Kawasaki Ki-10

Ki-10
KiểuTiêm kích hai tầng cánh
Hãng sản xuấtTập đoàn Kawasaki
Thiết kếTakeo Doi
Chuyến bay đầu tiênTháng 3 năm 1935
Được giới thiệu1935
Ngừng hoạt động1942
Khách hàng chínhKhông lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Số lượng sản xuất588

Kawasaki Ki-10 (九五式戦闘機 Kyūgo-shiki sentōki?) là kiểu máy bay tiêm kích hai tầng cánh cuối cùng của Không lực Lục quân đế quốc Nhật Bản, đưa vào hoạt động từ 1935. Kiểu máy bay này là sản phẩm của tập đoàn Kawasaki và từng có mặt tại Mãn Châu và miền Bắc Trung Quốc trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Trung-Nhật. Tên mã của Đồng Minh cho kiểu máy bay này là Perry.

Thiết kế và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Ki-10 được thiết kế bởi kỹ sư hàng không Takeo Doi[1], người đã thay thế Richart Vogt trong cương vị trưởng thiết kế của tập đoàn Kawasaki. Mẫu thiết kế này là nhằm đáp ứng nhu cầu cho Quân đội Đế quốc Nhật Bản về một kiểu máy bay tiêm kích mới và đã thắng trong cuộc đấu thầu với kiểu Nakajima Ki-11 của công ty Nakajima. Mặc dù kiểu máy bay cánh đơn của Nakajima hiện đại và nhanh hơn nhưng Lục quân lại ưa chuộng kiểu máy bay hai tầng cánh của Kawasaki vì nó dễ điều khiển hơn.

Trong thiết kế của Kawasaki, hai cánh có kích cỡ khác nhau (cánh trên nhỏ hơn), nối với nhau bằng thanh chống.[1] Toàn bộ cấu trúc máy bay đều được làm bằng kim loại và có vải bao bọc bên ngoài. Hỏa lực của máy bay được tạo bởi 2 súng máy 7,7 mm Kiểu 89 và bắn xuyên cánh quạt. Những phiên bản sản xuất đầu tiên được trang bị động cơ làm mát bằng nước 633 kW (850 hp) Kawasaki Ha-9-Iia.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]
Kawasaki Ki-10 tại Trung Quốc vào thập niên 30
Kawasaki Ki-10 tại Trung Quốc vào thập niên 30

Ki-10 tham gia hoạt động tại Mãn Châu và miền Bắc Trung Quốc trong một số chiến dịch mở màn của Chiến tranh Trung-Nhật. Kiểu máy bay này tỏ ra xuất sắc trong các trận không chiến với các máy bay của không quân Trung Quốc, trong đó có trận Vũ Hán. Tuy nhiên, đến khi tham gia Chiến dịch Khalkhyn Gol chống lại Liên Xô, nó đã trở nên quá lỗi thời.

Khi Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, Ki-10 chỉ còn đóng vai trò là một máy bay phục vụ huấn luyện và tham gia các phi vụ không quan trọng. Tuy nhiên sau đó kiểu máy bay này lại trở lại hoạt động với nhiệm vụ tuần tra tầm ngắn và trinh sát tại Nhật Bản và Trung Quốc tháng 1- tháng 2 1942.

Các phiên bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Dữ liệu từ Japanese Aircraft of the Pacific War[2]

Ki-10
Nguyên mẫu cho Không quân Đế quốc Nhật Bản (4 chiếc đầu năm 1935).
Ki-10 I
(Tiêm kích lục quân Kiểu 95-I) Những phiên bản đầu tiên được sản xuất (300 chiếc từ tháng 12 năm 1935 – tháng 10 1937)
Ki-10 II
Nguyên mẫu với cải tiến Mark I, tăng chiều dài (1 chiếc vào tháng 5 năm 1936)
Ki-10 II
(Tiêm kích lục quân Kiểu 95-2) Phiên bản được nâng cấp (280 chiếc từ tháng 6 năm 1937-tháng 12 1938)
Ki-10 I kai
Nguyên mẫu Ki-10-I với cải tiến ở động cơbộ tản nhiệt. (1 chiếc vào tháng 10 năm 1936)
Ki-10 II kai
Nguyên mẫu – Khí động lực cải tiến từ Ki-10-II thành Ki-10-I-kai, với động cơ Kawasaki Ha-9-IIb 850 hp (630 kW) (2 chiếc vào tháng 11 năm 1937)

Tổng số sản xuất: 588 chiếc

Quốc gia sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
 Nhật Bản

Đặc điểm kỹ thuật (Ki-10-I)

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc tính chung

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phi hành đoàn: 01 người
  • Chiều dài: 7,55 m (24 ft 9 in)
  • Sải cánh: 10,02 m (32 ft 10 in)
  • Chiều cao: 3 m (9 ft 10 in)
  • Diện tích cánh: 20 m2 (215,3 ft2)
  • Trọng lượng không tải: 1.300 kg (2.866 lb)
  • Trọng lượng có tải: 1.650 kg (3.638 lb)
  • Động cơ: 1 động cơ Kawasaki Ha-9-IIa, 634 kW (850 hp)

Đặc tính bay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tốc độ tối đa: 400 km/h tại 3.000 m (250 m/h tại độ cao 9.840 ft)
  • Tầm bay tối đa: 1.100 km (688 dặm)
  • Trần bay: 11.500 m (37.720 ft)
  • Tốc độ lên cao: 1.000 m/phút (3.280 ft/phút)
  • Lực nâng của cánh: 37,9 kg/m² (7,77 lb/ft²)
  • Công suất: 0,15 kW/kg (0,09 hp/lb)

Hỏa lực

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Francillon 1979, tr. 86.
  2. ^ Francillon 1979, tr. 89.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Francillon, Rene (1979). Japanese Aircraft of the Pacific War. Putnam. AISN B000OK9ETY.
  • Green, William (1990). The Complete Book of Fighters. Gordon Swanborough. London: Greenwich Editions. ISBN 0-86288-220-6.
  • Mikesh, Robert (1990). Japanese Aircraft 1910-1941. Naval Institute Press. ISBN 1557505632.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay tương tự

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan