Họ Trĩ | |
---|---|
Khoảng thời gian tồn tại: Oligocene-hiện tại, | |
Sự đa dạng của họ Trĩ | |
Phân loại khoa học | |
Vực: | Eukaryota |
Giới: | Animalia |
Ngành: | Chordata |
Lớp: | Aves |
Bộ: | Galliformes |
Liên họ: | Phasianoidea |
Họ: | Phasianidae Horsfield, 1821 |
Loài điển hình | |
Phasianus colchicus Linnaeus, 1758 | |
Phân họ | |
Họ Trĩ (danh pháp khoa học: Phasianidae) là một họ chim, chứa các loài trĩ, công, cút, gà gô, gà lôi, gà so, gà tiền, gà rừng, gà nhà. Họ này là một họ lớn, chứa khoảng 38-53 chi và khoảng 159-182 loài (tùy quan điểm phân loại) còn sinh tồn. Họ này đôi khi cũng được tách ra thành 2 phân họ, là phân họ Phasianinae, chứa trên 52 loài trĩ, công, gà lôi, gà tiền, gà rừng; và phân họ Perdicinae, chứa trên 107 loài còn lại (cút, gà gô, gà so, đa đa). Đôi khi các họ bổ sung cũng được coi là một phần của họ này; ví dụ Hiệp hội điểu học Bắc Mỹ còn gộp cả các họ như Meleagrididae (2 loài gà tây), Tetraonidae (18 loài gà gô) và Numididae (6 loài gà sao) vào trong họ Phasianidae như là các phân họ có danh pháp tương ứng là Meleagridinae, Tetraoninae và Numidinae. Một số tác giả khác chỉ gộp 2 họ đầu tiên vào trong họ Trĩ như là các tông Meleagrini và Tetraonini của phân họ Phasianinae. Tuy nhiên ở đây sẽ coi chúng như là các họ riêng độc lập, do vẫn còn tranh cãi trong vấn đề này.
Trĩ và các họ hàng của nó là một họ chim của Cựu thế giới, với sự phân bố bao gồm phần lớn châu Âu và châu Á (ngoại trừ vùng cực Bắc), cũng như gần như hầu hết châu Phi (ngoại trừ các sa mạc khô cằn nhất); kéo dài tới miền đông Australia và New Zealand (trước đây). Sự đa dạng lớn nhất về loài nằm tại Đông Nam Á và châu Phi. Trong số này, phân họ Trĩ có sự phân bố gần như chỉ hạn chế tại châu Á (ngoại trừ công Congo); phân họ Gà gô có sự phân bố rộng hơn. Trong phạm vi vùng sinh sống của mình, chúng chiếm lĩnh hầu hết mọi môi trường sống có thể, ngoại trừ các vùng lãnh nguyên và rừng cận Bắc cực.
Các thành viên trong họ này nói chung thường sống cố định và không di trú theo mùa, mặc dù một vài loài chim cút có thể di trú theo mùa trên một khoảng cách lớn. Một vài loài trong họ đã được du nhập rộng khắp trên thế giới, cụ thể là các loài trĩ đã được du nhập vào châu Âu, Australia và châu Mỹ. Các quần thể gà nhà nuôi nhốt (khắp thế giới) cũng nhiều khi thoát khỏi nơi nuôi giữ và trở thành những động vật thuần hóa sống hoang dã.
Các thành viên trong họ Phasianidae là các loài sinh sống trên mặt đất. Chúng dao động về kích thước, cân nặng, từ 43 g như ở chim cút ngực lam tới 6 kg trong trường hợp của công lam. Nói chung họ này có dị hình giới tính về kích thước, với chim trống có xu hướng to lớn hơn chim mái. Chúng nói chung tròn trĩnh, với hai cánh tương đối ngắn và rộng và các chân khỏe. Nhiều loài có cựa trên chân, một đặc trưng chia sẻ với gà Phi và gà tây, nhưng không với các dạng khác trong bộ Gà. Mỏ ngắn và nói chung khỏe, cụ thể là ở các loài phải đào bới để kiếm ăn. Con trống ở các loài to lớn thường có bộ lông sặc sỡ cũng như có cấu trúc trang điểm trên mặt như các yếm thịt hay mào.
Các loài trong họ này có thức ăn không giống nhau, với nguồn thức ăn từ thuần túy thực vật như hạt, lá, quả, củ, rễ tới các động vật nhỏ như côn trùng, ấu trùng của côn trùng và thậm chí cả các loài bò sát nhỏ. Phần lớn các loài hoặc là chuyên biệt hóa ăn thực vật hay săn mồi, mặc dù con non của phần lớn các loài là ăn côn trùng.
Ngoài các khác biệt về khẩu phần ăn uống, ở đây còn có khác biệt đáng kể trong chiến lược sinh sản trong họ Phasianidae. So với chim nói chung, trong họ này một lượng lớn các loài không có quan hệ một vợ một chồng (hệ thống sinh sản điển hình ở phần lớn các loài chim). Mặc dù có ghi nhận cho thấy các loài đa đa ở châu Phi và một vài loài gà gô có quan hệ kiểu một vợ một chồng, nhưng sự đa phu đa thê được ghi nhận ở các loài trĩ và gà rừng, một vài loài cút, và kiểu quyến rũ tình dục ở các loài công thì có thể được xem là một dạng của sân tìm đôi. Chúng nói chung làm tổ trên mặt đất nhưng các loài gà lôi trong chi Tragopan lại làm tổ trên cây. Tổ của chúng có thể là các ụ đắp từ lá cây tới các hốc đào bới nông vào trong lòng đất. Chúng có thể đẻ tới 18 trứng mỗi tổ, nhưng thông thường chỉ 7-12 quả, với số lượng nhỏ hơn thấy ở các loài vùng nhiệt đới. Việc ấp trứng gần như chỉ do con mái đảm nhiệm và chu kỳ này kéo dài khoảng 14-30 ngày, phụ thuộc vào từng loài.
Một vài loài trong họ này có tầm quan trọng lớn đối với con người. Gà rừng ở Đông Nam Á là tổ tiên hoang dã của gà nhà, loại gia cầm quan trọng nhất trong chăn nuôi trên toàn thế giới. Trĩ đỏ, một vài loài gà gô, chim cút, đa đa được du nhập và quản lý như là chim để săn bắn. Tuy nhiên, một vài loài bị đe dọa do các hoạt động săn bắn và tàn phá môi trường của con người.
Liệt kê dưới đây theo phân loại truyền thống với 2 phân họ: Perdicinae và Phasianinae.
Các phân loại gần đây dựa theo các nghiên cứu phát sinh chủng loài, phân chia họ này thành 3 phân họ với một số chi bị chia tách, do định nghĩa theo kiểu truyền thống là cận ngành hay đa ngành. Bên cạnh đó, hai họ Meleagrididae và Tetraonidae cũng được nhập vào đây (trong phân họ Phasianinae) để bảo đảm tính đơn ngành của họ Trĩ nghĩa rộng.
Chi Ptilopachus với 1 loài (Ptilopachus petrosus) và đa đa Nahan (Francolinus nahani, hiện nay gọi là Ptilopachus nahani hoặc Acentrortyx nahani) được một số tác giả xếp vào phân họ Ptilopachinae của họ Odontophoridae, nhưng chưa chắc chắn.[1]
Sự phân chia trong phạm vi họ Phasianidae vẫn còn gây nhiều vấn đề. Các bài viết của Bao et al. (2010),[2] Bonilla et al. (2010),[3] Crowe et al. (2006a, b),[1][4] Kan et al. (2010),[5] Kimball và Braun (2008),[6] Kimball et al. (2011),[7] Kriegs et al. (2007),[8] Liu et al. (2012),[9] Meng et al. (2008)[10] và Shen et al. (2010)[11] đưa ra các câu trả lời khác nhau về việc các bộ phận khác nhau của Phasianidae có liên quan tới nhau như thế nào. Điều này đặc biệt đúng khi xem xét các cây phát sinh dựa trên các gen khác nhau trong tài liệu bổ trợ của Shen et al. cũng như trong Liu et al. (2012).[9][11] Dường như có sự đồng thuận rộng nhưng không hoàn toàn về việc gà so châu Á (Rollulinae) là cơ sở (xem Liu et al. (2012)[9] để biết thêm về quan điểm trái nghịch), và nhóm chứa Gallus là chị - em với nhóm chứa Phasianinae, nhưng vị trí của nhóm chứa công và gà tiền (Pavonini và Polyplectronini) và thậm chí vị trí của Tetraogallini cũng gây ra vấn đề (cũng như tổ chức nội bộ của nó). Đôi khi các tông này gộp nhóm gần Gallini trong các cấu hình khác nhau, đôi khi chúng lại không trong cùng nhánh với Gallini và Phasianinae. Hiện tại sự đồng thuận dường như nghiêng về phía gộp cả 4 nhóm này cùng nhau (Pavonini, Polyplectronini, Gallini và Tetraogallini) như là phân họ Pavoninae nhưng bỏ ngỏ trật tự phân nhánh ở trạng thái chưa dung giải được. Việc phân chia phân họ Phasianinae đã từng là khá rắc rối, nhưng bức tranh thích hợp hiện đã nổi rõ. Trật tự phân nhánh trong bài lấy theo Kimball et al. (2011),[7] với phân tích trong đó sử dụng nhiều nhất các loài trong phân họ. Ngoài việc đưa vào phân tích nhiều đơn vị phân loại hơn thì nó là khá giống như các kết quả của Kimball & Braun (2008).[6] Trong bài này thì sự phân chia phân họ này thành các tông giúp làm rõ mối quan hệ giữa các nhóm khác nhau. Các tông này nói chung nói chung tương ứng với những gì người ta cho là việc gộp nhóm tự nhiên. Sự sắp xếp trong Bao et al. (2010) nói chung là phù hợp với sắp xếp hiện tại của phân họ Phasianinae.[2] Crowe et al. (2006a) gọi ý rằng gà tây (Meleagris) và gà gô (Perdix) có thể là các đơn vị phân loại chị - em, nhưng điều này nhận được rất ít hỗ trợ trong các phân tích muộn hơn.[4] Không ngạc nhiên khi một phần trong tái tạo cây phát sinh chủng loài họ Phasianidae là di chuyển một vài loài sang các chi mới. Crowe et al. (2006a) phát hiện 2 loài bị đặt sai vị trí hoàn toàn: gà gô đá (Ptilopachus petrosus) và gà gô Nahan (Ptilopachus nahani) với cả hai có vị trí chính xác là thuộc họ Cút Tân thế giới (Odontophoridae).[4] Khi Crowe et al. (1992) tổ chức lại chi Francolinus (gà gô), các tác giả đã lưu ý rằng "gà gô" Nahan dường như không thuộc về chi này.[12] Sự sắp xếp lại này được hỗ trợ trong các nghiên cứu muộn hơn, nhưng một loài gà gô khác lại gây ra vấn đề. Gà gô mào (Francolinus sephaena) được họ gán lại vào chi Peliperdix thì hiện tại có danh pháp chính thức là Dendroperdix sephaena, mặc dù nó vẫn nằm bên trong tông Gallini. Eo et al. (2009) đưa ra một vài lưu ý rằng một số chi mà hiện tại coi là thuộc Phasianidae (Haematortyx, Melanoperdix, Rhizothera, Galloperdix).[13] Trong khi nó gợi ý sự cần thiết của việc khảo sát kỹ lưỡng hơn đối với các chi này, nhưng trong bài này không sử dụng sự sắp xếp của bài viết đó. Trên thực tế Sun et al. (2014) tìm thấy rằng Haematortyx và Galloperdix nằm gần với Polyplectron,[14] ở vị trí rất khác so với vị trí trong Eo et al.. Crowe et al. (2006a) không tìm thấy mối quan hệ chị em giữa nhánh Ptilopachus + Odontophoridae nghĩa hẹp với Phasianidae cũng như không tìm thấy chứng cứ cho thấy Phasianidae lồng sâu bên trong nhánh Ptilopachus + Odontophoridae.[4] Các chi mà Eo et al. lưu ý hiện tại được xếp ở bài này là trong họ Phasianidae, nhưng rất có thể một số hoặc thậm chí toàn bộ các chi này rất có thể là thuộc về Odontophoridae.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||