Giải Oscar lần thứ 41

Giải Oscar lần thứ 41
Ngày14 tháng 4 năm 1969; 55 năm trước (1969-04-14)
Địa điểmDorothy Chandler Pavilion, Los Angeles
Chủ trì bởikhông có
Nhà sản xuấtGower Champion
Đạo diễnGower Champion
Điểm nhấn
Phim hay nhấtOliver!
Nhiều giải thưởng nhấtOliver! (5)
Nhiều đề cử nhấtOliver! (11)
Phủ sóng truyền hình
Kênh truyền hìnhABC

Giải Oscar lần thứ 41 diễn ra vào ngày 14 tháng 4 năm 1969 tại Dorothy Chandler Pavilion, Los Angeles. Đây là lễ trao giải đầu tiên dàn dựng tại Dorothy Chandler Pavilion và là lần đầu kể từ Giải Oscar lần thứ 11 không có chủ trì.

Oliver! trở thành phim đầu tiên—và đến nay vẫn là phim duy nhất— mang nhãn G-rated thắng Giải Oscar cho Phim hay nhất. Ngược lại, năm kế tiếp xuất hiện phim nhãn X-rated duy nhất giành giải Phim hay nhất, Midnight Cowboy. Oliver! cũng là phim Anh Quốc cuối cùng giành chiến thắng tại hạng mục này, trước Chariots of Fire vào năm 1982 và là phim nhạc kịch cuối cùng cho đến khi Chicago thắng giải năm 2003 (dù nhiều phim khác nằm trong đề cử như Hello, Dolly!, Fiddler on the Roof, Cabaret, All That Jazz, Beauty and the Beast, Moulin Rouge!Les Misérables).

Với vai trò đạo diễn hiệu ứng đặc biệt và nhà thiết kế cho 2001: A Space Odyssey, Stanley Kubrick giành chiến thắng tại hạng mục giải Oscar cho hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất.[1] Tất cả phim đề cử trong mùa giải này, chỉ có 2001 là xuất hiện trong danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim MỹOliver! là phim đề cử giải Oscar duy nhất trong năm này xuất hiện trong danh sách trên.

Mùa giải này nổi bật vì là lần đầu tiên—và hiện tại cũng là lần duy nhất—có kết quả hòa trong hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (hoặc trong bất kỳ thể loại diễn xuất nữ nào). Katharine Hepburn trong The Lion in WinterBarbra Streisand trong Funny Girl cùng nhau chia sẻ giải thưởng này. Hepburn trở thành diễn viên thứ ba thắng giải Oscar cho diễn xuất trong 2 năm liền, chỉ đứng sau Luise Rainer vào năm 1936 (The Great Ziegfeld) và 1937 (The Good Earth); và Spencer Tracy vào năm 1937 (Captains Courageous) và 1938 (Boys Town). Năm trước đó, Hepburn giành giải thưởng cho Guess Who's Coming to Dinner.

Diễn xuất của Cliff Robertson trong Charly nhận nhiều phản hồi trái chiều từ giới phê bình lẫn khán giả. Khi ông thắng giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất, nhiều tranh cãi bắt đầu dấy lên: chưa đầy hai tuần sau lễ trao giải TIME đề cập đến nỗi lo ngại về "lượng phiếu chào mời quá mức và thông tục" và phát biểu "nhiều thành viên nhất trí rằng giải thưởng của Robertson chủ yếu dựa trên quảng bá hơn là diễn xuất."[2]

Tại lễ trao giải, Young Americans được xướng tên thắng giải Phim tài liệu hay nhất. Vào ngày 7 tháng 5 năm 1969, bộ phim bị loại vì được chiếu từ tháng 10 năm 1967 và không phù hợp cho mùa giải năm 1968. Journey Into Self sau đó được trao giải Oscar vào ngày 8 tháng 5 năm 1969.

Đề cử và giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim hoặc người thắng giải được in đậm.[3][4]

Phim hay nhất Đạo diễn xuất sắc nhất
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất
Kịch bản gốc xuất sắc nhất Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất
Phim tài liệu hay nhất Phim tài liệu ngắn hay nhất
Phim ngắn hay nhất Phim hoạt hình ngắn hay nhất
Nhạc phim hay nhất Phối nhạc phim hay nhất
Ca khúc trong phim hay nhất Hòa âm hay nhất
Phim ngoại ngữ hay nhất Thiết kế phục trang đẹp nhất
Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất Quay phim xuất sắc nhất
Dựng phim xuất sắc nhất Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất

Phim có nhiều đề cử và giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Jean Hersholt Humanitarian Award

[sửa | sửa mã nguồn]

Martha Raye

Giải Oscar Danh dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Trình diễn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Internet Movie Database. “Awards for Stanley Kubrick”. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2009.
  2. ^ “The Trade: Grand Illusion”. TIME. ngày 25 tháng 4 năm 1969. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2013.
  3. ^ The Official Acadademy Awards® Database
  4. ^ “The 41st Academy Awards (1969) Nominees and Winners”. oscars.org. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Trang web chính thức
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Tokitou Muichirou - Kimetsu no Yaiba
Nhân vật Tokitou Muichirou - Kimetsu no Yaiba
Tokito Muichiro「時透 無一郎 Tokitō Muichirō​​」là Hà Trụ của Sát Quỷ Đội. Cậu là hậu duệ của Thượng Huyền Nhất Kokushibou và vị kiếm sĩ huyền thoại Tsugikuni Yoriichi.
Nhật thực: Sự kỳ diệu của tự nhiên HAY sự báo thù của quỷ dữ?
Nhật thực: Sự kỳ diệu của tự nhiên HAY sự báo thù của quỷ dữ?
Từ thời xa xưa, con người đã cố gắng để tìm hiểu xem việc mặt trời bị che khuất nó có ảnh hưởng gì đến tương lai
Tổng quan về EP trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Tổng quan về EP trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
EP có nghĩa là Giá Trị Tồn Tại (存在値), lưu ý rằng EP không phải là ENERGY POINT như nhiều người lầm tưởng
3 nhóm kỹ năng kiến thức bổ ích giúp bạn trở thành một ứng viên sáng giá
3 nhóm kỹ năng kiến thức bổ ích giúp bạn trở thành một ứng viên sáng giá
Hiện nay với sự phát triển không ngừng của xã hội và công nghệ, việc chuẩn bị các kỹ năng bổ ích cho bản thân