Fujiko Fujio

Fujiko F. Fujio
SinhHiroshi Fujimoto
1 tháng 12 năm 1933
Takaoka, Toyama, Nhật Bản
Mất23 tháng 9, 1996(1996-09-23) (62 tuổi)
Shinjuku, Tokyo, Nhật Bản
Nghề nghiệpSáng tác truyện tranh
Năm hoạt động1951–1996
Giải thưởngGiải Manga Shogakukan (1963, 1982)
Tesuka Ozamu Cultural Prize (1997)
Fujiko Fujio (A)
SinhAbiko Motoo
(1934-03-10)10 tháng 3, 1934
Himi, Toyama,
Mất7 tháng 4, 2022(2022-04-07) (88 tuổi)
Tokyo, Nhật Bản
Năm hoạt động1951–2022
Tác phẩm nổi bậtNinja Hattori
Obake no Q-tarō
Giải thưởngGiải Manga Shogakukan (1963, 1982)

Fujiko Fujio (藤子 不二雄 (Đằng Tử Bất Nhị Hùng) ふじこ ふじお?, IPA: /ɸɯdʒiko ɸɯdʒio/) là bút danh chung của hai nghệ sĩ manga Nhật Bản, người Việt gọi là Ông Hai Phú hay Ông Phú Sĩ. Tên thật của họ là Fujimoto Hiroshi (藤本 弘 (Đằng Bản Hoằng)?)(1 tháng 12 năm 193323 tháng 9 năm 1996) và Abiko Motoo (安孫子 素雄 (An Tôn Tử Tố Hùng)?)(10 tháng 3 năm 19347 tháng 4 năm 2022)

Năm 1954, hai người đều dùng cái tên "Fujiko Fujio" cho tới năm 1987, họ chia tay để theo đuổi con đường sáng tác riêng lẻ và trở thành "Fujiko F. Fujio" và "Fujiko Fujio (A)".

Tiểu sử sơ lược

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fujiko F. Fujio (藤子・F・不二雄, ふじこ・エフ・ふじお, Fujiko Efu Fujio) sinh ngày 1/12/1933 - mất ngày 23/9/1996.

Tên thật của ông là Fujimoto Hiroshi (藤本 弘, ふじもと ひろし) (Đằng Bản Hoằng). [1] Vào năm 1986, Fujimoto Hiroshi đã phát hiện mình bị ung thư gan và mắc phải căn bệnh tim. Năm 1996, ông qua đời.

  • Fujiko Fujio (A) (藤子不二雄Ⓐ, ふじこ・ふじお・エー(エイ). Fujiko Fujio Ēi) sinh ngày 10 tháng 3 năm 1934 - mất ngày 7 tháng 4 năm 2022.

Tên thật của ông là Abiko Motoo (安孫子 素雄, あびこ もとお) (An Tôn Tử Tố Hùng).

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
Doraemon với chữ ký của tác giả Fujiko F. Fujio.

Trong số các tác phẩm của cả hai, tác phẩm được biết đến rộng rãi nhất là Doraemon. Ban đầu, khi bắt đầu sáng tác truyện tranh, cả hai ông đều vẽ cùng nhau dưới bút danh "Ashizuka Fujio". Truyện tranh sáng tác của hai ông rất thành công, và đến năm 1960 giành được giải thưởng Shogakukan cho 2 manga Susume RobotTebukuro Tecchan. Tác phẩm đem lại thành công vang dội nhất cho cả hai ông chính là chú mèo máy Doraemon - một sản phẩm tưởng tượng của thế kỷ 22, tuy nhiên trên thực tế manga này không hề gây được tiếng tăm gì suốt 3 năm trời cho đến khi anime của nó được phát trên truyền hình. Đến năm 1988, hai ông ngừng hợp tác với nhau, do manga của Abiko chủ yếu dành cho lứa tuổi thanh niên, còn Fujimoto lại muốn hướng tới đối tượng là trẻ em.

Fujimoto mắc bệnh suy gan khi bước sang tuổi 60, ông qua đời vào năm 1996, thọ 62 tuổi. Ông đã lập ra nhiều quỹ Doraemon trên khắp thế giới - tại Việt Nam, Quỹ học bổng Doraemon cũng được thành lập dưới sự ủy quyền của ông và nhà xuất bản Kim Đồng làm đại diện. Có thể nói Doraemon là tác phẩm thành công nhất của ông, tác phẩm kinh điển trở thành một trong những biểu tượng văn hóa hàng đầu của Nhật Bản.

Tiểu sử chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1944, lúc cả hai còn là học sinh tiểu học, cả hai đều học khác trường. Sau đó, Abiko chuyển sang trường học của Fujimoto và họ thấy cả hai đều có sở thích là vẽ. Sau khi học trung học cơ sở, họ vẫn là bạn bè mặc dù họ đã chuyển đến trường học khác nhau. Trong khi họ là học sinh trường trung học cơ sở (1946 - 1948), họ đã đọc truyện tranh của Osamu Tezuka. Khi họ đã trở thành học sinh trường trung học phổ thông, họ bắt đầu vẽ manga cho một nhà xuất bản. Cả hai đã cho ra tác phẩm đầu tay dưới cùng bút danh là Tenshi Tama-chan.

Sau đó, Fujimoto vào làm ở một công ty bánh kẹo, và Abiko thì làm việc cho tòa soạn báo địa phương Toyama Newspaper Company của nhà xuất bản. Tuy nhiên, Fujimoto nhanh chóng phải nghỉ việc vì chấn thương do tay bị kẹt bởi máy móc. Còn Abiko thì làm quản lý, phù hợp với việc vẽ manga. Trong khi Abiko đã được làm việc cho công ty, Fujimoto tiếp tục công việc của mình là vẽ manga. Tại thời điểm này, tên của họ đã được viết dưới bút danh "Ashizuka Fujio". Năm 1953 họ xuất bản tác phẩm đầu tay The Last World War. Những năm tiếp theo (1954), họ đã quyết định đi đến Tokyo để trở thành họa sĩ chuyên nghiệp vẽ manga. Tại Tokyo, thời kì khó khăn của họ bắt đầu. Họ liên kết cùng các họa sĩ manga khác để tiếp tục công việc vẽ manga. Một thời gian, Fujimoto và Abiko chuyển về căn hộ của Tokiwa-so nơi Hiroo sinh sống.

Họ tiếp tục vẽ manga dù gặp khó khăn rất nhiều. Nhiều nhà xuất bản đã đặt đơn hàng từ họ. Họ đã trở thành một mangaka nổi tiếng. Tuy nhiên, họ bị mất việc làm trong thời gian từ 1955 đến 1956, vì năm 1955 họ trở về nhà ở Toyama để nghỉ ngơi, thế là họ bị mất trong thời hạn gần tất cả các manga. Sau đó, họ chỉ phục hồi khi các nhà xuất bản thật sự tin cậy. Trong 1959, họ tiếp tục ở Tokiwa sau đó chuyển đến Kawasaki, Kanagawa. Fujimoto đã lập gia đình năm 1962 (ở tuổi 28). Những năm sau, Fujiko Fujio nhận được giải thưởng Shogakukan Manga dành cho các manga Susume RobotTebukuro Tecchan.

Fujimoto và Abiko thành lập Studio Zero với Shin'ichi Suzuki, Shotaro Ishinomori, Jiro TsunodaKiyoichi Tsunoda. Sau đó Fujio Akatsuka tham gia và tới khi đỉnh điểm, xưởng sản xuất có đến gần 80 người. Họ sản xuất nhiều phim hoạt hình, ví dụ, Astro Boy. Fujiko Fujio tiếp tục viết manga, ví dụ Ninja Hattori-kun, Kaibutsu-kun. Sau đó, Abiko đã kết hôn năm 1966 ở tuổi 32.

Fujimoto bắt đầu sáng tác Doraemon vào cuối năm 1969, và cùng một lúc ông bắt đầu hoàn chỉnh manga dành cho thanh thiếu niên. Doraemon lần đầu tiên đã không thu hút sự chú ý của trẻ em. Mãi 3 năm sau, Doraemon gây sự chú ý bởi loạt phim hoạt hình. Tuy nhiên, đáng tiếc Doraemon không còn sự hợp tác của hai họa sĩ nữa, mà chỉ còn một họa sĩ theo đến tập cuối cùng là Fujimoto. Doraemon giờ đây thực sự nổi tiếng khắp thế giới không chỉ truyện tranh mà còn hoạt hình.

Các tác phẩm của Fujiko Fujio

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Obake no Q-tarō [2] (オバケのQ太郎 Obake no Qtarō), 1964-1969, 1971-1974
  • Utopia: Saigo no Sekai Taisen (ユートピア:西郷の世界), 1953-?

Các tác phẩm chính của Fujiko F. Fujio

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tác phẩm chính của Fujiko Fujio (A)

[sửa | sửa mã nguồn]

Các giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cho bút danh chung Fujiko Fujio

[sửa | sửa mã nguồn]

Riêng tác giả Fujiko F. Fujio

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1989 – Giải thưởng đặc biệt.
  • 1989 - Giải thưởng nhà phê bình vàng.
  • 1992 – Phim hoạt hình tiếng Nhật xuất sắc nhất của hiệp hội văn hóa Nhật.
  • Fujiko F. Fujio còn được Bộ văn hóa thông tin Việt Nam trao tặng huy chương "Chiến sĩ văn hóa" vào năm 1996 do đã đóng góp vào công tác giáo dục trẻ em qua truyện Doraemon.[4]

Giải thưởng cho Fujiko Fujio (A)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1990 – Giải thưởng đặc biệt dành cho phim Shōnen Jidai
  • 2005 – Phim hoạt hình Nhật Bản xuất sắc.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “小学館漫画賞:歴代受賞者” (bằng tiếng Nhật). Shogakukan. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2007.
  2. ^ “日本漫画家協会・協会賞受賞者” (bằng tiếng Nhật). Japanese Cartoonists Association. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2009.
  3. ^ “手塚治虫文化賞マンガ大賞” (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2007.
  4. ^ Lần đến thăm Việt Nam năm 1996 tại Nhà xuất bản Kim Đồng
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Mập và ốm: thể tạng cơ thể và chiến lược tập luyện phù hợp
Mập và ốm: thể tạng cơ thể và chiến lược tập luyện phù hợp
Bài viết này cung cấp góc nhìn tổng quát về ba loại thể tạng phổ biến nhằm giúp bạn hiểu rõ cơ thể và xây dựng lộ trình tập luyện, nghỉ ngơi và ăn uống phù hợp.
Tổng quan về Mangekyō Sharingan - Naruto
Tổng quan về Mangekyō Sharingan - Naruto
Vạn Hoa Đồng Tả Luân Nhãn là dạng thức cấp cao của Sharingan, chỉ có thể được thức tỉnh và sử dụng bởi rất ít tộc nhân gia tộc Uchiha
LK-99 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5, mảnh ghép quan trọng của thế kỉ 21
LK-99 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5, mảnh ghép quan trọng của thế kỉ 21
Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng tôi đã thành công tổng hợp được vật liệu siêu dẫn vận hành ở nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển với cấu trúc LK-99
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp là một thuật thức di truyền của gia tộc Zen’in. Có hai người trong gia tộc được xác nhận sở hữu thuật thức này