Bài này không có nguồn tham khảo nào. (tháng 12/2023) |
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện.tháng 12/2023) ( |
Giải phóng Sài Gòn
| |
---|---|
Đạo diễn | Long Vân |
Kịch bản | Hoàng Hà Long Vân Nguyễn Trần Thiết Lê Đăng Thực Vũ Văn Nha |
Sản xuất | Hãng phim Giải Phóng |
Diễn viên | Hà Văn Trọng Khương Đức Thuận Hoàng Quân Tạo Dương Trọng Hiếu |
Quay phim | NSƯT Vũ Quốc Tuấn |
Dựng phim | Nguyễn Việt Hương |
Âm nhạc | NSƯT Hoàng Lương |
Hãng sản xuất | |
Phát hành | Hãng phim Giải Phóng Hãng phim truyện Việt Nam |
Công chiếu | 30 tháng 4 năm 2005 |
Thời lượng | 120 phút |
Quốc gia | Việt Nam |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Kinh phí | 12,5 tỷ VND |
Giải phóng Sài Gòn là một bộ phim điện ảnh Việt Nam, công chiếu năm 2005. Phim được Hãng phim Giải Phóng sản xuất nhằm kỷ niệm sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Phim sản xuất dựa trên tác phẩm Sài Gòn - Bản hùng ca của nhà văn Hoàng Hà nhưng có lược bớt một số đoạn. Phim được đầu tư 12,5 tỷ VND và sản xuất trong thời gian dài kỷ lục là 13 năm. Phim được công chiếu lần đầu nhân kỷ niệm 30 năm sự kiện 30 tháng 4 (30/4/1975 - 30/4/2005) và được công chiếu hằng năm vào dịp này.[cần dẫn nguồn]
Phim tái hiện một số sự kiện lịch sử chính trong quá trình quân Giải phóng tiến vào thành phố Sài Gòn. Bắt đầu từ trận tấn công giải phóng Buôn Ma Thuột, khiến Việt Nam Cộng hòa phải cầu viện quân sự của Hoa Kỳ, đồng thời tìm cách cố giữ Huế và Đà Nẵng, đến trận đánh chiếm ngã ba Dầu Giây nhằm chiếm Xuân Lộc, mở cánh cửa phía Đông để tiến vào Sài Gòn, rồi những trận pháo làm tê liệt sân bay quân sự Biên Hòa và Tân Sơn Nhất, đến việc Hoa Kỳ buộc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức để lập nội các mới do Dương Văn Minh đứng đầu, đến sự kiện quân đội Hoa Kỳ sơ tán khỏi Sài Gòn bằng trực thăng. Bao trùm lên tất cả những sự kiện này là kế hoạch của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh: tiến vào Sài Gòn bằng 5 mũi, chiếm 5 vị trí trọng yếu nhất, phối hợp với lực lượng biệt động trong thành phố, tiến thẳng vào dinh lũy cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện mà Sài Gòn vẫn còn nguyên vẹn.
NSND Thụy Vân, Trung Dũng, Trương Ngọc Ánh và nhiều diễn viên khác.
Phần âm nhạc do Dàn nhạc Đài tiếng nói Việt Nam và dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Hà Nội đảm nhận.