2010 AFF Championship - Indonesia/Vietnam 2010 Kejuaraan Sepak Bola Asia Tenggara | |
---|---|
![]() | |
Chi tiết giải đấu | |
Nước chủ nhà | Indonesia Việt Nam |
Thời gian | 1 – 29 tháng 12 |
Số đội | 8 |
Địa điểm thi đấu | 4 (tại 4 thành phố chủ nhà) |
Vị trí chung cuộc | |
Vô địch | ![]() |
Á quân | ![]() |
Thống kê giải đấu | |
Số trận đấu | 18 |
Số bàn thắng | 51 (2,83 bàn/trận) |
Vua phá lưới | ![]() (5 bàn) |
Cầu thủ xuất sắc nhất | ![]() |
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2010, tên gọi chính thức là AFF Suzuki Cup 2010 vì lý do tài trợ, là lần thứ 8 của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức. Đây là lần thứ hai hãng Suzuki trở thành nhà tài trợ chính cho giải đấu bóng đá lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Vòng chung kết diễn ra từ 1 tháng 12 đến 29 tháng 12 năm 2010, với Việt Nam và Indonesia là đồng chủ nhà của vòng bảng.
Đương kim vô địch Việt Nam bị Malaysia loại ở bán kết với tổng tỷ số 2–0. Malaysia sau đó đã giành chức vô địch AFF Cup lần đầu tiên trong lịch sử sau khi đánh bại Indonesia với tổng tỷ số sau hai lượt trận chung kết là 4–2.
Quyền đăng cai vòng bảng được trao cho Indonesia và Việt Nam. Đây đều là lần thứ ba cả Việt Nam và Indonesia đăng cai giải đấu (hai lần trước đó với Việt Nam là vào các năm 1998 và 2004, còn Indonesia là vào các năm 2002 và 2008). Bảng A được tổ chức tại Indonesia, gồm 4 đội Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Lào. Bảng B được tổ chức tại Việt Nam, gồm 4 đội Việt Nam, Singapore, Myanmar và Philippines.
Giải đấu được tổ chức tại 2 địa điểm chính; sân vận động Gelora Bung Karno tại Jakarta và sân vận động Quốc gia Mỹ Đình tại Hà Nội và hai sân phụ dùng để thay thế cho sân chính vào trận đấu đầu tiên của lượt trận cuối cùng tại vòng bảng. Theo dự định ban đầu, địa điểm thứ 2 cho bảng B là sân vận động Hàng Đẫy tại Hà Nội, sau đó được Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) chuyển đến sân vận động Thiên Trường vào ngày 22 tháng 11 năm 2010.[1] Tại bảng A, địa điểm thi đấu dự phòng ban đầu là sân vận động Si Jalak Harupat tại Bandung nhưng đến ngày 24 tháng 11 năm 2010 – 1 tuần trước lễ khai mạc, nó đã được chuyển sang sân vận động Gelora Sriwijaya.[2]
![]() |
![]() |
![]() |
---|---|---|
Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil | Sân vận động Gelora Bung Karno | Sân vận động Gelora Sriwijaya |
Sức chứa: 110.000 | Sức chứa: 88.083 | Sức chứa: 36.000 |
![]() |
![]() | |
![]() |
||
Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình | ||
Sức chứa: 40.192 | ||
![]() | ||
![]() | ||
Sân vận động Thiên Trường | ||
Sức chứa: 30.000 | ||
![]() |
Vòng loại của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2010 đã được tổ chức từ ngày 16–24 tháng 10 năm 2010 tại Viêng Chăn, Lào để chọn ra hai đội tuyển đứng đầu giành quyền vào vòng chung kết. Dựa trên xếp hạng từ giải đấu lần trước, hai đội chủ nhà Việt Nam (đồng thời là đương kim vô địch) và Indonesia, cùng với Malaysia, Myanmar, Singapore và Thái Lan được vào thẳng vòng chung kết. Bốn đội tuyển gồm Lào, Campuchia, Đông Timor và Philippines có xếp hạng thấp nhất phải tham dự vòng loại (Brunei đã bị FIFA cấm thi đấu do những can thiệp chính trị từ chính quyền ở trong nước vào việc điều hành Liên đoàn bóng đá Brunei).[3][4]
Kết thúc vòng loại, Lào và Philippines là hai đội tuyển được vào vòng chung kết.
Lễ bốc thăm chia bảng diễn ra vào lúc 14:00 ngày 15 tháng 9 năm 2010 tại Hà Nội. Sự kiện khởi đầu mùa giải được tổ chức tại khách sạn Sheraton, Hà Nội.[5]
Phân loại 4 nhóm bốc thăm:
Nhóm 1 (hạt giống) | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
---|---|---|---|
![]() ![]() |
![]() ![]() |
![]() ![]() |
![]() ![]() |
Tất cả thời gian được liệt kê là giờ địa phương (UTC+7).
Tất cả các trận đấu diễn ra tại Indonesia.
Đội | Tr |
T |
H |
B |
BT |
BB |
HS |
Đ |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
![]() |
3 | 3 | 0 | 0 | 13 | 2 | +11 | 9 |
![]() |
3 | 1 | 1 | 1 | 6 | 6 | 0 | 4 |
![]() |
3 | 0 | 2 | 1 | 3 | 4 | −1 | 2 |
![]() |
3 | 0 | 1 | 2 | 3 | 13 | −10 | 1 |
Thái Lan ![]() | 2–2 | ![]() |
---|---|---|
Sarayoot ![]() |
Chi tiết | Inthammavong ![]() Sysomvang ![]() |
Indonesia ![]() | 5–1 | ![]() |
---|---|---|
Asraruddin ![]() Gonzáles ![]() Ridwan ![]() Arif ![]() Irfan ![]() |
Chi tiết | Norshahrul ![]() |
Malaysia ![]() | 5–1 | ![]() |
---|---|---|
Amri ![]() Amirul ![]() Norshahrul ![]() Mahali ![]() |
Chi tiết | Singto ![]() |
Tất cả các trận đấu diễn ra tại Việt Nam.
Đội | Tr |
T |
H |
B |
BT |
BB |
HS |
Đ |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
![]() |
3 | 2 | 0 | 1 | 8 | 3 | +5 | 6 |
![]() |
3 | 1 | 2 | 0 | 3 | 1 | +2 | 5 |
![]() |
3 | 1 | 1 | 1 | 3 | 3 | 0 | 4 |
![]() |
3 | 0 | 1 | 2 | 2 | 9 | −7 | 1 |
Singapore ![]() | 1–1 | ![]() |
---|---|---|
Đurić ![]() |
Chi tiết | C. Greatwich ![]() |
Việt Nam ![]() | 7–1 | ![]() |
---|---|---|
Nguyễn Anh Đức ![]() Nguyễn Minh Phương ![]() Lê Tấn Tài ![]() Nguyễn Trọng Hoàng ![]() Nguyễn Vũ Phong ![]() |
Chi tiết | Aung Kyaw Moe ![]() |
Singapore ![]() | 2–1 | ![]() |
---|---|---|
Đurić ![]() Casmir ![]() |
Chi tiết | Khin Maung Lwin ![]() |
Philippines ![]() | 2–0 | ![]() |
---|---|---|
C. Greatwich ![]() P. Younghusband ![]() |
Chi tiết |
Myanmar ![]() | 0–0 | ![]() |
---|---|---|
Chi tiết |
Việt Nam ![]() | 1–0 | ![]() |
---|---|---|
Nguyễn Vũ Phong ![]() |
Chi tiết |
Bán kết | Chung kết | |||||||||||
A2 | ![]() |
2 | 0 | 2 | ||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
B1 | ![]() |
0 | 0 | 0 | ||||||||
A2 | ![]() |
3 | 1 | 4 | ||||||||
A1 | ![]() |
0 | 2 | 2 | ||||||||
B2 | ![]() |
0 | 0 | 0 | ||||||||
A1 | ![]() |
1 | 1 | 2 |
Malaysia ![]() | 2–0 | ![]() |
---|---|---|
Mohd Safee ![]() |
Chi tiết |
Malaysia thắng với tổng tỉ số 2–0.
Indonesia thắng với tổng tỉ số 2–0.
Malaysia ![]() | 3–0 | ![]() |
---|---|---|
Mohd Safee ![]() Mohd Ashaari ![]() |
Chi tiết |
Malaysia thắng với tổng tỉ số 4–2.
Vô địch Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2010 |
---|
![]() Malaysia Lần thứ nhất |
Vua phá lưới | Cầu thủ xuất sắc nhất | Đội đoạt giải phong cách |
---|---|---|
![]() |
![]() |
![]() |
Đã có 51 bàn thắng ghi được trong 18 trận đấu, trung bình 2.83 bàn thắng mỗi trận đấu.
5 bàn thắng
3 bàn thắng
2 bàn thắng
1 bàn thắng
1 bàn phản lưới nhà