Quận 6
|
|||
---|---|---|---|
Quận | |||
Biểu trưng | |||
Chợ Bình Tây, trung tâm thương mại nổi tiếng của Quận 6 | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đông Nam Bộ | ||
Thành phố | Thành phố Hồ Chí Minh | ||
Trụ sở UBND | 107 Cao Văn Lầu, Phường 1, Quận 6 | ||
Phân chia hành chính | 14 phường | ||
Thành lập | 27/5/1959[cần dẫn nguồn] | ||
Đại biểu Quốc hội | Tô Thị Bích Châu Đặng Văn Lẫm Trương Trọng Nghĩa | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Lê Thị Thanh Thảo | ||
Bí thư Quận ủy | Lê Thị Hờ Rin | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°44′46″B 106°38′10″Đ / 10,74611°B 106,63611°Đ | |||
| |||
Diện tích | 7,14 km²[1] | ||
Dân số (1/4/2019) | |||
Tổng cộng | 233.561 người[2] | ||
Mật độ | 32.712 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 775[3] | ||
Biển số xe | 59-K1-K2-KA | ||
Website | quan6 | ||
Quận 6 một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Quận có Chợ Bình Tây (thường gọi là Chợ Lớn), đây được xem một khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở Việt Nam.
Quận 6 thuộc nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
Quận có diện tích 7,14 km², dân số năm 2019 là 233.561 người[2], mật độ dân số đạt 32.712 người/km².
Quận 6 có 14 phường trực thuộc, bao gồm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14.
Địa giới hành chính quận 6 trước và sau năm 1959 đều khác nhau hoàn toàn.
Năm 1874, Pháp đổi tên hạt Tham biện thành Địa hạt. Năm 1876, Pháp xoá bỏ lục tỉnh mà phân chia thành bốn khu vực mang tính quân sự, trong đó vùng quận 6 thuộc khu vực Sài Gòn.
Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là "Địa phương") Sài Gòn - Chợ Lớn (Région Saigon - Cholon ou Région de Saigon - Cholon).
Ngày 22 tháng 9 năm 1941, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập thêm quận 6. Quận 6 khi đó thuộc khu vực thành phố Sài Gòn cũ trước năm 1931, ngày nay thuộc địa giới quận 4 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Lúc này, Quận 6 thuộc Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn.
Theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, quận 6 lại thuộc Đô thành Sài Gòn.
Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, quận 6 (quận Sáu) trùng với một phần địa giới của quận 5 cũ. Năm 1959, quận Sáu có 07 phường: Bình Tây, Bình Tiên, Chợ, Phú Lâm, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hoà.
Năm 1969 tách đất của hai quận: Năm, Sáu để lập mới quận 11 (quận Mười Một) với 04 phường (Phú Thọ, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hòa). Như thế quận Sáu còn 04 phường.
Năm 1972, lập thêm phường Bình Phú tại quận Sáu (quận này có 05 phường). Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận 6 (quận Sáu) gồm 05 phường: Bình Phú, Bình Tây, Bình Tiên, Chợ Lớn, Phú Lâm.
Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 6 (quận Sáu) thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976.
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên quận 6 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 6 bao gồm 20 phường và đánh số từ 1 đến 20.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 6 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, theo Quyết định số 52-CP[4] của Hội đồng Chính phủ về việc giải thể 3 phường: 3, 11 và 15, địa bàn 3 phường giải thể nhập vào các phường kế cận với số lượng phường trực thuộc còn 17:
Ngày 14 tháng 2 năm 1987, theo Quyết định số 33-HĐBT[5] của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải thể 17 phường hiện hữu để thay thế bằng 14 phường mới và đánh số từ 1 đến 14 với sự phân chia đơn vị hành chính và giữ ổn định cho đến ngày nay:
Các đường đặt tên số Bà Hom Bà Ký Bà Lài Bãi Sậy Bến Phú Lâm Bình Phú Bình Tây Bình Tiên |
Bửu Đình Cao Văn Lầu Chợ Lớn Chu Văn An Đặng Nguyên Cẩn Gia Phú Hậu Giang Hoàng Lê Kha Hồng Bàng Hùng Vương |
Kinh Dương Vương Lê Quang Sung Lê Tấn Kế Lê Trực Lê Tuấn Mậu Lò Gốm Kênh Tân Hóa Lý Chiêu Hoàng Mai Xuân Thưởng Minh Phụng |
Ngô Nhân Tịnh Nguyễn Đình Chi Nguyễn Hữu Thận Nguyễn Phạm Tuân Nguyễn Thị Nhỏ Nguyễn Văn Luông Nguyễn Xuân Phụng Phạm Đình Hổ Phạm Phú Thứ Phạm Văn Chí Phan Văn Khỏe |
Tân Hóa Tân Hòa Đông Tháp Mười Trang Tử Trần Bình Trần Trung Lập Trần Văn Kiểu Vành Đai Văn Thân Võ Văn Kiệt |
Tên trường | Địa chỉ | Website | Ghi chú |
---|---|---|---|
Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương VI | 189 Kinh Dương Vương, Phường 12 | [1] | Trụ sở chính |
131/62 Kinh Dương Vương, Phường 12 | Cơ sở 2 | ||
Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh | 215 Nguyễn Văn Luông, Phường 11 | Trụ sở chính | |
Trường Trung cấp Bến Thành | 94–96 Lê Tuấn Mậu, Phường 13 |
Tên trường | Địa chỉ |
---|---|
Trường THPT Bình Phú | 102 Trần Văn Kiểu, Phường 10 |
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi | 4 Tân Hòa Đông, Phường 14 |
Trường THPT Nguyễn Tất Thành | 249 Nguyễn Văn Luông, Phường 11 |
Trường THPT Phạm Phú Thứ | 425–435 Gia Phú, Phường 3 |