Danube (tỉnh)

Vilayet Danube
ولايت طونه
Vilâyet-i Tûna
Bulgaria: Дунавска област
Vilayet của Đế quốc Ottoman

 

 

1864–1878
 

 

 

Cờ Tỉnh Danube

Cờ
Vị trí của Tỉnh Danube
Vị trí của Tỉnh Danube
Tỉnh Danube (đỏ) năm 1877
Thủ đô Rusçuk
43°0′B 25°0′Đ / 43°B 25°Đ / 43.000; 25.000
Thống đốc
 -  1864-1868 Hafiz Ahmed Midhat Shefik Pasha
 -  1876-1877 Oman Mazhar Ahmed
Lịch sử
 -  Luật Vilayet 1864
 -  Hội nghị Berlin 1878
Dân số
 -  1864 1,995,000[1] 
Hiện nay là một phần của Romania
Ukraina
Serbia
Bulgaria

Tỉnh Danube (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman: ولايت طونه;[2] Bulgaria: Дунавска област, Dunavska(ta) oblast,[3] thông dụng hơn Дунавски вилает, Danube Vilayet) là đơn vị hành chính cấp một (vilayet) của Đế quốc Ottoman từ năm 1864 đến năm 1878.[4] Vào cuối thế kỷ 19, theo báo cáo thì tỉnh có diện tích 34.120 dặm vuông Anh (88.400 km2).[5]

Tỉnh được tạo ra từ các phần phía bắc của tỉnh Silistra dọc theo sông Danube và các eyalet Niš, Vidin và Silistra. Tỉnh này có ý định trở thành một tỉnh kiểu mẫu, thể hiện tất cả những tiến bộ mà Porte (chính phủ đế quốc) đạt được thông qua các cải cách hiện đại hóa Tanzimat.[6] Đến cuối cùng, các tỉnh (vilayet) khác mô phỏng theo tỉnh Danube được thành lập trên khắp đế quốc vào năm 1876, ngoại trừ tại bán đảo Ả Rập và tại Ai Cập bán độc lập.[6] Rusçuk, nay là Ruse tại Bulgaria, được chọn làm thủ phủ của tỉnh do có vị trí là một cảng chủ chốt của Ottoman trên sông Danube.[6]

Tỉnh này biến mất sau Chiến tranh Nga-Ottoman 1877–78, khi phần đông bắc của tỉnh (Bắc Dobruja) được sáp nhập vào Romania, một số lãnh thổ phía tây của tỉnh sáp vào Serbia, trong khi các khu vực miền trung và miền nam tạo thành hầu hết Thân vương quốc Bulgaria tự trị và một phần của Đông Rumelia.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi được thành lập vào năm 1864, tỉnh Danube bao gồm các sanjak (huyện) sau:[7]

  1. Sanjak Tulcea
  2. Sanjak Varna
  3. Sanjak Ruse
  4. Sanjak Tărnovo
  5. Sanjak Vidin
  6. Sanjak Sofia
  7. Sanjak Niš

Năm 1868, sanjak Niš được tách ra và trở thành một phần của tỉnh Prizren.[8]

Năm 1876, sanjak Niš và sanjak Sofia được tách ra thành tỉnh Sofia tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng sau đó được sáp nhập vào các tỉnh AdrianopleKosovo chỉ một năm sau đó, vào năm 1877.[9]

Chính phủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Midhat Pasha là thống đốc đầu tiên của tỉnh (1864–1868).[6] Trong thời gian ông làm thống đốc, các tuyến tàu thủy chạy bằng hơi nước được thiết lập trên sông Danube; tuyến đường sắt Ruse-Varna đã hoàn thành; các hợp tác xã tín dụng nông nghiệp cung cấp cho nông dân các khoản vay lãi suất thấp được ra đời; ưu đãi thuế cũng được đưa ra để khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp mới.[6]

Tờ báo tỉnh chính thức đầu tiên ở Đế quốc Ottoman, Tuna/Dunavq, được xuất bản bằng cả tiếng Thổ Ottomantiếng Bulgaria và có cả biên tập viên người Ottoman và người Bulgaria. Các biên tập viên của nó bao gồm Ismail KemalAhmed Midhat Efendi.[6]

Tỉnh có một hội đồng hành chính bao gồm các quan chức nhà nước do chính phủ Ottoman bổ nhiệm cũng như sáu đại biểu (ba người Hồi giáo và ba người không theo Hồi giáo) được bầu chọn từ cư dân của tỉnh.[6] Những người không theo Hồi giáo cũng tham gia vào các tòa án hình sự và thương mại cấp tỉnh dựa trên bộ luật và tư pháp thế tục.[6] Các trường học hỗn hợp Hồi giáo-Cơ Đốc giáo cũng xuất hiện, nhưng cải cách này đã bị bãi bỏ sau khi vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng.[6]

Thống đốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Phiên bản tiếng Thổ Ottoman về "Luật lập hiến về bộ phận được hình thành nhân danh tỉnh Danube"[10]) phát hành tại Takvim-i Vekayi

Các thống đốc của tỉnh:[11]

  • Hafiz Ahmed Midhat Shefik Pasha (tháng 10 năm 1864 - tháng 3 năm 1868)
  • Mehmed Sabri Pasha (tháng 3 năm 1868 - tháng 12 năm 1868)
  • Arnavud Mehmed Akif Pasha (tháng 2 năm 1869 - tháng 10 năm 1870)
  • Kücük ömer Fevzi Pasha (tháng 10 năm 1870 - tháng 10 năm 1871)
  • Ahmed Rasim Pasha (tháng 10 năm 1871 - tháng 6 năm 1872)
  • Ahmed Hamdi Pasha (tháng 6 năm 1872 - tháng 4 năm 1873)
  • Abdurrahman Nureddin Pasha (tháng 4 năm 1873 - tháng 4 năm 1874)
  • Mehmed Asim Pasha (tháng 4 năm 1874 - tháng 9 năm 1876)
  • Halil Rifat Pasha (tháng 10 năm 1876 - tháng 2 năm 1877)
  • Oman Mazhar Ahmed (1876–1877)

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1865, tỉnh có 658.600 (40,51%) là người Hồi giáo và 967.058 (59,49%) là người không theo Hồi giáo, số liệu bao gồm nữ giới, (không gồm sanjak Niş). Khoảng 569.868 (34,68%) là người Hồi giáo, không tính người nhập cư, và 1.073.496 (65,32%) là người không theo Hồi giáo vào năm 1859-1860.[12] Khoảng 250.000-300.000 người nhập cư Hồi giáo từ KrymKavkaz đến khu vực từ 1855 đến 1864.[13]

Dân số nam giới của tỉnh Danube (không gồm sanjak Niš) năm 1865 theo Kuyûd-ı Atîk (nhà in tỉnh Danube):[14]

Các nhóm dân tộc tỉnh Danube theo đăng ký dân số 1865[14]

  Người Bulgaria (56.22%)
  Người Hồi giáo (40.31%)
  Người Vlach (0.92%)
  Người Armenia (0.86%)
  Người Hy Lạp (0.60%)
  Người Do Thái (0.44%)
  Người Gypsi Cơ Đốc giáo (0.44%)
  Người Gypsi Hồi giáo (0.20%)
Các nhóm dân tộc tỉnh Danube theo đăng ký dân số 1865[14]
Cộng đồng Rusçuk Sanjak Vidin Sanjak Varna Sanjak Tırnova Sanjak Tulça Sanjak Sofya Sanjak Tỉnh Danube
Hồi giáo 138.017 (61%) 14.835 (13%) 38.230 (74%) 77.539 (40%) 38.479 (65%) 20.612 (12%) 327.712 (40%)
Gypsi Hồi giáo 312 (0%) 245 (0%) 118 (0%) 128 (0%) 19 (0%) 766 (0%) 1.588 (0%)
Bulgaria 85.268 (38%) 93.613 (80%) 9.553 (18%) 113.213 (59%) 12.961 (22%) 142.410 (86%) 457.018 (56%)
Vlach (0%) 7.446 (6%) (0%) (0%) (0%) (0%) 7.446 (1%)
Armenia 926 (0%) (0%) 368 (1%) (0%) 5.720 (10%) (0%) 7.014 (1%)
Rum Millet (0%) (0%) 2.639 (5%) (0%) 2.215 (4%) (0%) 4.908 (1%)
Gypsi phi Hồi giáo 145 (0%) 130 (0%) 999 (2%) 1.455 (1%) 92 (0%) 786 (0%) 3.607 (0%)
Do Thái 1.101 (0%) 630 (1%) 14 (0%) (0%) (0%) 1.790 (1%) 3.536 (0%)
Tổng 225.769 (100%) 116.899 (100%) 51.975 (100%) 192.335 (100%) 59.487 (100%) 166.364 (100%) 812.829 (100%)

Dân số nam giới Hồi giáo và phi Hồi giáo trong tỉnh Danube theo Ottoman Salname năm 1868:[15][13]

Dân số nam Hồi giáo và phi Hồi giáo 1868[13][15]
Sanjak Hồi giáo phi Hồi giáo Tổng số
Số lượng % Số lượng %
Rusçuk 138.692 59,14% 95.834 40,86% 234.526
Varna 58.689 73,86% 20.769 26,14% 79.458
Vidin 25.338 16,90% 124.567 83,10% 149.905
Sofya 24.410 14,23% 147.095 85,77% 171.505
Tirnova 71.645 40,73% 104.273 59,27% 175.918
Tulça 39.133 68,58% 17.929 41.42% 57.062
Niş 54.510 35,18% 100.425 64,82% 154.935
Grand Total 412.417 40,30% 610,892 59,70% 1.023.309

Dân số nam của tỉnh Danube (không bao gồm sanjak Niš) vào năm 1866-1873 theo biên tập viên của tờ báo Danube Ismail Kemal:[16]

Male Population of the Danube Vilayet1 in 1873
Cộng đồng Dân số
Hồi giáo 481.798 (42%)
—Hồi giáo cố hữu 392.369 (34%)
—Hồi giáo định cư 64.398 (6%)
—Hồi giáo Gypsi 25.031 (2%)
Cơ Đốc giáo 646.215 (57%)
—Bulgaria 592.573 (52%)
—Hy Lạp 7.655 (1%)
—Armenia 2.128 (0%)
—Công giáo 3.556 (0%)
—Cơ Đốc giáo khác 40.303 (4%)
Gypsi phi Hồi giáo 7.663 (1%)
Do Thái giáo 5.375 (0%)
Tổng cộng tỉnh Danube 1.141.051 (100%)
1 Ngoại trừ sanjak Niš.

Dân số nam giới Danube (ngoại trừ sanjak Niš) năm 1868 theo Kemal Karpat:[13]

Nhóm Dân số
Bulgaria Cơ Đốc giáo 490.467
Hồi giáo 359.907

Theo điều tra dân số năm 1874, có 963.596 (42,22%) người Hồi giáo và 1.318.506 (57,78%) người không theo Hồi giáo ở tỉnh Danube ngoại trừ sanjak Nış. Cùng với sanjak của Nish, dân số bao gồm 1.055.650 (40,68%) người Hồi giáo và 1.539.278 (59,32%) người không theo Hồi giáo vào năm 1874. Người Hồi giáo chiếm đa số trong các sanjak Rusçuk, Varna và Tulça, trong khi những người không theo Hồi giáo chiếm đa số trong các sanjak còn lại.[9]

Các nhóm dân tộc trong tỉnh Danube 1873-74[17]

  Người Bulgaria (52.02%)
  Hồi giáo cố hữu (34.44%)
  Người Circassia Muhacir (5.65%)
  Cơ Đốc giáo khác (3.53%)
  Gypsi Hồi giáo (2.19%)
  Gypsi Cơ Đốc giáo (0.68%)
  Người Hy Lạp (0.67%)
  Người Do Thái (0.48%)
  Công giáo La Mã (0.31%)

Tổng dân số của tỉnh Danube theo nhóm dân tộc theo nhà Đông phương học người Pháp Ubicini trên cơ sở Điều tra dân số chính thức của Ottoman về tỉnh Danube năm 1873-1874 (không bao gồm sanjak Niš), khi đó là một phần của tỉnh Prizren):[17]

Nhóm dân tộc tại tỉnh Danube 1873-1874[17]
Cộng đồng Số lượng Tỷ lệ
Hồi giáo 963.596 42,28%
—Hồi giáo cố hữu 784.731 34,44%
—Circassia Muhacir 128.796 5,65%
—Gypsi Hồi giáo 50.069 2,19%
Cơ Đốc giáo 1.303.944 57,23%
—Bulgaria 1.185.146 52,02%
Rum millet 15.310 0,67%
—Armenia 450 0,02%
—Công giáo La Mã 7.112 0,31%
—Gypsi Cơ Đốc giáo 15.524 0,68%
—Cơ Đốc giáo khác2 80.402 3,53%
Do Thái giáo 10.752 0,48%
Tổng cộng 2.278.290 100%
1 Ngoại trừ sanjak Niš.
2 Vlach, Lipova, Cossack, Đức, vv., hầu hết tại sanjak Tulça.

Dân số nam của tỉnh Danube (không bao gồm sanjak Niš) vào năm 1875 theo Tahrir-i Cedid (nhà in tỉnh Danube):[18]

Nhóm dân tộc tỉnh Danube năm 1875[18]

  Bulgaria (54.04%)
  Hồi giáo cố hữu (36.23%)
  Cơ Đốc giáo chung (2.74%)
  Çerkes Muhacir (2.73%)
  Gypsi Hồi giáo (2.22%)
  Gypsi Cơ Đốc giáo (0.68%)
  Armenia (0.51%)
  Do Thái (0.44%)
  Hy Lạp (0.37%)
Dân số nam giới tỉnh Danube (ngoại trừ sanjk Niš năm 1875[18]
Cộng đồng Rusçuk Sanjak Vidin Sanjak Varna Sanjak Tırnova Sanjak Tulça Sanjak Sofya Sanjak Tỉnh Danube
Hồi giáo 164.455 (53%) 20.492 (11%) 52.742 (61%) 88.445 (36%) 53.059 (61%) 27.001 (13%) 406.194 (36%)
Circassia Muhacir 16.588 (5%) 6.522 (4%) 4.307 (5%) (0%) 2.954 (3%) 202 (0%) 30.573 (3%)
Gypsi Hồi giáo 9.579 (3%) 2.783 (2%) 2.825 (3%) 6.545 (3%) 139 (0%) 2.964 (1%) 24.835 (2%)
Bulgaria 114.792 (37%) 131.279 (73%) 21.261 (25%) 148.713 (60%) 10.553 (12%) 179.202 (84%) 605.800 (54%)
Vlach, Cơ Đốc giáo, vv. 500 (0%) 14.690 (8%) (0%) (0%) 15.512 (18%) (0%) 30.702 (3%)
Armenia 991 (0%) (0%) 808 (1%) (0%) 3.885 (4%) (0%) 5.684 (1%)
Rum Millet (0%) (0%) 3.421 (4%) 494 (0%) 217 (0%) (0%) 4.132 (0%)
Gypsi phi Hồi giáo 1.790 (1%) 2.048 (1%) 331 (0%) 1.697 (1%) 356 (0%) 1.437 (1%) 7.659 (1%)
Do Thái 1.102 (0%) 1.009 (1%) 110 (0%) (0%) 780 (1%) 2.374 (1%) 5.375 (0%)
Tổng cộng 309.797 (100%) 178.823 (100%) 85.805 (100%) 245.894 (100%) 87.455 (100%) 213.180 (100%) 1.120.954 (100%)

Tổng dân số tỉnh Danube theo nhà ngoại giao Nga Vladimir Cherkassky từ sổ đăng ký dân số Ottoman:[19]

Tổng dân số tỉnh Danube theo Cherkassky, khoảng 1876:[19]
Sanjak Hồi giáo Bulgaria Khác Tổng
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Rusçuk 381.224 61,53% 233.164 37,63% 5.186 0,84% 619.574
Vidin 59.654 17,66% 246.654 73,04% 31.398 9,30% 337.706
Tirnova 189.980 38,71% 300.820 61,29% 0 - 490.800
Tulça 112.300 63,34% 26.212 14,78% 38.788 21,88% 177.300
Varna 119.754 69,78% 43.180 25,16% 8.678 5,06% 171.612
Sofya 59.930 14,02% 362.714 84,87% 4.748 1,11% 427.392
Niş 77,500 21.63% 270.000 75,36% 10.800 3,01% 358.300
Tổng cộng tỉnh Danube 1.000.342 38,73% 1.482.744 57,41% 99.598 3,86% 2.582.684

Dân số nam của tỉnh Danube năm 1876 theo sĩ quan Ottoman Stanislas Saint Clair:[16]

Cộng đồng Dân số
Hồi giáo Turk 457.018 (36%)
Hồi giáo khác 104.639 (8%)
Cơ Đốc giáo Bulgaria 639.813 (50%)
Cơ Đốc giáo Armenia 2.128 (0%)
Cơ Đóc giáo Vlach và Hy Lạp 56.647 (4%)
Gypsi 8.220 (1%)
Do Thái 5.847 (0%)
Tổng cộng tỉnh Danube 1.274.282 (100%)

Tổng dân số của tỉnh Danube (bao gồm các sanjak Niş và Sofia) theo ấn bản năm 1876 của Encyclopaedia Britannica:[20]

Nhóm Dân số
Bulgaria 1.500.000 (63%)
Turk 500.000 (21%)
Tatar 100.000 (4%)
Circassia 90.000 (4%)
Albania 70.000 (3%)
Romania 40.000 (2%)
Gypsi 25.000 (1%)
Nga 10.000 (0%)
Armenia 10.000 (0%)
Do Thái 10.000 (0%)
Hy Lạp 8.000 (0%)
Serb 5.000 (0%)
Đức, Ý, Arab, khác 1.000 (0%)
Tổng cộng tỉnh Danube 2.369.000 (100%)

Tổng dân số của tỉnh Danube (không bao gồm sanjak Niş) vào năm 1876 do luật sư người Pháp Aubaret ước tính từ sổ đăng ký:[21][22]

Cộng đồng Dân số
Hồi giáo 1.120.000 (48%)
bao gồm Turk 774.000 (33%)
bao gồm Circassia 200.000 (8%)
bao gồm Tatar 110.000 (5%)
bao gồm Gypsi 35.000 (1%)
phi Hồi giáo 1.233.500 (52%)
bao gồm Bulgaria 1.130.000 (48%)
bao gồm Gypsi 12.000 (1%)
bao gồm Hy Lạp 12.000 (1%)
bao gồm Do Thái 12.000 (1%)
bao gồm Armenia 2.500 (0%)
bao gồm Vlachs và khác 65.000 (3%)
Tổng cộng tỉnh Danube 2.353.000 (100%)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Palairet, Michael R. (13 tháng 11 năm 2003). The Balkan Economies c.1800-1914: Evolution without Development. ISBN 9780521522564.
  2. ^ Hathi Trust Digital Library - Holdings: Salname-yi Vilâyet-i Tuna
  3. ^ Strauss, Johann (2010). “A Constitution for a Multilingual Empire: Translations of the Kanun-ı Esasi and Other Official Texts into Minority Languages”. Trong Herzog, Christoph; Malek Sharif (biên tập). The First Ottoman Experiment in Democracy. Wurzburg: Orient-Institut Istanbul. tr. 21-51. (info page on book at Martin Luther University) // CITED: p. 42 (PDF p. 44/338).
  4. ^ Rumelia tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  5. ^ Europe by Éliseé Reclus, page 152
  6. ^ a b c d e f g h i Encyclopedia of the Ottoman Empire, tr. 172, tại Google Books By Gábor Ágoston, Bruce Alan Masters
  7. ^ Stanford Jay Shaw; Ezel Kural. Shaw (1977). History of the Ottoman Empire and Modern Turkey. Cambridge University Press. tr. 90. ISBN 978-0-521-29166-8. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2013.
  8. ^ Grandits, Hannes; Nathalie Clayer, Robert Pichler (2010). Conflicting Loyalties in the Balkans The Great Powers, the Ottoman Empire and Nation-building. Gardners Books. tr. 309. ISBN 978-1-84885-477-2. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2011. In 1868 the vilayet of Prizren was created with the sancaks of Prizren, Dibra, Skopje and Niš; it only existed till 1877
  9. ^ a b KOYUNCU, Aşkın. “Population And Demographics In The Danube Province (1864-1877)”. www.turkishstudies.net. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2018.
  10. ^ Indzhov, Emil (2017). “THE BULGARIANS AND THE ADMINISTRATIVE REFORMS IN THE OTTOMAN EMPIRE IN 50-60 YEARS AT THE XIX CENTURY” (PDF). Proceedings of the University of Ruse (bằng tiếng Bulgaria). 56 (6.2). - FRI-2.207-1-HEF-04
  11. ^ World Statesmen — Bulgaria
  12. ^ “Makale Takip Sistemi Mobile”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2018.
  13. ^ a b c d Karpat, K.H. (1985). Ottoman population, 1830-1914: demographic and social characteristics. Madison, Wis: University of Wisconsin Press.
  14. ^ a b c KOYUNCU, Aşkın (tháng 1 năm 2014). “Tuna Vilâyeti'nde Nüfus Ve Demografi (1864-1877)” [Population and Demography of the Danube Vilayet (1864-1877)]. Turkish Studies - International Periodical for the Languages, Literature and History of Turkish or Turkic (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). 9 (4): 695. doi:10.7827/TurkishStudies.7023.
  15. ^ a b KOYUNCU, Aşkın (tháng 1 năm 2014). “Tuna Vilâyeti'nde Nüfus Ve Demografi (1864-1877)” [Population and Demography of the Danube Vilayet (1864-1877)]. Turkish Studies - International Periodical for the Languages, Literature and History of Turkish or Turkic (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). 9 (4): 697. doi:10.7827/TurkishStudies.7023.
  16. ^ a b Димитър Аркадиев. ИЗМЕНЕНИЯ В БРОЯ НА НАСЕЛЕНИЕТО ПО БЪЛГАРСКИТЕ ЗЕМИ В СЪСТАВА НА ОСМАНСКАТА ИМПЕРИЯ http://spisaniestatistika.nsi.bg/page/bg/details.php?article_id=84&tab=en] National Statistical Institute
  17. ^ a b c Ubicini, Abdolonyme; de Courteille, Abel (1876), État Présent De L'empire Ottoman: Statistique, Gouvernement, Administration, Finances, Armée, Communautés Non Musulmanes, Etc., Etc. d'Apres Le Salnameh (Annuaire Imperial) Pour l'Annee 1293 de l'Hegire (1875-76) [Present State Of The Ottoman Empire: Statistics, Government, Administration, Finances, Army, Non-Muslim Communities, Etc., Etc. according to the Salnameh (Annual Imperial Register) for the Year 1293 of the Hegira (1875-76)], Dumaine, tr. 91
  18. ^ a b c KOYUNCU, Aşkın (tháng 1 năm 2014). “Tuna Vilâyeti'nde Nüfus Ve Demografi (1864-1877)” [Population and Demography of the Danube Vilayet (1864-1877)]. Turkish Studies - International Periodical for the Languages, Literature and History of Turkish or Turkic (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). 9 (4): 717. doi:10.7827/TurkishStudies.7023.
  19. ^ a b KOYUNCU, Aşkın (tháng 1 năm 2014). “Tuna Vilâyeti'nde Nüfus Ve Demografi (1864-1877)” [Population and Demography of the Danube Vilayet (1864-1877)]. Turkish Studies - International Periodical for the Languages, Literature and History of Turkish or Turkic (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). 9 (4): 725. doi:10.7827/TurkishStudies.7023.
  20. ^ Kellogg, Day Otis (1876). Encyclopædia Britannica: A Dictionary of Arts, Sciences, and General Literature. J.M. Stoddart. tr. 462.
  21. ^ Suleiman, Yasir (16 tháng 12 năm 2013). Language and Identity in the Middle East and North Africa. Routledge. tr. 102. ISBN 9781136787843.
  22. ^ ENGİN DENİZ TANIR. THE MID-NINETEENTH CENTURY OTTOMAN BULGARIA FROM THE VIEWPOINTS OF THE FRENCH TRAVELERS A THESIS SUBMITTED TO THE GRADUATE SCHOOL OF SOCIAL SCIENCES OF MIDDLE EAST TECHNICAL UNIVERSITY BY. tr. 52–55. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Những chi tiết ẩn dụ khiến bạn thấy
Những chi tiết ẩn dụ khiến bạn thấy "Thiếu Niên Và Chim Diệc" hay hơn 10 lần
Những bộ phim của Ghibli, hay đặc biệt là “bố già” Miyazaki Hayao, luôn mang vẻ "siêu thực", mộng mơ và ẩn chứa rất nhiều ẩn dụ sâu sắc
Đức Phật Thích Ca trong Record of Ragnarok
Đức Phật Thích Ca trong Record of Ragnarok
Buddha là đại diện của Nhân loại trong vòng thứ sáu của Ragnarok, đối đầu với Zerofuku, và sau đó là Hajun, mặc dù ban đầu được liệt kê là đại diện cho các vị thần.
Giới thiệu TV Series Jupiter's Legacy
Giới thiệu TV Series Jupiter's Legacy
Jupiter's Legacy là một loạt phim truyền hình trực tuyến về siêu anh hùng của Mỹ do Steven S. DeKnight phát triển
Hướng dẫn Relationships trong Postknight
Hướng dẫn Relationships trong Postknight
Relationships hay cách gọi khác là tình yêu trong postknight