giới giả tưởng nơi tồn tại những con quái vật được gọi là ác quỷ, và thế giới này đang phải chịu sự tàn phá của chúng.
Review Doctor John - “Vì là con người, nên nỗi đau là có thật”
Review Doctor John - “Vì là con người, nên nỗi đau là có thật”
“Doctor John” là bộ phim xoay quanh nỗi đau, mất mát và cái chết. Một bác sĩ mắc chứng CIPA và không thể cảm nhận được đau đớn nhưng lại là người làm công việc giảm đau cho người khác