Biệt danh | サムライ・ブルー (Samurai Blue)[1][2][3] | ||
---|---|---|---|
Hiệp hội | Hiệp hội bóng đá Nhật Bản (JFA) | ||
Liên đoàn châu lục | AFC (Châu Á) | ||
Liên đoàn khu vực | EAFF (Đông Á) | ||
Huấn luyện viên trưởng | Moriyasu Hajime | ||
Đội trưởng | Endo Wataru | ||
Thi đấu nhiều nhất | Endō Yasuhito (152) | ||
Ghi bàn nhiều nhất | Kamamoto Kunishige (80)[4] | ||
Sân nhà | Sân vận động Saitama 2002 (chủ yếu) | ||
Mã FIFA | JPN | ||
| |||
Hạng FIFA | |||
Hiện tại | 18 (ngày 4 tháng 4 năm 2024)[5] | ||
Cao nhất | 9 (3.1998) | ||
Thấp nhất | 62 (12.1992) | ||
Hạng Elo | |||
Hiện tại | 25 6 (30 tháng 11 năm 2022)[6] | ||
Trận quốc tế đầu tiên | |||
Nhật Bản 0–5 Trung Quốc (Tokyo, Nhật Bản; 9 tháng 5 năm 1917) | |||
Trận thắng đậm nhất | |||
Nhật Bản 15-0 Philippines (Tokyo, Nhật Bản; 27 tháng 9 năm 1967) | |||
Trận thua đậm nhất | |||
Nhật Bản 2–15 Philippines (Tokyo, Nhật Bản; 10 tháng 5 năm 1917) | |||
Giải thế giới | |||
Sồ lần tham dự | 7 (Lần đầu vào năm 1998) | ||
Kết quả tốt nhất | Vòng 16 đội, 2002, 2010, 2018 và 2022 | ||
Cúp bóng đá châu Á | |||
Sồ lần tham dự | 11 (Lần đầu vào năm 1988) | ||
Kết quả tốt nhất | Vô địch, 1992, 2000, 2004 và 2011 | ||
Cúp bóng đá Nam Mỹ (khách mời) | |||
Sồ lần tham dự | 2 (Lần đầu vào năm 1999) | ||
Kết quả tốt nhất | Vòng bảng (1999, 2019) | ||
Cúp Liên đoàn các châu lục | |||
Sồ lần tham dự | 5 (Lần đầu vào năm 1995) | ||
Kết quả tốt nhất | Á quân: 2001 | ||
Thành tích huy chương |
Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản (サッカー日本代表 (Soccer Nhật Bản Đại Biểu) Sakkā Nippon Daihyō) là đội tuyển bóng đá quốc gia đại diện cho Nhật Bản tại các giải đấu khu vực, châu lục và thế giới. Đội được quản lý bởi Hiệp hội bóng đá Nhật Bản (JFA).
Nhật Bản là một trong những đội tuyển bóng đá thành công nhất châu Á, khi đã có 7 lần liên tiếp gần đây tham dự Giải bóng đá vô địch thế giới, trong đó có bốn lần lọt vào vòng 16 đội ở các năm 2002, 2010, 2018 và 2022, qua đó trở thành đội tuyển châu Á có nhiều lần vượt qua vòng bảng World Cup nhất cho đến nay. Đội cũng đang nắm giữ kỷ lục vô địch Cúp bóng đá châu Á với 4 lần vào các năm 1992, 2000, 2004 và 2011. Nhật Bản từng giành ngôi Á quân tại Cúp Liên đoàn các châu lục 2001 và là một trong ba đội tuyển châu Á bên cạnh Úc và Ả Rập Xê Út từng lọt vào chung kết một giải đấu do FIFA tổ chức dành cho đội tuyển quốc gia. Ở cấp độ khu vực, đội từng có bốn lần vô địch Cúp bóng đá Đông Á (1992, 1995, 1998, 2013).
Đội tuyển Nhật Bản có biệt danh chính thức là Samurai Blue (サムライ・ブルー Samurai Burū)[1][7] sử dụng bởi JFA, còn truyền thông Nhật Bản thường gọi theo họ của huấn luyện viên đương nhiệm + "Japan", như hiện tại là Moriyasu Japan (森保ジャパン)[8].
Nhật Bản là đội đầu tiên bên ngoài châu Mỹ tham dự Cúp bóng đá Nam Mỹ với tư cách khách mời. Đội có 4 lần được mời vào các giải năm 1999, 2011, 2015 và 2019, tuy nhiên chỉ tham dự hai giải năm 1999 và 2019.[9]
Trước cuối thập niên 1980, Nhật Bản không được xem là một nền bóng đá phát triển ở châu Á với dàn cầu thủ đội tuyển khi đó hầu hết vẫn thuộc trình độ nghiệp dư hoặc bán chuyên nghiệp, mặc dù tổ chức JFA đã được thành lập từ năm 1921. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản từng tham gia kỳ Olympic đầu tiên vào năm 1936 và lọt vào tứ kết. Đội cũng tham gia vòng loại World Cup 1938 và được xếp lịch để thi đấu với Đông Ấn Hà Lan, nhưng sau đó bất ngờ rút lui nên mất suất tham dự giải vào tay của đối thủ.[10]
Lần ra mắt sau chiến tranh của Nhật Bản là tại Đại hội Thể thao châu Á 1951 tại Ấn Độ. Nhật Bản tái gia nhập FIFA vào năm 1950 và bắt đầu thi đấu vòng loại World Cup 1954, nhưng để mất suất tham dự vào tay Hàn Quốc sau hai lượt trận đối đầu, nên bắt đầu phát triển một sự kình địch gay gắt với đối thủ láng giềng.
Dettmar Cramer trở thành huấn luyện viên của Nhật Bản vào năm 1960, và đã dẫn dắt đội vào vòng tứ kết tại Thế vận hội Mùa hè 1964 ở Tokyo. Thành tích quan trọng đầu tiên của Nhật Bản ở cấp độ quốc tế là ở Thế vận hội Mùa hè 1968 tại Thành phố Mexico, nơi đội giành huy chương đồng, dù đây là giải đấu chỉ giành cho các đội tuyển quốc gia nghiệp dư.[a] Mặc dù kết quả này giúp môn bóng đá được công nhận ngày càng nhiều ở Nhật Bản, nhưng việc không có một giải đấu quốc nội chuyên nghiệp đã cản trở sự phát triển của nền bóng đá nước này. Đội liên tục thất bại trong việc vượt qua vòng loại World Cup cho đến 30 năm sau.[11] Đặc biệt ở vòng loại World Cup 1986, Nhật Bản đã đứng rất gần cơ hội vượt qua vòng loại, nhưng lại để thua Hàn Quốc trong những trận đấu quyết định.
Nhật Bản lần đầu tiên góp mặt tại Cúp bóng đá châu Á vào năm 1988, nơi họ bị loại từ vòng bảng sau trận hòa với Iran và thua Hàn Quốc, UAE và Qatar. Thất bại ở Asian Cup 1988 được xem là hậu quả từ việc thiếu một giải vô địch quốc gia chất lượng. Nhu cầu chuyên nghiệp hóa bóng đá nội trở thành hướng phát triển không thể tranh cãi sau sự đi lên thần tốc của nền kinh tế Nhật Bản.
Cuối thập niên 1980 chứng kiến những động thái cụ thể nhằm chuyên nghiệp hóa môn bóng đá ở Nhật Bản. JFA đã giới thiệu hệ thống Cầu thủ được cấp phép đặc biệt vào năm 1986, cho phép một số lượng hạn chế các cầu thủ chuyên nghiệp thi đấu ở các giải bán chuyên trong nước. Các ủy ban hành động đã được tổ chức vào năm 1988 và 1989 để thảo luận về việc thành lập một giải đấu chuyên nghiệp toàn diện ở Nhật Bản. Năm 1991, các chủ sở hữu của Giải bóng đá bán chuyên Nhật Bản đồng ý giải tán giải đấu này và tái hình thành giải đấu chuyên nghiệp J.League, như một phần trong kế hoạch nâng cao vị thế của môn bóng đá tại Nhật Bản và cải thiện trình độ của đội tuyển quốc gia.
Năm 1992, ở kỳ Asian Cup 1992 tổ chức trên sân nhà, Nhật Bản đã đánh bại Ả Rập Xê Út 1-0 trong trận chung kết và đoạt chức vô địch Asian Cup lần đầu tiên trong lịch sử. Danh hiệu châu Á đầu tiên trở thành nguồn động lực mới cho bóng đá Nhật Bản. Một năm sau, J.League ra đời, khiến cho môn thể thao này càng trở nên phổ biến tại Nhật Bản, và trình độ của đội tuyển quốc gia nước này cũng ngày một cải thiện, bắt đầu trở thành một thế lực thực sự của bóng đá châu Á. Sự tiến bộ của đội tuyển Nhật Bản trong một thời gian ngắn đã trở thành nguồn cảm hứng và ví dụ về cách phát triển bóng đá.[12][13] Trong lần đầu tiên thi đấu ở vòng loại World Cup với dàn cầu thủ chuyên nghiệp, Nhật Bản đã suýt chút nữa giành vé dự World Cup 1994 sau trận hòa 2-2 đáng tiếc trước Iraq ở trận cuối cùng của vòng loại, một trận đấu mà họ chỉ cần thắng là giành vé. Đội cũng đã đánh bại được Hàn Quốc lần đầu tiên ở vòng loại World Cup, nhưng chung cuộc vẫn phải nhìn kình địch giành vé tới nước Mỹ. Nhiệm vụ tiếp theo của Nhật Bản là bảo vệ danh hiệu châu lục của họ tại Asian Cup 1996. Đội đã thắng tất cả các trận ở vòng bảng nhưng bị loại ở tứ kết sau trận thua 2–0 trước Kuwait.
Năm 1998, cơ hội tham dự World Cup trở nên rõ ràng với Nhật Bản khi giải đấu được mở rộng lên thành 32 đội còn châu Á lần đầu tiên có 3,5 suất tham dự. Dù chưa thể giành vé trực tiếp, Nhật Bản vẫn kịp có tấm vé muộn thông qua loạt trận play-off, để có lần đầu tiên tham dự giải đấu lớn nhất hành tinh, nơi đội toàn thua cả ba trận vòng bảng với Argentina, Croatia và Jamaica với những tỷ số tối thiểu. Những nỗ lực không mệt mỏi của người Nhật đã bắt đầu tạo ra sự thay đổi. Sau kỳ World Cup năm 1998, Nhật chưa bao giờ vắng mặt ở sân chơi này. Đến năm 2000, đội lại một lần nữa đánh bại Ả Rập Xê Út trong trận chung kết Asian Cup 2000, để có danh hiệu vô địch châu lục lần thứ hai.[14]
Tới năm 2002, Nhật Bản trở thành đồng chủ nhà World Cup với Hàn Quốc trong lần đầu tiên giải đấu này được tổ chức tại châu Á. Đội lần đầu vượt qua vòng bảng giải đấu khi hòa Bỉ 2-2, thắng Nga 1-0 và Tunisia 2-0. Tuy nhiên, họ để thua 0-1 trước Thổ Nhĩ Kỳ, đội sau đó đạt hạng ba, ở vòng 16 đội.[15] Đến kỳ Asian Cup 2004 tại Trung Quốc, Nhật Bản đã bảo vệ chức vô địch châu lục khi thắng Trung Quốc 3-1 ở chung kết trong bầu không khí thù địch đến từ các cổ động viên của đội chủ nhà, qua đó cân bằng thành tích vô địch Asian Cup với Iran và Ả Rập Xê Út (3 lần)[16].
Năm 2006, Nhật Bản giành vé tham dự kỳ World Cup lần thứ ba liên tiếp tại Đức, nơi đội bị loại từ vòng bảng sau khi hòa Croatia 0-0, thua ngược trước Úc 1-3 và thua ngược trước Brasil 1-4. Đến kỳ Asian Cup tổ chức tại Đông Nam Á một năm sau đó, đội thất bại 2-3 trong trận bán kết với Ả Rập Xê Út[17], và thua Hàn Quốc trên loạt sút luân lưu trong trận tranh hạng ba. Nhật Bản tiếp tục vượt qua vòng loại World Cup 2010 và rơi vào bảng E cùng với Hà Lan, Đan Mạch và Cameroon. Đây là kỳ World Cup mà Nhật Bản đã thi đấu xuất sắc, đánh bại Cameroon 1-0 và Đan Mạch 3-1, chỉ thua Hà Lan (đội sau đó giành ngôi Á quân) với tỷ số tối thiểu. Gặp Paraguay ở vòng 16 đội, Nhật Bản đã thi đấu nỗ lực khi cầm hòa đội bóng Nam Mỹ 0-0 sau 120 phút thi đấu, và chỉ chịu khuất phục trên loạt sút luân lưu[18].
Sau kỳ World Cup trên đất Nam Phi, JFA bổ nhiệm Alberto Zaccheroni làm huấn luyện viên trưởng của ĐTQG. Ở kỳ Asian Cup 2011 tổ chức tại Qatar, Nhật Bản đã trình diễn một lối chơi thuyết phục. Đội đè bẹp Ả Rập Xê Út đến 5-0 ở vòng bảng, đánh bại Qatar 3-2 ở tứ kết và có một cuộc rượt đuổi tỷ số gay cấn với Hàn Quốc ở bán kết, trận đấu mà họ chỉ có thể thắng kình địch trên loạt sút luân lưu sau khi hòa 2-2 trong 120 phút[19]. Gặp Úc trong trận chung kết, Nhật Bản phải trải qua một trận đấu căng thẳng nữa, khi hai đội giằng co và hòa không bàn thắng sau 90 phút. Tuy nhiên, đội đã bất ngờ ghi được bàn thắng trong hiệp phụ thứ hai để qua đó thắng 1-0 chung cuộc. Với chức vô địch Asian Cup lần thứ 4, Nhật Bản trở thành đội bóng châu Á giàu thành tích nhất ở giải đấu lớn nhất châu lục[20].
Nhật Bản thi đấu thuyết phục ở vòng loại World Cup 2014, trở thành đội đầu tiên trên thế giới giành vé đến Brasil. Trước đó, đội đã chơi không tệ ở Cúp Liên đoàn các châu lục 2013 mặc dù toàn thua, bao gồm trận thua chủ nhà Brasil 0-3[21], thua Ý 3-4[22], và Mexico 1-2[23]. Tại Cúp bóng đá Đông Á 2013, Nhật Bản có lần đầu vô địch khi hòa Trung Quốc 3-3, đánh bại Úc 3-2 và Hàn Quốc 2-1.[24] Ở vòng chung kết World Cup 2014, Nhật Bản rơi vào bảng C dễ thở khi các đối thủ chỉ là Colombia, Hy Lạp và Bờ Biển Ngà. Tuy nhiên, đội lại bị loại ngay từ vòng bảng và chỉ có một trận hòa 0-0 trước Hy Lạp, trong khi thua Bờ Biển Ngà 1-2 và Colombia 1-4[25]. Với kết quả này, Zaccheroni phải từ chức và Javier Aguirre được chọn vào chiếc ghế nóng[26]. Aguirre bắt đầu một cuộc cải tổ mạnh mẽ đội bóng, chuyển sơ đồ đội hình 4–2–3–1 đã sử dụng từ lâu của Zaccheroni sang sơ đồ 4–3–3 của chính ông và áp dụng điều này với những cầu thủ đang thi đấu ở J.League, loại bỏ nhiều gương mặt quen thuộc. Tuy nhiên, Nhật Bản tiếp tục thi đấu sa sút ở Asian Cup 2015 tổ chức tại Úc và sớm thất bại trong việc bảo vệ danh hiệu, khi bị UAE loại ở tứ kết sau loạt sút luân lưu, dù toàn thắng ở vòng bảng trước đó; đánh dấu thành tích tệ nhất của đội tại Asian Cup sau 19 năm[27]. Kết quả này khiến cho Aguirre mất ghế chỉ sau nửa năm tại nhiệm.[28]
JFA lựa chọn Vahid Halilhodžić làm HLV mới vào tháng 3 năm 2015[29]. Nhật Bản thi đấu thiếu thuyết phục ở vòng loại World Cup 2018, để hòa đội bóng Đông Nam Á Singapore 0-0 trên sân nhà ở vòng loại thứ hai và thua UAE 1–2 trên sân nhà ở vòng loại thứ ba. Tuy nhiên, đội đã liên tiếp giành được những kết quả khả quan trong các trận đấu tiếp theo với Iraq, Úc và Thái Lan, với 5 chiến thắng và 2 trận hòa, dù đó đều là những chiến dịch rất khó nhọc. Vào ngày 31 tháng 8 năm 2017, Nhật Bản đánh bại Úc với tỷ số 2–0 trên sân nhà, qua đó giúp họ giành vé tham dự World Cup 2018 tại Nga, cũng là kỳ World Cup lần thứ sáu liên tiếp của đội[30]. Tuy nhiên, JFA đã quyết định sa thải Halilhodžić vào ngày 9 tháng 4 năm 2018, chỉ 10 tuần trước khi vòng chung kết World Cup diễn ra, với lý do mối quan hệ rạn nứt giữa huấn luyện viên và cầu thủ, và kết quả giao hữu kém cỏi gần đây, và bổ nhiệm Nishino Akira, người từng nắm đội Olympic Nhật Bản tại Thế vận hội Mùa hè 1996, với tư cách là huấn luyện viên mới.[31]
Ở World Cup 2018, Nhật Bản rơi vào bàng H cùng các đội Colombia, Senegal và Ba Lan. Đội bất ngờ giành chiến thắng 2-1 trước Colombia trong thế hơn người từ ngay phút thứ tư của trận đấu, đánh dấu chiến thắng đầu tiên của một đội bóng châu Á trước đại diện Nam Mỹ ở đấu trường World Cup[32]. Trong lượt trận thứ hai gặp Senegal, các cầu thủ Nhật Bản đã thi đấu quật khởi trước lối đá giàu thể lực của đội bóng châu Phi, để có trận hòa 2-2 đầy kịch tính[33]. Ở lượt cuối vòng bảng, dù để thua Ba Lan 0-1, nhưng Nhật Bản vẫn giành quyền vào vòng 16 đội nhờ hơn Senegal (đội cũng có 4 điểm) ở chỉ số fair-play.[34] Gặp Bỉ ở vòng 16 đội, đội bất ngờ dẫn 2-0 nhờ các bàn thắng của Haraguchi Genki và Inui Takashi, nhưng lại để thua ngược 2-3 ngay trong 90 phút thi đấu chính thức. Đây là lần thứ ba Nhật Bản lọt vào vòng 16 đội ở một kỳ World Cup, và cũng là thành tích tốt nhất của đội ở đấu trường thế giới[35]. Sau giải đấu khá thành công, HLV Nishino bất ngờ rút lui và Moriyasu Hajime lên nắm đội[36]. Bên cạnh đó, hai trụ cột là Honda Keisuke và Hasebe Makoto cũng quyết định từ giã đội tuyển quốc gia[37].
Nhật Bản tham dự Asian Cup 2019 với đội hình được trẻ hóa đáng kể, khi nhiều trụ cột đã đánh mất phong độ như Kagawa Shinji hay Okazaki Shinji không được triệu tập, thay vào đó là những nhân tố mới như Minamino Takumi, Doan Ritsu hay Tomiyasu Takehiro. Đội thi đấu suôn sẻ trong bảng đấu có Turkmenistan, Oman và Uzbekistan khi toàn thắng cả ba trận. Tuy nhiên, lối chơi của đội ở vòng loại trực tiếp đã bị chỉ trích vì quá thực dụng, với những chiến thắng suýt sao trước Ả Rập Xê Út và Việt Nam.[38][39] Dù vậy, Nhật Bản bất ngờ thi đấu thuyết phục khi gặp ứng cử viên vô địch Iran ở bán kết, trận đấu mà họ đánh bại đối thủ này đến 3 bàn không gỡ[40]. Tuy nhiên khi gặp Qatar ở chung kết, Nhật Bản đã không thể có chức vô địch châu Á lần thứ 5 khi để thua 1-3, trong một trận đấu mà hàng phòng ngự của họ liên tiếp phạm sai lầm.[41]
Nhật Bản đã được mời tham dự Cúp bóng đá Nam Mỹ 2019, đây là lần thứ 2 đội góp mặt tại giải đấu này với tư cách khách mời. Đội nằm ở bảng C với Uruguay, Chile và Ecuador. Nhật Bản thua 0–4 trong trận mở màn trước Chile, đội đương kim vô địch của giải đấu.[42] Trong trận tiếp theo, đội tuy đã chơi phản công tốt và hợp lý nhưng lại để hòa một cách đáng tiếc trước gã khổng lồ Uruguay với tỷ số 2–2, trong một trận đấu mà Uruguay đã được VAR cứu thua.[43] Nhật Bản cần một chiến thắng trước Ecuador để giành vé vào vòng loại trực tiếp, tuy nhiên họ đã hòa 1-1 và bị loại do kém hơn một đội đứng thứ ba khác là Paraguay về hiệu số bàn thắng bại.[44] Sau giải đấu đó, Nhật Bản đã chơi một trận giao hữu với Paraguay và giành chiến thắng 2–0 trên sân nhà.
Vào tháng 12 năm 2019, Nhật Bản đã tham dự Cúp bóng đá Đông Á 2019 tổ chức tại Hàn Quốc. HLV Moriyasu triệu tập đội hình trẻ và thiếu kinh nghiệm đến thi đấu. Với đội hình trẻ trung, Nhật Bản chỉ thắng được Trung Quốc và Hồng Kông, còn lại để thua đối thủ Hàn Quốc và xếp nhì chung cuộc.[45]
Nhật Bản được xếp cùng bảng với Myanmar, Tajikistan, Kyrgyzstan và Mông Cổ ở vòng loại thứ hai World Cup 2022. Ở một bảng đấu khá dễ thở, Nhật Bản đã chứng tỏ sức mạnh vượt trội khi toàn thắng cả tám trận vòng loại, ghi 46 bàn thắng và chỉ để thủng lưới hai lần.
Ở vòng loại thứ ba World Cup 2022, Nhật Bản rơi vào bảng B có Úc, Ả Rập Xê Út, Trung Quốc, Oman và Việt Nam. Trái ngược với phong độ cao ở vòng hai, Nhật Bản đã khởi đầu tệ hại khi để thua hai trong ba trận đầu tiên của vòng ba trước Oman và Ả Rập Xê Út, đều với tỷ số 0-1[46][47]. Kết quả nghèo nàn này đã khiến huấn luyện viên Moriyasu đứng trước nguy cơ bị sa thải, nếu đội không đánh bại được Úc trên sân Saitama ở lượt trận tiếp theo. Tuy nhiên, Nhật Bản đã thể hiện được bản lĩnh trong giai đoạn khó khăn khi thắng liền sáu trận kế tiếp, bao gồm hai chiến thắng trước Úc và một trận thắng 2-0 trước Ả Rập Xê Út trên sân nhà[48][49]. Ngày 24 tháng 3 năm 2022, sau khi đánh bại Úc 2-0 ngay tại Sydney, Nhật Bản chiếm ngôi nhất bảng và giành vé tham dự World Cup 2022 sớm một vòng đấu[50]. Tuy nhiên, đội đã không giữ được ngôi đầu cho đến hết vòng loại khi bị đội yếu nhất bảng là Việt Nam cầm chân 1-1 trên sân nhà Saitama, qua đó đứt mạch sáu trận thắng liên tiếp và phải nhường vị trí đầu bảng cho Ả Rập Xê Út[51].
Sau khi Trung Quốc mất quyền làm chủ nhà của Cúp bóng đá Đông Á 2022, Nhật Bản đã được thông báo là chủ nhà mới. Sau khi đứng đầu bảng với hai trận thắng và một trận hòa, Nhật Bản đã vô địch giải đấu lần thứ hai trong lịch sử.[52]
Tại World Cup 2022, Nhật Bản rơi vào bảng E cùng với Tây Ban Nha, Đức và Costa Rica, đội bất ngờ giành chiến thắng 2-1 trước Đức trong trận mở màn[53], nhưng để thua Costa Rica 0-1 ở trận đấu thứ 2[54], tuy nhiên Nhật Bản tiếp tục làm nên bất ngờ khi đánh bại Tây Ban Nha 2-1 tại lượt trận cuối, qua đó đứng đầu bảng E với 6 điểm[55]. Dù vậy, đội tiếp tục dừng bước tại vòng 16 đội khi để Croatia hòa 1-1 cả trận và thua 1-3 sau loạt sút luân lưu[56].
Trước thềm Asian Cup 2023 tại Qatar, Nhật Bản đã thể hiện phong độ ấn tượng với 10 trận thắng liên tiếp, ghi 45 bàn thắng và chỉ nhận 6 bàn thua. Đặc biệt đáng chú ý là các chiến thắng 4-1 trước Đức, Peru và Canada, 4-2 trước Thổ Nhĩ Kỳ, ba trận thắng 5-0 trước Myanmar, Syria và Thái Lan và chiến thắng 6-1 trước Jordan.
Tại Asian Cup 2023, Nhật Bản rơi vào bảng D cùng với Iraq, Indonesia và Việt Nam. Tại trận đấu ra quân, Nhật Bản đã có chiến thắng 4-2 trước Việt Nam. Tuy nhiên, ở lượt trận thứ hai sau đó, đội đã bất ngờ để thua Iraq với tỷ số 1-2. Qua đó chấm dứt chuỗi 11 trận thắng liên tiếp.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Nhật Bản trên đấu trường châu lục là nước láng giềng Hàn Quốc. Bộ đôi Nhật Bản và Hàn Quốc luôn được coi là cặp "kỳ phùng địch thủ" suốt nhiều năm cho vị trí "đầu tàu" của bóng đá châu Á.
Ngoài ra, đội cũng phát triển sự kình địch với Úc, Iran và Ả Rập Xê Út trên đấu trường châu Á.
Adidas đã luôn là nhà tài trợ áo đấu cho Đội tuyển Nhật Bản từ năm 1999 đến nay.
Màu áo chính của Đội tuyển Nhật Bản là màu xanh lam tượng trưng cho bầu trời. Màu áo phụ là màu trắng. Tuỳ từng đối thủ thì đội tuyển sử dụng màu quần là xanh lam hoặc trắng. Trong quá khứ, Nhật Bản từng mặc trang phục màu đỏ, nhưng sau đó quay lại với màu áo xanh lam được chọn từ năm 1930[57].
Logo của Đội tuyển Nhật Bản cùng chung thiết kế với Logo của Hiệp hội, với hình ảnh Quạ ba chân Yatagarasu (biểu tượng của mặt trời) với một chân giữ quả bóng màu đỏ tượng trưng cho mặt trời ở trên Quốc kỳ Nhật Bản.
Nhật Bản có nhiều sân vận động hiện đại trên toàn quốc. Các trận đấu của Đội tuyển Nhật Bản có thể tổ chức ở mọi nơi. Tuy vậy đối với vòng loại cuối của FIFA World Cup khu vực châu Á, các trận đấu luôn được tổ chức tại Sân vận động Saitama 2002. Sân vận động Quốc gia được xây dựng cho Olympic Tokyo 2020 ít khi được lựa chọn cho các trận đấu chính thức.
Vị trí | Tên |
---|---|
Huấn luyện viên trưởng | Moriyasu Hajime |
Trợ lý huấn luyện viên | Makoto Hasebe |
Ryoichi Maeda | |
Hiroshi Nanami | |
Toshihide Saito | |
Huấn luyện viên thể hình | Ryoichi Matsumoto |
Huấn luyện viên thể lực | Hayakawa Naoki |
Huấn luyện viên thủ môn | Takashi Shimoda |
1 tháng 1 Toyo Tires Cup 2024[58] | Nhật Bản | 5–0 | Thái Lan | Tokyo, Nhật Bản |
---|---|---|---|---|
14:00 UTC+9 | Chi tiết | Sân vận động: Sân vận động Quốc gia Nhật Bản Lượng khán giả: 61,916 Trọng tài: Kim Woo-sung (Hàn Quốc) |
9 tháng 1 Giao hữu không chính thức | Nhật Bản | 6–1 | Jordan | Doha, Qatar |
---|---|---|---|---|
14:30 UTC+3 | Chi tiết |
|
Sân vận động: Sân vận động Al Ersal Lượng khán giả: 0 |
14 tháng 1 Bảng D AFC Asian Cup 2023 | Nhật Bản | 4–2 | Việt Nam | Doha, Qatar |
---|---|---|---|---|
14:30 UTC+3 | Chi tiết | Sân vận động: Sân vận động Al Thumama Lượng khán giả: 17,385 Trọng tài: Kim Jong-hyeok (Hàn Quốc) |
19 tháng 1 Bảng D AFC Asian Cup 2023 | Iraq | 2–1 | Nhật Bản | Al Rayyan, Qatar |
---|---|---|---|---|
14:30 UTC+3 |
|
Chi tiết |
|
Sân vận động: Sân vận động Thành phố Giáo dục Lượng khán giả: 38,663 Trọng tài: Khalid Al-Turais (Ả Rập Xê Út) |
24 tháng 1 Bảng D AFC Asian Cup 2023 | Nhật Bản | 3–1 | Indonesia | Al Rayyan, Qatar |
---|---|---|---|---|
14:30 UTC+3 | Chi tiết |
|
Sân vận động: Sân vận động Ahmed bin Ali Lượng khán giả: 26,453 Trọng tài: Khamis Al-Marri (Qatar) |
31 tháng 1 Vòng 16 đội AFC Asian Cup 2023 | Bahrain | 1–3 | Nhật Bản | Doha, Qatar |
---|---|---|---|---|
14:30 UTC+3 | Chi tiết | Sân vận động: Sân vận động Al Thumama Lượng khán giả: 31,832 Trọng tài: Ahmad Al-Ali (Kuwait) |
3 tháng 2 Tứ kết AFC Asian Cup 2023 | Iran | 2–1 | Nhật Bản | Al Rayyan, Qatar |
---|---|---|---|---|
14:30 UTC+3 |
|
Chi tiết |
|
Sân vận động: Sân vận động Thành phố Giáo dục Trọng tài: Mã Ninh (Trung Quốc) |
21 tháng 3 Vòng loại FIFA World Cup 2026[59] | Nhật Bản | 1–0 | CHDCND Triều Tiên | Tokyo, Nhật Bản |
---|---|---|---|---|
19:20 UTC+9 |
|
Chi tiết | Sân vận động: Sân vận động quốc gia Nhật Bản Trọng tài: Adel Al-Naqbi (UAE) |
26 tháng 3 Vòng loại FIFA World Cup 2026[59] | CHDCND Triều Tiên | 0–3 Xử thắng[b] |
Nhật Bản | |
Chi tiết |
6 tháng 6 Vòng loại FIFA World Cup 2026[59] | Myanmar | 0–5 | Nhật Bản | Yangon, Myanmar |
---|---|---|---|---|
18:40 UTC+6:30 | Chi tiết | Sân vận động: Sân vận động Thuwunna Lượng khán giả: 21,200 Trọng tài: Majed Al-Shamrani (Ả Rập Xê Út) |
11 tháng 6 Vòng loại FIFA World Cup 2026[59] | Nhật Bản | 5–0 | Syria | Hiroshima, Nhật Bản |
---|---|---|---|---|
19:10 UTC+9 | Chi tiết | Sân vận động: Edion Peace Wing Hiroshima Lượng khán giả: 26,650 Trọng tài: Ahmed Al-Ali (Kuwait) |
5 tháng 9 Vòng loại FIFA World Cup 2026 | Nhật Bản | 7-0 | Trung Quốc | Saitama, Nhật Bản |
---|---|---|---|---|
Sân vận động: Sân vận động Saitama 2002 Lượng khán giả: 52,398 Trọng tài: Abdulrahman Al-Jassim (Qatar) |
10 tháng 9 Vòng loại FIFA World Cup 2026 | Bahrain | 0-5 | Nhật Bản | Riffa, Bahrain |
---|---|---|---|---|
Sân vận động: Sân vận động Quốc gia Bahrain Lượng khán giả: 22.729 Trọng tài: Rustam Lutfullin (Uzbekistan) |
10 tháng 10 Vòng loại FIFA World Cup 2026 | Ả Rập Xê Út | 0–2 | Nhật Bản | Jeddah, Ả Rập Xê Út |
---|---|---|---|---|
21:00 UTC+3 | Chi tiết | Sân vận động: Sân vận động Nhà vua Abdullah Lượng khán giả: 56,283 Trọng tài: Kim Jong-hyeok (Hàn Quốc) |
15 tháng 10 Vòng loại FIFA World Cup 2026 | Nhật Bản | 1–1 | Úc | Saitama, Nhật Bản |
---|---|---|---|---|
19:35 UTC+9 |
|
Chi tiết |
|
Sân vận động: Sân vận động Saitama 2002 Lượng khán giả: 58,730 Trọng tài: Ahmed Al-Ali (Kuwait) |
14 tháng 11 Vòng loại FIFA World Cup 2026 | Indonesia | 0–4 | Nhật Bản | Jakarta, Indonesia |
---|---|---|---|---|
19:00 UTC+7 | Chi tiết | Sân vận động: Sân vận động Gelora Bung Karno Lượng khán giả: 60,304 Trọng tài: Mooud Bonyadifard (Iran) |
19 tháng 11 Vòng loại FIFA World Cup 2026 | Trung Quốc | 1–3 | Nhật Bản | Hạ Môn, Trung Quốc |
---|---|---|---|---|
20:00 UTC+8 |
|
Chi tiết | Sân vận động: Sân vận động Hạ Môn Egret Lượng khán giả: 45.336 Trọng tài: Muhammad Taqi (Singapore) |
20 tháng 3 năm 2025 Vòng loại FIFA World Cup 2026 | Nhật Bản | v | Bahrain | Saitama, Nhật Bản |
---|---|---|---|---|
19:35 UTC+9 | Chi tiết | Sân vận động: Sân vận động Saitama 2002 |
25 tháng 3 năm 2025 Vòng loại FIFA World Cup 2026 | Nhật Bản | v | Ả Rập Xê Út | Saitama, Nhật Bản |
---|---|---|---|---|
19:35 UTC+9 | Chi tiết | Sân vận động: Sân vận động Saitama 2002 |
5 tháng 6 năm 2025 Vòng loại FIFA World Cup 2026 | Úc | v | Nhật Bản | Sydney, Úc |
---|---|---|---|---|
--:-- UTC+11 | Chi tiết | Sân vận động: Sân vận động Australia |
10 tháng 6 năm 2025 Vòng loại FIFA World Cup 2026 | Nhật Bản | v | Indonesia | Tokyo, Nhật Bản |
---|---|---|---|---|
--:-- UTC+9 | Chi tiết | Sân vận động: Sân vận động Quốc gia Nhật Bản |
Đây là đội hình đã hoàn thành Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu Á (Vòng 3).
Số liệu thống kê tính đến ngày 19 tháng 11 năm 2024 sau trận gặp Trung Quốc.
Số | VT | Cầu thủ | Ngày sinh (tuổi) | Trận | Bàn | Câu lạc bộ |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | TM | Zion Suzuki | 21 tháng 8, 2002 | 16 | 0 | Parma |
12 | TM | Keisuke Ōsako | 28 tháng 7, 1999 | 8 | 0 | Sanfrecce Hiroshima |
23 | TM | Kōsei Tani | 20 tháng 11, 2000 | 2 | 0 | Machida Zelvia |
2 | HV | Yukinari Sugawara | 28 tháng 6, 2000 | 14 | 2 | Southampton |
3 | HV | Daiki Hashioka | 17 tháng 5, 1999 | 11 | 0 | Luton Town |
4 | HV | Kō Itakura | 27 tháng 1, 1997 | 35 | 2 | Borussia Mönchengladbach |
16 | HV | Kōki Machida | 25 tháng 8, 1997 | 16 | 0 | Union Saint-Gilloise |
22 | HV | Ayumu Seko | 7 tháng 6, 2000 | 4 | 0 | Grasshopper |
HV | Nagatomo Yūto | 12 tháng 9, 1986 | 142 | 4 | FC Tokyo | |
HV | Kota Takai | 4 tháng 9, 2004 | 1 | 0 | Kawasaki Frontale | |
HV | Hiroki Sekine | 11 tháng 8, 2002 | 0 | 0 | Kashiwa Reysol | |
5 | TV | Hidemasa Morita | 10 tháng 5, 1995 | 39 | 6 | Sporting CP |
6 | TV | Wataru Endō (đội trưởng) | 9 tháng 2, 1993 | 67 | 4 | Liverpool |
7 | TV | Kaoru Mitoma | 20 tháng 5, 1997 | 26 | 8 | Brighton & Hove Albion |
8 | TV | Takumi Minamino | 16 tháng 1, 1995 | 65 | 24 | Monaco[c] |
10 | TV | Ritsu Dōan | 16 tháng 6, 1998 | 55 | 10 | SC Freiburg |
13 | TV | Keito Nakamura | 28 tháng 7, 2000 | 14 | 8 | Reims |
14 | TV | Junya Itō | 9 tháng 3, 1993 | 60 | 14 | Reims |
15 | TV | Daichi Kamada | 5 tháng 8, 1996 | 38 | 8 | Crystal Palace |
17 | TV | Ao Tanaka | 10 tháng 9, 1998 | 30 | 8 | Leeds United |
20 | TV | Takefusa Kubo | 4 tháng 6, 2001 | 40 | 5 | Real Sociedad |
21 | TV | Reo Hatate | 21 tháng 11, 1997 | 10 | 0 | Celtic |
TV | Joel Chima Fujita | 16 tháng 2, 2002 | 2 | 0 | Sint-Truiden | |
9 | TĐ | Kyōgo Furuhashi | 20 tháng 1, 1995 | 22 | 5 | Celtic |
11 | TĐ | Daizen Maeda | 20 tháng 10, 1997 | 22 | 4 | Celtic |
18 | TĐ | Yuki Ohashi | 27 tháng 7, 1996 | 1 | 0 | Blackburn Rovers |
19 | TĐ | Kōki Ogawa | 8 tháng 8, 1997 | 9 | 9 | NEC Nijmegen |
Vt | Cầu thủ | Ngày sinh (tuổi) | Số trận | Bt | Câu lạc bộ | Lần cuối triệu tập |
---|---|---|---|---|---|---|
TM | Daiya Maekawa | 8 tháng 9, 1994 | 2 | 0 | Vissel Kobe | v. Syria, 11 June 2024 |
TM | Taishi Brandon Nozawa | 25 tháng 12, 2002 | 0 | 0 | FC Tokyo | 2023 AFC Asian Cup |
HV | Shogo Taniguchi | 15 tháng 7, 1991 | 32 | 1 | Sint-Truiden | v. Indonesia, 15 November 2024 INJ |
HV | Henry Heroki Mochizuki | 20 tháng 9, 2001 | 0 | 0 | Machida Zelvia | v. Úc, 15 October 2024 |
HV | Yūta Nakayama | 16 tháng 2, 1997 | 22 | 0 | Machida Zelvia | v. Bahrain, 10 September 2024 |
HV | Takehiro Tomiyasu | 5 tháng 11, 1998 | 42 | 1 | Arsenal | v. Syria, 11 June 2024 |
HV | Hiroki Itō | 12 tháng 5, 1999 | 19 | 1 | Bayern Munich | v. Syria, 11 June 2024 |
HV | Seiya Maikuma | 16 tháng 10, 1997 | 8 | 0 | AZ | v. CHDCND Triều Tiên, 21 March 2024 |
HV | Tsuyoshi Watanabe | 5 tháng 2, 1997 | 3 | 0 | Gent | v. CHDCND Triều Tiên, 21 March 2024 |
HV | Ryoya Morishita | 11 tháng 4, 1997 | 2 | 0 | Legia Warsaw | v. Thái Lan, 1 January 2024 |
HV | Haruya Fujii | 26 tháng 12, 2000 | 1 | 0 | Kortrijk | v. Thái Lan, 1 January 2024 |
HV | Sota Miura | 7 tháng 9, 2000 | 1 | 0 | Kawasaki Frontale | v. Thái Lan, 1 January 2024 |
TV | Yuki Soma | 25 tháng 2, 1997 | 14 | 5 | Machida Zelvia | v. Syria, 11 June 2024 |
TV | Takumu Kawamura | 28 tháng 8, 1999 | 3 | 1 | Red Bull Salzburg | v. Syria, 11 June 2024 |
TV | Kaishū Sano | 30 tháng 12, 2000 | 4 | 0 | Mainz 05 | v. CHDCND Triều Tiên, 21 March 2024 INJ |
TV | Ryotaro Ito | 6 tháng 2, 1998 | 1 | 0 | Sint-Truiden | v. Thái Lan, 1 January 2024 |
TV | Kanji Okunuki | 11 tháng 8, 1999 | 1 | 0 | Gamba Osaka | v. Thái Lan, 1 January 2024 |
TĐ | Ayase Ueda | 28 tháng 8, 1998 | 30 | 14 | Feyenoord | v. Úc, 15 October 2024 |
TĐ | Takuma Asano | 10 tháng 11, 1994 | 53 | 9 | Mallorca | v. Bahrain, 10 September 2024 |
TĐ | Mao Hosoya | 7 tháng 9, 2001 | 6 | 1 | Kashiwa Reysol | v. Bahrain, 10 September 2024 |
TĐ | Yuito Suzuki | 25 tháng 10, 2001 | 1 | 0 | Brøndby | v. Syria, 11 June 2024 |
|
Tính tới ngày 21 tháng 11 năm 2023:
|
|
Huấn luyện viên | Thời gian | Kết quả | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Trận | Thắng | Hòa | Thua | % Thắng | |||||
Nishida Masujiro | 1923 | 2 | 0 | 0 | 2 | 0% | |||
Yamada Goro | 1925 | 2 | 0 | 0 | 2 | 0% | |||
trống | 1925 | 2 | 1 | 0 | 1 | 50% | |||
Suzuki Shigeyoshi (lần 1) | 1930 | 2 | 1 | 1 | 0 | 50% | |||
Takenokoshi Shigemaru (lần 1) | 1934 | 3 | 1 | 0 | 2 | 33.33% | |||
Suzuki Shigeyoshi (lần 2) | 1936 | 2 | 1 | 1 | 0 | 50% | |||
Takenokoshi Shigemaru (lần 2) | 1940 | 1 | 1 | 0 | 0 | 100% | |||
Ninomiya Hirokazu | 1951 | 3 | 1 | 1 | 1 | 33.33% | |||
Takenokoshi Shigemaru (lần 3) | 1954–56 | 12 | 2 | 4 | 6 | 16.66% | |||
Kawamoto Taizo | 1958 | 2 | 0 | 0 | 2 | 0% | |||
Takenokoshi Shigemaru (lần 4) | 1958–59 | 12 | 4 | 2 | 6 | 33.33% | |||
trống | 1960 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0% | |||
Takahashi Hidetoki | 1961–1962 | 14 | 3 | 2 | 9 | 21.43% | |||
Naganuma Ken (lần 1) | 1963–1969 | 31 | 18 | 7 | 6 | 58.06% | |||
Okano Shunichiro | 1970–1971 | 19 | 11 | 2 | 6 | 57.90% | |||
Naganuma Ken (lần 2) | 1972–1976 | 42 | 16 | 6 | 20 | 38.09% | |||
Ninomiya Hiroshi | 1976–1978 | 27 | 6 | 6 | 15 | 22.22% | |||
Shimomura Yukio | 1979–1980 | 14 | 8 | 4 | 2 | 57.14% | |||
Watanabe Masashi | 1980 | 3 | 2 | 0 | 1 | 66.67% | |||
Kawabuchi Saburo | 1980–1981 | 10 | 3 | 2 | 5 | 30% | |||
Mori Takaji | 1981–1985 | 43 | 22 | 5 | 16 | 51.16% | |||
Ishii Yoshinobu | 1986–1987 | 17 | 11 | 2 | 4 | 64.70% | |||
Yokoyama Kenzo | 1988–1991 | 24 | 5 | 7 | 12 | 20.83% | |||
Hans Ooft | 1992–1993 | 27 | 16 | 7 | 4 | 59.25% | |||
Paulo Roberto Falcão | 1994 | 9 | 3 | 4 | 2 | 33.33% | |||
Kamo Shu | 1994–1997 | 46 | 23 | 10 | 13 | 50% | |||
Okada Takeshi (lần 1) | 1997–1998 | 15 | 5 | 4 | 6 | 33.33% | |||
Philippe Troussier | 1998–2002 | 50 | 23 | 16 | 11 | 46% | |||
Zico | 2002–2006 | 71 | 37 | 16 | 18 | 52.11% | |||
Ivica Osim | 2006–2007 | 20 | 13 | 5 | 3 | 65% | |||
Okada Takeshi (lần 2) | 2007–2010 | 50 | 26 | 13 | 11 | 52% | |||
Hara Hiromi (tạm quyền) | 2010 | 2 | 2 | 0 | 0 | 100% | |||
Alberto Zaccheroni | 2010–2014 | 55 | 30 | 12 | 13 | 54.54% | |||
Javier Aguirre | 2014–2015 | 10 | 7 | 1 | 2 | 70% | |||
Vahid Halilhodžić | 2015–2018 | 12 | 7 | 4 | 1 | 57.58% | |||
Nishino Akira | 2018 | 7 | 2 | 1 | 4 | 28.57% | |||
Moriyasu Hajime | 2018– | 0 | 0 | 0 | 0 | —% |
Đội tuyển Nhật Bản đã bắt đầu liên tục tham dự vòng chung kết World Cup từ năm 1998 tại Pháp; trong đó có 4 lần lọt vào vòng 16 đội vào các năm là năm 2002, 2010, 2018 và 2022.
Thành tích tại VCK FIFA World Cup | Thành tích tại Vòng loại | ||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Chủ nhà/ Năm | Kết quả | Vị trí | Tr | T | H | B | BT | BB | Tr | T | H | B | BT | BB | |
1930 | Không tham dự | - | - | - | - | - | - | ||||||||
1934 | - | - | - | - | - | - | |||||||||
1938 | Bỏ cuộc | 3 | 2 | 1 | 0 | 8 | 1 | ||||||||
1950 | 38 | 30 | 4 | 4 | 35 | 12 | |||||||||
1954 | Không vượt qua vòng loại | 2 | 0 | 1 | 1 | 3 | 7 | ||||||||
1958 | Không tham dự | - | - | - | - | - | - | ||||||||
1962 | Không vượt qua vòng loại | 2 | 0 | 0 | 2 | 1 | 4 | ||||||||
1966 | Không tham dự | - | - | - | - | - | - | ||||||||
1970 | Không vượt qua vòng loại | 4 | 0 | 2 | 2 | 4 | 8 | ||||||||
1974 | 4 | 1 | 0 | 3 | 5 | 4 | |||||||||
1978 | 4 | 0 | 1 | 3 | 0 | 5 | |||||||||
1982 | 4 | 2 | 0 | 2 | 4 | 2 | |||||||||
1986 | 8 | 5 | 1 | 2 | 15 | 5 | |||||||||
1990 | 6 | 2 | 3 | 1 | 7 | 3 | |||||||||
1994 | 13 | 9 | 3 | 1 | 35 | 6 | |||||||||
1998 | Vòng 1 | 31st | 3 | 0 | 0 | 3 | 1 | 4 | 15 | 9 | 5 | 1 | 51 | 12 | |
2002 | Vòng 2 | 9th | 4 | 2 | 1 | 1 | 5 | 3 | Không tham dự do là đồng chủ nhà | ||||||
2006 | Vòng 1 | 28th | 3 | 0 | 1 | 2 | 2 | 7 | 12 | 11 | 0 | 1 | 25 | 5 | |
2010 | Vòng 2 | 9th | 4 | 2 | 1 | 1 | 4 | 2 | 14 | 8 | 4 | 2 | 23 | 9 | |
2014 | Vòng 1 | 29th | 3 | 0 | 1 | 2 | 2 | 6 | 14 | 8 | 3 | 3 | 30 | 8 | |
2018 | Vòng 2 | 15th | 4 | 1 | 1 | 2 | 6 | 7 | 18 | 13 | 3 | 2 | 44 | 7 | |
2022 | 9th | 4 | 2 | 1 | 1 | 5 | 4 | 18 | 15 | 1 | 2 | 58 | 6 | ||
2026 | Chưa xác định | Chưa xác định | |||||||||||||
2030 | |||||||||||||||
2034 | |||||||||||||||
Tổng cộng | Vòng 16 đội | 7/22 | 25 | 7 | 6 | 12 | 25 | 33 | 138 | 83 | 27 | 28 | 305 | 91 |
Nhật Bản là đội bóng giàu thành tích nhất ở đấu trường châu lục Asian Cup với 4 lần vô địch cùng 1 lần á quân.
Copa América[sửa | sửa mã nguồn]Nhật Bản là đội đầu tiên bên ngoài châu Mỹ thi đấu tại Copa América, sau khi được mời tham dự giải đấu năm 1999.[9] Nhật Bản cũng được mời tham dự giải đấu năm 2011 và ban đầu đã chấp nhận lời mời. Tuy nhiên, sau trận động đất Tōhoku, Hiệp hội bóng đá Nhật Bản (JFA) đã thông báo đội tuyển rút lui vào ngày 16 tháng 5 năm 2011 với lý do khó khăn trong việc triệu tập một số cầu thủ Nhật Bản từ các câu lạc bộ châu Âu sang thi đấu.[66] Vào ngày hôm sau, CONMEBOL đã mời Costa Rica tham dự giải thay cho Nhật Bản. Vào ngày 16 tháng 8 năm 2013, chủ tịch CONMEBOL Eugenio Figueredo thông báo rằng Nhật Bản đã được mời tham dự Copa América 2015.[67] Tuy nhiên, Nhật Bản sau đó đã từ chối lời mời do vấn đề về lịch trình.[68] Vào ngày 14 tháng 5 năm 2018, CONMEBOL thông báo rằng Nhật Bản cùng với Qatar là hai đội khách mời tham dự Copa América 2019.[69]
FIFA Confederations Cup[sửa | sửa mã nguồn]Nhật Bản có 5 lần tham dự giải và thành tích cao nhất là ngôi Á quân trên sân nhà vào năm 2001.
Thế vận hội[sửa | sửa mã nguồn]Từ năm 1992, đội tuyển Olympic bao gồm tối đa 3 cầu thủ trên 23 tuổi, và những thành tích của đội này thường không được coi là một phần trong kết quả của các đội tuyển quốc gia, cũng không phải là số liệu thống kê được ghi vào kết quả thi đấu quốc tế của các cầu thủ.
Á vận hội[sửa | sửa mã nguồn]Từ năm 2002, đội tuyển Olympic bao gồm tối đa 3 cầu thủ trên 23 tuổi, và những thành tích của đội này thường không được coi là một phần trong kết quả của các đội tuyển quốc gia, cũng không phải là số liệu thống kê được ghi vào kết quả thi đấu quốc tế của các cầu thủ.
Kình địch[sửa | sửa mã nguồn]Hàn Quốc[sửa | sửa mã nguồn]Nhật Bản duy trì một sự cạnh tranh mạnh mẽ với Hàn Quốc. Sự kình địch bóng đá đã có từ lâu và thường được coi là phần mở rộng của một cuộc đối đầu lịch sử tổng thể giữa hai quốc gia. Nhật Bản đã gặp Hàn Quốc 80 lần, với chỉ 16 trận thắng, 23 trận hòa và 42 trận thua. Nhật Bản ghi được 76 bàn và để thủng lưới 124 lần. Sự kình địch bóng đá giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã bắt đầu từ khi World Cup chưa mở rộng lên 32 đội và châu Á chưa có 4,5 suất tham dự (thời điểm Nhật Bản thường xuyên góp mặt). Trong một thời kỳ dài, FIFA chỉ trao 2 suất dự World Cup cho các đội tuyển châu Á. Điều đó khiến cơ hội của các đội tuyển bị hạn chế đáng kể. Do nằm cùng vùng địa lý Đông Á với Hàn Quốc, Nhật Bản luôn phải cạnh tranh với đối thủ này cho một suất tham dự giải. Suốt từ năm 1954 tới 1994, qua 9 lần dự vòng loại World Cup, Nhật Bản đã thua Hàn Quốc 7 trận, 5 lần xếp dưới chính đối thủ này ở vòng loại. Phải đến vòng loại World Cup 1994, họ mới thắng nổi Hàn Quốc lần đầu tiên ở đấu trường này, nhưng cuối cùng vẫn phải nhìn đối thủ giành vé dự vòng chung kết. Điểm nhấn của sự kỵ dơ này là những chuỗi trận thua kỷ lục như 7 trận liên tiếp từ năm 1985 tới 1991. Khi nền bóng đá chưa được chuyên nghiệp hóa, bóng đá Nhật Bản thường xuyên bị Hàn Quốc át vía ở cả sân chơi thế giới và châu Á. Năm 1988, Nhật cũng bị loại ngay từ vòng bảng trong lần đầu dự Asian Cup vì thua Hàn Quốc. Kể từ khi giải quốc nội chuyên nghiệp ra đời ở Nhật Bản năm 1993, thành tích đối đầu của đội trước đối thủ láng giềng bắt đầu cải thiện. Trong năm lần gặp nhau gần nhất, đôi bên bất phân thắng bại với hai thắng, một hòa cho mỗi đội.[70] Cả hai quốc gia này đều đang nắm giữ những kỷ lục như số lần vô địch Asian Cup và số lần tham dự World Cup, được xem là hai đội tuyển bóng đá châu Á thành công nhất, và đã cùng đăng cai giải vô địch bóng đá thế giới 2002. Sự cạnh tranh về thành tích giữa hai đội là khá gay gắt. Nếu Nhật Bản đã 4 lần đăng quang Asian Cup thì Hàn Quốc mới có 2 lần. Ngược lại, Hàn Quốc đã 11 lần dự World Cup, đỉnh cao là vào tới bán kết; trong khi thống kê tương tự của Nhật Bản chỉ là 7 lần, và kết quả tốt nhất là vòng 16 đội (4 lần). Úc[sửa | sửa mã nguồn]Nhật Bản bắt đầu phát triển sự kình địch gay gắt với Úc, ngay sau khi nước này gia nhập Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC). Các cuộc đối đầu giữa hai đội được coi là một trong những cuộc so tài bóng đá lớn nhất châu Á. Sự kình địch là tương đối gần đây, nảy sinh từ một số trận đấu có tính cạnh tranh cao giữa hai đội kể từ khi Úc gia nhập AFC vào năm 2006. Sự kình địch bắt đầu tại World Cup 2006, nơi hai đội được xếp vào cùng bảng (khi đó Úc còn thuộc Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương (OFC) và tiếp tục với việc hai đội gặp nhau thường xuyên trong các giải đấu khác nhau của AFC, chẳng hạn như Cúp bóng đá châu Á 2007, Cúp bóng đá châu Á 2011 và Cúp bóng đá Đông Á 2013. Hai đội cũng liên tiếp đối đầu với nhau ở vòng loại World Cup từ năm 2010 đến nay. Cả Úc và Nhật Bản đang nắm giữ một kỷ lục cùng với Ả Rập Xê Út là ba thành viên duy nhất của AFC từng lọt vào trận chung kết của một giải đấu dành cho ĐTQG do FIFA tổ chức, đều ở giải Cúp Liên đoàn các châu lục, mặc dù Úc đã đạt được thành tích này khi còn là thành viên của OFC. Hai đội đã đối đầu với nhau 27 trận, trong đó Nhật Bản nhỉnh hơn với 11 trận thắng, còn lại là 9 trận hòa và 7 trận thua. Ả Rập Xê Út[sửa | sửa mã nguồn]Nhật Bản cũng có sự kình địch bóng đá với Ả Rập Xê Út, vì hai đội thường xuyên đối đầu với nhau ở Asian Cup cũng như vòng loại World Cup. Hai đội từng hai lần gặp nhau ở chung kết Asian Cup các năm 1992 và 2000, với chiến thắng đều thuộc về Nhật Bản. Nhật Bản đang áp đảo về thành tích đối đầu với 11 trận thắng và một trận hòa sau 18 lần đối đầu, trong khi Ả Rập Xê Út thắng 6 trận. Đây cũng là hai đội tuyển giàu thành tích bậc nhất ở sân chơi Asian Cup; trong khi Nhật Bản có 4 lần vô địch và 1 lần về nhì thì Ả Rập Xê Út có 3 lần đăng quang và 3 lần Á quân. Thành tích đối đầu với các quốc gia khác[sửa | sửa mã nguồn]
Kỷ lục[sửa | sửa mã nguồn]
Danh hiệu huy chương và cúp[sửa | sửa mã nguồn]Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]
Châu lục[sửa | sửa mã nguồn]
Khu vực[sửa | sửa mã nguồn]
Khác[sửa | sửa mã nguồn]
Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản.
|