Lê Minh Hương

Lê Minh Hương
Chức vụ
Bộ trưởng Bộ Công an
(Trước 1998 là Bộ Nội vụ)
Nhiệm kỳ6 tháng 11 năm 1996 – 28 tháng 1 năm 2002
5 năm, 83 ngày
Tiền nhiệmBùi Thiện Ngộ
Kế nhiệmLê Hồng Anh
Nhiệm kỳ1 tháng 7 năm 1996 – 23 tháng 5 năm 2004 (mất)
7 năm, 327 ngày
Tiền nhiệmBùi Thiện Ngộ
Nhiệm kỳ27 tháng 6 năm 1991 – 23 tháng 5 năm 2004 (mất)
12 năm, 331 ngày
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh(1936-10-03)3 tháng 10, 1936
Sơn Tân, Hương Sơn, Hà Tĩnh, Liên bang Đông Dương
Mất23 tháng 5, 2004(2004-05-23) (67 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Con cái
Binh nghiệp
Phục vụ Công an nhân dân Việt Nam
Cấp bậc Thượng tướng
Tặng thưởngHuân chương Hồ Chí Minh Huân chương Hồ Chí Minh [1]

Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhì

Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng

Lê Minh Hương (3 tháng 10 năm 1936 - 23 tháng 5 năm 2004) là Thượng tướng Công an nhân dân Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam (1996-2000) - Trước năm 1998 là Bộ Nội vụ.[2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Minh Hương sinh ngày 3 tháng 10 năm 1936, tại xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Từ tháng 10 năm 1948 đến tháng 12 năm 1950, ông làm liên lạc đơn vị 75 bộ đội địa phương Hà Tĩnh. Đến tháng 1 năm 1951, chuyển sang công tác hành chính tại thị xã Hà Tĩnh. Sau năm 1954, ông là Ủy viên Thường trực Ủy ban nhân dân thị xã Hà Tĩnh.

Từ tháng 4 năm 1956, ông làm Trinh sát chính trị Công an tỉnh Hà Tĩnh và Công an Liên khu IV. Đến tháng 11 năm 1962, ông là học viên lớp đào tạo đặc biệt về nghiệp vụ an ninh tại Trường Công an Trung ương (nay là Học viện An ninh Nhân dân).

Từ tháng 9 năm 1965 đến năm 1978, ông được biệt phái công tác tại Bộ Ngoại giao. Ông hoạt động tình báo dưới danh nghĩa là thành viên sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.

Từ năm 1979, ông công tác tại Bộ Nội vụ giữ các chức vụ: Phó phòng; Cục phó A13 - cục tình báo thuộc Tổng cục An Ninh (đến tháng 6 năm 1981); Cục trưởng Cục A13 (đến tháng 2 năm 1988); Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, kiêm Cục trưởng Cục A13 (đến tháng 10 năm 1988); Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục 5 (đến tháng 6 năm 1989).

Từ tháng 1 năm 1990, ông được giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục 5, Bộ Nội vụ; được phong quân hàm Thiếu tướng tháng 8 năm 1990.

Từ tháng 2 năm 1991, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; đến tháng 6 năm 1991, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa VII, VIII, IX. Ông được phong quân hàm Trung tướng tháng 12 năm 1992.

Tháng 6 năm 1996, ông được bầu vào Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (từ tháng 5 năm 1998 gọi là Bộ Công an) và giữ chức vụ này đến năm 2002. Ông được phong quân hàm Thượng tướng tháng 1 năm 1998.

Ông là Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa IX; Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

Ông qua đời ngày 23 tháng 5 năm 2004 tại Hà Nội, khi ông vẫn đang đương nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa IX (2001 - 2005). [cần dẫn nguồn].

Ngày 5/3/2008, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký Quyết định số 245/QĐ-CTN truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho ông và chiều 30/7, lễ truy tặng đã được tổ chức trọng thể tại Bộ Công an, Hà Nội.[3]

Lịch sử thụ phong cấp hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1990 1992 1998
Cấp hiệu
Tên cấp hiệu Thiếu tướng Trung tướng Thượng tướng

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Truy tặng 05/05/2008
  2. ^ “Thượng tướng Lê Minh Hương từ trần”.
  3. ^ “Truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho đồng chí Thượng tướng Lê Minh Hương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an”.
  4. ^ “Tái hiện bằng hình ảnh cuộc đời, sự nghiệp Thượng tướng Lê Minh Hương”. 2016-10-03. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2018.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review] Bí Mật Nơi Góc Tối – Từ tiểu thuyết đến phim chuyển thể
[Review] Bí Mật Nơi Góc Tối – Từ tiểu thuyết đến phim chuyển thể
Dù bạn vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, hay đã bước vào đời, hy vọng rằng 24 tập phim sẽ phần nào truyền thêm động lực, giúp bạn có thêm can đảm mà theo đuổi ước mơ, giống như Chu Tư Việt và Đinh Tiễn vậy
Thiên Nghịch Mâu - chú cụ đặc cấp phá bỏ mọi đau khổ?
Thiên Nghịch Mâu - chú cụ đặc cấp phá bỏ mọi đau khổ?
Thiên Nghịch Mâu lần đầu tiên xuất hiện tại chương 71, thuộc sở hữu của Fushiguro Touji trong nhiệm vụ tiêu diệt Tinh Tương Thể
Gianni Rivera: Nhạc trưởng số 1 của AC Milan
Gianni Rivera: Nhạc trưởng số 1 của AC Milan
Người hâm mộ bóng đá yêu mến CLB của mình vì nhiều lý do khác nhau, dù hầu hết là vì lý do địa lý hay gia đình
Thông tin chi tiết về 2 bản DLC (bản mở rộng) của Black Myth: Wukong
Thông tin chi tiết về 2 bản DLC (bản mở rộng) của Black Myth: Wukong
Trong 2 bản DLC này, chúng ta sẽ thực sự vào vai Tôn Ngộ Không chứ không còn là Thiên Mệnh Hầu nữa.