Hawker Fury là một loại máy bay tiêm kích hai tầng cánh của Anh, nó được trang bị cho Không quân Hoàng gia vào thập niên 1930. Nó có tên ban đầu là Hornet và là bản sao của loại máy bay ném bom hạng nhẹ Hawker Hart.
Mẫu thử tiêm kích một chỗ. Trang bị động cơ Rolls Royce F.XIA và sau này là 480 hp (358 kW) F.XIS. Chỉ có 1 chiếc được chế tạo.
Fury Mk I
Phiên bản tiêm kích một chỗ, trang bị 1 động cơ 525 hp (391 kW) Rolls Royce Kestrel IIS.
Fury Series 1A
Tiêm kích một chỗ cho Nam Tư, giống với Fury Mk I lắp động cơ Kestrel IIS. Hawker chế tạo 6 chiếc. Chiếc đầu tiên trang bị động cơ 500 hp (373 kW) Hispano-Suiza 12 NB, nó có hiệu năng kém, và thay bằng động cơ Kestrel,[2][3] chiếc thứ hai dùng cho thử nghiệm động cơ 720 hp (537 kW) Lorraine Petrel HFrs.[4]
Intermediate Fury
Mẫu máy bay dùng để thử nghiệm như một mẫu thử, chỉ có 1 chiếc, mã định danh dân sự của Anh là G-ABSE.
High Speed Fury
Đầu tư mạo hiểm của công ty. Mẫu máy bay thử nghiệm tốc độ cao, được phát triển thành Fury Mk II; 1 chiếc.
Fury Mk II
Phiên bản tiêm kích một chỗ, trang bị động cơ 640 hp (477 kW) Rolls Royce Kestrel VI.[5] Bay lần đầu ngày 3/12/1936.[6] Chế tạo tổng cộng 112 chiếc.[6]
Yugoslav Fury
Phiên bản tiêm kích sửa đổi cho Nam Tư, trang bị động cơ 745 hp Kestrel XVI. Hawker chế tạo 10 chiếc, giao hàng 1936-37,[7] Nam Tư chế tạo thêm 40 chiếc nữa, do Ikarus (24) và Zmaj (16) chế tạo.[8]
Persian Fury
Phiên bản tiêm kích một chỗ cho Ba Tư (ngày nay là Iran). 16 chiếc lắp động cơ Pratt & Whitney Hornet S2B1g.[9][10]
Norwegian Fury
1 máy bay thử nghiệm, lắp động cơ 530 hp (395 kW) Armstrong-Siddeley Panther IIIA; 1 chiếc chế tạo cho Na Uy.
Portuguese Fury
Phiên bản sửa đổi của Fury Mk I, lắp động cơ Roll-Royce Kestrel II; 3 chiếc cho Bồ Đào Nha.
Spanish Fury
Phiên bản cải tiến của Fury Mk I, lắp động cơ 700-hp Hispano-Suiza 12Xbrs; 3 chiếc.
James, Derek N. Hawker, an Aircraft Album No. 5. New York: Arco Publishing Company, 1973. ISBN 0-668-02699-5. (First published in the UK by Ian Allan in 1972.)
Janić, Čedomir (2011). Short History of Aviation in Serbia. O. Petrović. Beograd: Aerokomunikacije. ISBN978-86-913973-2-6.
Mason, Francis K. Hawker Aircraft since 1920 (Putnam, 1961)
Mason, Francis K. Hawker Aircraft since 1920. London: Putnam, 1991. ISBN 0-85177-839-9.
Mason, Francis K (1992). The British Fighter since 1912. Naval Institute Press. ISBN1-55750-082-7.
Mondey, David (1994). The Hamlyn Concise Guide to British Aircraft of World War II. Aerospace Publishing. ISBN1-85152-668-4.
Thetford, Owen. "On Silver Wings — Part 16". Aeroplane Monthly, January 1992, Vol 20 No 1. các trang 10–16. ISSN 0143-7240.
Weale, Elke C.; Weale, John A. and Barker, Richard F. Combat Aircraft of World War Two. Lionel Leventhal Ltd. ISBN 0-946495-43-2.