Jong Tae-se

Đây là một tên người Triều Tiên, họ là Jeong.
Jong Tae-se
Jong Tae-Se trong trận đấu giữa CHDCND Triều Tiên đối đầu Brasil tại FIFA World Cup 2010.
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Chŏng Tae-se (Triều Tiên)
Jeong Dae-se (Hàn Quốc)
Chong Tese (Nhật Bản)
Ngày sinh 2 tháng 3, 1984 (40 tuổi)
Nơi sinh Nagoya, Aichi, Nhật Bản
Chiều cao 1,81 m
Vị trí Tiền đạo
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
2002–2005 Đại học Triều Tiên (Nhật Bản)
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
2006–2010 Kawasaki Frontale 112 (47)
2010–2012 VfL Bochum 39 (14)
2012–2013 1. FC Köln 10 (0)
2013–2015 Suwon Samsung Bluewings 72 (23)
2015–2020 Shimizu S-Pulse 106 (45)
2020Albirex Niigata (mượn) 26 (9)
2021–2022 Machida Zelvia 67 (11)
Tổng cộng 432 (148)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
2007–2011 CHDCND Triều Tiên 33 (15)
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia, chính xác tính đến 11 tháng 6 năm 2017
Tên người Triều Tiên
Hangul
정대세
Hanja
鄭大世
Romaja quốc ngữJeong Dae-se
McCune–ReischauerChŏng Tae-se

Jong Tae-se (la-tinh hóa theo FIFA; tiếng Triều Tiên: 정대세, Hanja: 鄭大世, Hán-Việt: Trịnh Đại Thế[1], Chŏng Tae-se theo Triều Tiên, Jeong Dae-se theo Hàn Quốc và Chong Tese (鄭大世 チョン・テセ chong tese?) ở Nhật Bản và Đức), sinh ngày 2 tháng 3 năm 1984 tại Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản) là một cựu cầu thủ bóng đá người Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên gốc Nhật Bản từng chơi ở vị trí tiền đạo. Anh là cầu thủ của Đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên với biệt danh "Rooney của nhân dân".[2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Jong thuộc thế hệ người Nam Triều Tiên thứ ba được sinh ra tại Nagoya, Nhật Bản trong gia đình có cha mẹ mang quốc tịch Hàn Quốc[3]. Mẹ anh xem mình là người Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và gửi anh đi học tại một trường Chongryon (hội người Triều Tiên tại Nhật) – các ngôi trường tư do chính phủ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên tài trợ tại Nhật – nơi anh bắt đầu chơi bóng đá trong câu lạc bộ tiểu học. Sau khi tốt nghiệp trường Chongryon địa phương, anh tiếp tục học tại Đại học Triều Tiên, cũng là một trường đại học tư tại Tokyo do chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tài trợ.[3]

Jong sau này đã cố gắng chuyển quốc tịch của mình từ Hàn Quốc sang Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, mặc dù anh chưa bao giờ sống tại nước này. Chính phủ Hàn Quốc, về mặt hình thức, không công nhận Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên là một quốc gia, đồng thời cũng không cho phép công dân có hai quốc tịch, vì thế Jong không thể từ bỏ quốc tịch của mình được. Chongryon, đại sứ quán trên thực tế của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên tại Nhật, đã cấp hộ chiếu Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên cho anh. Nhờ vậy, anh đã đủ tiêu chuẩn theo luật của FIFA để chơi cho đội tuyển Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên dù là công dân Hàn Quốc đang định cư tại Nhật Bản. Như một bộ phim tài liệu về Jong trên truyền hình Hàn Quốc SBS, Jong chính thức là công dân Hàn Quốc, nhưng có hộ chiếu Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

Jong thành thạo tiếng Triều Tiên và tiếng Nhật. Anh cũng biết nói tiếng Bồ Đào Nha, nhờ học được từ các đồng đội người Brasil trong đội Kawasaki Frontale. Anh cũng nói được một ít tiếng Anh, do đã có thời gian thử việc tại Blackburn.[4][5]

Sự nghiệp câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi gia nhập Kawasaki Frontale vào năm 2006, cầu thủ này nhanh chóng trở thành một trong những cầu thủ hay nhất của Kawasaki và là một trong những chân sút tốt nhất của giải đấu J-League.[6] Trước khi rời Kawasaki, anh đã có 46 bàn trong 111 trận tại J-League cho câu lạc bộ.[7] Jong đã từng tham gia thử việc tại câu lạc bộ Blackburn Rovers của Anh vào đầu năm 2010.[6][8] Sau World Cup 2010, Jong gia nhập câu lạc bộ VfL Bochum của Đức với bản hợp đồng có thời hạn đến tháng 7 năm 2012 với điều khoản có thể ở lại đội bóng thêm 1 năm nữa.[9][10] Ngày 20 tháng 7, anh đã chính thức ra mắt câu lạc bộ mới.[11]

Anh có ngay cú đúp trong trận đấu đầu tiên cho Bochum tại 2. Fußball-Bundesliga vào ngày 23 tháng 8 năm 2010, giúp Bochum đánh bại TSV 1860 München 3-2.[12] Trong thời gian thi đấu tại Bochum, Jong có được 14 bàn thắng sau 39 trận.[13]

Sau một năm rưỡi thi đấu cho Bochum, anh chuyển đến FC Köln để thay thế cho tiền đạo Lukas Podolski bị chấn thương với một mức giá không được tiết lộ.[14] Tuy nhiên anh đã không ghi được bàn thắng nào cho Köln sau 9 lần ra sân.

Ngày 10 tháng 1 năm 2013, Jong gia nhập câu lạc bộ Hàn Quốc Suwon Samsung Bluewings với phí chuyển nhượng 300.000 Euro.[15] Anh trở thành cầu thủ CHDCND Triều Tiên thứ tư thi đấu tại giải đấu bóng đá cao nhất của Hàn Quốc.[16]

Sự nghiệp quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Jong xuất hiện lần đầu tiên trong các trận đấu quốc tế vào ngày 19 tháng 6 năm 2007, trong khuôn khổ vòng loại Giải vô địch bóng đá Đông Á 2008 thi đấu với Mông Cổ và ghi bàn đầu tiên trong sự nghiệp quốc tế trong trận đấu đó. Anh đã ghi tổng cộng 4 bàn trong trận thắng 7-0 của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên. Jong cũng chơi tại Giải vô địch bóng đá Đông Á 2008 và ghi được hai bàn trong ba trận thi đấu của CHDCND Triều Tiên, nhận được giải thưởng cầu thủ ghi bàn nhiều nhất cùng với Park Chu-Young, Yeom Ki-HunKoji Yamase. Jong cũng nổi tiếng vì thường khóc khi quốc thiều CHDCND Triều Tiên được xướng lên trước trận đấu.[17]

Jong cũng thi đấu tại Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2010 khu vực châu Á và góp công giúp đội tuyển có mặt tại giải vô địch bóng đá thế giới lần đầu tiên sau 44 năm. Jong chơi trận đầu tiên cho Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên tại World Cup trong trận đấu với Brasil, và đã kiến thiết cho Ji Yun-Nam ghi bàn thắng cho Triều Tiên trong trận đấu thất bại 2–1.[2][18]

Jong tiếp tục có tên trong đội hình đội tuyển CHDCND Triều Tiên tham dự Cúp bóng đá châu Á 2011 tại Qatar.[19] Jong đã thi đấu cả ba trận vòng bảng nhưng đội tuyển Triều Tiên đã rời giải ngay sau vòng bảng với chỉ 1 điểm và không ghi được bàn thắng nào. Sau giải đấu này, Jong Tae-Se tuyên bố chia tay đội tuyển Triều Tiên sau 4 năm gắn bó, tổng cộng anh đã 33 lần ra sân và ghi được 15 bàn thắng.

Thống kê sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2021.[20]

Câu lạc bộ Giải đấu Cúp quốc gia Cúp liên đoàn Châu lục Tổng cộng
Mùa giải Câu lạc bộ Giải đấu Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn
Kawasaki Frontale 2006 J1 League 16 1 2 2 4 0 22 3
2007 24 12 4 3 5 2 7 2 40 19
2008 33 14 2 0 4 1 39 15
2009 29 14 4 3 5 2 9 2 47 21
2010 10 5 3 1 13 6
Tổng cộng 112 46 12 8 18 5 19 5 161 64
VfL Bochum 2010–11 2. Bundesliga 25 10 1 0 0 0 26 10
2011–12 14 4 2 1 0 0 16 5
Tổng cộng 39 14 3 1 0 0 0 0 42 15
1. FC Köln 2011–12 Bundesliga 5 0 0 0 0 0 5 0
2012–13 2. Bundesliga 5 0 1 0 0 0 6 0
Tổng cộng 10 0 1 0 0 0 0 0 11 0
Suwon Samsung Bluewings 2013 K League 1 23 10 0 0 23 10
2014 28 7 0 0 28 7
2015 21 6 0 0 21 6
Tổng cộng 72 23 0 0 0 0 0 0 72 23
Shimizu S-Pulse 2015 J1 League 13 4 0 0 13 4
2016 J2 League 37 26 1 1 38 27
2017 J1 League 23 10 1 0 2 0 26 10
2018 18 3 2 0 6 3 26 6
2019 13 2 1 0 5 0 19 2
2020 2 0 2 0 0 0 4 0
Tổng cộng 106 45 7 1 13 3 0 0 126 49
Albirex Niigata 2020 J2 League 26 9 0 0 26 9
Machida Zelvia 2021 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng sự nghiệp 365 137 23 10 31 8 19 5 438 160

Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

[21]

CHDCND Triều Tiên
Năm Trận Bàn
2007 3 8
2008 10 3
2009 7 1
2010 5 3
2011 8 0
Tổng cộng 33 15

Bàn thắng quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
# Ngày Địa điểm Đối thủ Bàn thắng Kết quả Giải đấu
1. 19 tháng 6 năm 2007 Sân vận động Ma Cao, Ma Cao, Trung Quốc  Mông Cổ 2–0 7–0 Vòng loại EAFF Cup 2008
2. 3–0
3. 4–0
4. 6–0
5. 21 tháng 6 năm 2007 Sân vận động Ma Cao, Ma Cao, Trung Quốc  Ma Cao 2–0 7–1 Vòng loại EAFF Cup 2008
6. 3–0
7. 5–0
8. 6–1
9. 17 tháng 2 năm 2008 Trung tâm Thể thao Olympic Trùng Khánh, Trùng Khánh, Trung Quốc  Nhật Bản 1–0 1–1 EAFF Cup 2008
10. 20 tháng 2 năm 2008 Trung tâm Thể thao Olympic Trùng Khánh, Trùng Khánh, Trung Quốc  Hàn Quốc 1–1 1–1 EAFF Cup 2008
11. 15 tháng 10 năm 2008 Sân vận động Azadi, Tehran, Iran  Iran 1–2 1–2 Vòng loại World Cup 2010
12. 27 tháng 8 năm 2009 Sân vận động World Games, Cao Hùng, Đài Loan  Đài Bắc Trung Hoa 1–0 2–1 Vòng loại EAFF Cup 2010
13. 25 tháng 5 năm 2010 Cashpoint-Arena, Altach, Áo  Hy Lạp 1–1 2–2 Giao hữu
14. 2–2
15. 6 tháng 6 năm 2010 Sân vận động Makhulong, Tembisa, Nam Phi  Nigeria 1–2 1–3 Giao hữu

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Rooney châu Á”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
  2. ^ a b Ingle, Sean (2010-06-015). “World Cup 2010: Brazil find finishing touch to edge out North Korea”. The Guardian. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  3. ^ a b North Korea’s Wayne Rooney, New York Times, 11 tháng 2 năm 2010
  4. ^ http://www.youtube.com/watch?v=U29QXPhfjQk
  5. ^ “Jong Tae”.
  6. ^ a b “Jong Tae-se is North Korea's answer to Wayne Rooney”. The Guardian.
  7. ^ “World Cup 2010: Japan's Eiji Kawashima and Jong Tae-Se of North Korea seal European transfers”. Telegraph.co.uk. 2 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2003.
  8. ^ Introducing the Crying North Korean, The 'People's Rooney, The Blackburn Nearly Man' Goal.com 16 tháng 6 năm 2010
  9. ^ “http://www.vfl-bochum.de/site/_home/aktuelles/vflverpflichtetjongtae-sep.htm” (bằng tiếng Đức). VfL Bochum. 2010-07-09. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  10. ^ Ngọc Nguyên (11 tháng 7 năm 2010). “Jong Tae-Se gia nhập VfL Bochum”. An ninh Thủ Đô. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2010.
  11. ^ Minh Quân (22 tháng 7 năm 2010). "Rooney mít ướt" gia nhập làng bóng đá châu Âu”. Vtc.vn. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2010.
  12. ^ “Tae-Se double ensures Bochum open with a win”. Bundesliga.de. 23 tháng 8 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2010.
  13. ^ “DPR Korea's Jong joins FC Koln”. The-afc.com. 31 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2012.
  14. ^ “Cologne mua "Rooney châu Á" thay Podolski”. TTVH Online. 31 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2012.
  15. ^ “Suwon Bluewings land Jong Tae-Se”. FIFA. 10 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2012.
  16. ^ “DPRK striker Jong Tae-se joins Suwon Bluewings”. Fox Sport Asia. 9 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2012.
  17. ^ Steve Anglesey: Weird World Cup: 10 amazing facts about North Korea. The Mirror, 26 tháng 5 năm 2010.
  18. ^ Bairner, Robin (2010-06-015). “World Cup 2010 Player Ratings: Brazil 2–1 North Korea”. goal.com. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  19. ^ Mark (31 tháng 12 năm 2010). “North Korea finalise preparations for Asian Cup”. Footkorean.net. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2011.
  20. ^ Nippon Sports Kikaku Publishing inc./日本スポーツ企画出版社, "2017 J1&J2&J3選手名鑑 (NSK MOOK)", ngày 8 tháng 2 năm 2017, Japan, ISBN 978-4905411420 (p. 137 out of 289)
  21. ^ Jong.html “Jong Tae-se” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). National Football Teams. Benjamin Strack-Zimmerman. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Phân biệt Dũng Giả, Anh Hùng và Dũng Sĩ trong Tensura
Phân biệt Dũng Giả, Anh Hùng và Dũng Sĩ trong Tensura
Về cơ bản, Quả Trứng Dũng Giả cũng tương tự Hạt Giống Ma Vương, còn Chân Dũng Giả ngang với Chân Ma Vương.
Cold  Eyes - Truy lùng siêu trộm
Cold Eyes - Truy lùng siêu trộm
Cold Eyes là một bộ phim hành động kinh dị của Hàn Quốc năm 2013 với sự tham gia của Sol Kyung-gu, Jung Woo-sung, Han Hyo-joo, Jin Kyung và Lee Junho.
Kết thúc truyện Sơ Thần, là em cố ý quên anh
Kết thúc truyện Sơ Thần, là em cố ý quên anh
Đây là kết thúc trong truyện nhoa mọi người
[ZHIHU]
[ZHIHU] "Bí kíp" trò chuyện để ghi điểm trong mắt bạn gái
Những cô gái có tính cách khác nhau thì thang điểm nói của bạn cũng sẽ khác