Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2012

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2012
2012 AFF Championship - Malaysia/Thailand
2012 Kejohanan Bola Sepak Asia Tenggara
2012 ฟุตบอลชิงแชมป์เอเชียตะวันออกเฉียงใต้
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàMalaysia
Thái Lan
Thời gian24 tháng 11 – 22 tháng 12
Số đội8 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu4 (tại 4 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Singapore (lần thứ 4)
Á quân Thái Lan
Thống kê giải đấu
Số trận đấu18
Số bàn thắng48 (2,67 bàn/trận)
Vua phá lướiThái Lan Teerasil Dangda
(5 bàn thắng)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Singapore Shahril Ishak
2010
2014

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2012, tên gọi chính thức là AFF Suzuki Cup 2012 vì lý do tài trợ, là lần thứ 9 của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức. Đây là lần thứ ba liên tiếp hãng Suzuki trở thành nhà tài trợ chính cho giải đấu bóng đá lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Vòng chung kết của giải đấu được tổ chức từ ngày 24 tháng 11 đến ngày 22 tháng 12 năm 2012, với MalaysiaThái Lan là đồng chủ nhà của vòng bảng.

Singapore đã giành chức vô địch lần thứ 4 trong lịch sử sau khi đánh bại Thái Lan với tổng tỷ số 3–2 trong hai lượt trận chung kết và trở thành đội bóng nhiều lần vô địch nhất giải đấu, trước khi bị soán ngôi bởi Thái Lan năm 2016.[1]

Lựa chọn chủ nhà

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 17 tháng 12 năm 2010, Liên đoàn bóng đá Philippines bày tỏ mong muốn được tổ chức AFF Cup 2012. Tuy nhiên, sau cuộc họp của hội đồng AFF vào ngày 19 tháng 2 năm 2011, MalaysiaThái Lan đã được thông báo sẽ là hai nước chủ nhà của giải đấu.[2][3] Đây là lần thứ hai Malaysia đăng cai giải đấu này (lần trước là vào năm 2004) và là lần thứ tư Thái Lan tổ chức giải sau các năm 2000, 20072008.

Địa điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai sân vận động chính diễn ra các trận đấu bao gồm sân vận động Quốc gia Bukit Jalil tại Kuala Lumpursân vận động Rajamangala tại Bangkok. Ngoài ra còn có hai sân khác là sân vận động Shah AlamShah Alam, Selangorsân vận động SCGNonthaburi được sử dụng cho các trận đấu cùng giờ ở lượt đấu cuối vòng bảng diễn ra ngày 30 tháng 111 tháng 12. Sân SCG đã được lựa chọn để thay thế sân SupachalasaiBangkok vào ngày 17 tháng 10.

Trong trường hợp Thái Lan lọt vào bán kết và chung kết, các trận đấu trên sân nhà của họ sẽ được tổ chức ở sân SCG do sân Rajamangala được dùng làm nơi tổ chức Race of Champions 2012.[4]

Malaysia Kuala Lumpur
Vị trí các sân vận động của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2012.
Cam: Chung kết, bán kết và vòng bảng; Đỏ: Chung kết và bán kết; Xanh dương: Bán kết; Xanh lá: Bán kết và vòng bảng; Vàng: Vòng bảng.
Malaysia Shah Alam
Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil Sân vận động Shah Alam
Sức chứa: 110.000 Sức chứa: 80.372
Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil Sân vận động Shah Alam
Thái Lan Băng Cốc Thái Lan Băng Cốc
Sân vận động Rajamangala Sân vận động Supachalasai
Sức chứa: 49.722 Sức chứa: 19.793
Sân vận động Rajamangala Sân vận động Quốc gia (Thái Lan)
Philippines Manila Singapore Singapore
Sân vận động tưởng niệm Rizal Sân vận động Jalan Besar
Sức chứa: 12.873 Sức chứa: 8.000
Sân vận động tưởng niệm Rizal Sân vận động Jalan Besar

Vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng loại của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2012 diễn ra từ ngày 5 đến ngày 13 tháng 10 năm 2012. Dựa trên xếp hạng từ giải đấu lần trước, sáu đội tuyển đứng đầu (bao gồm hai quốc gia đồng chủ nhà) được vào thẳng vòng chung kết, năm đội tuyển có thứ hạng thấp nhất sẽ phải tham dự vòng loại. Các đội thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm, lấy hai đội nhất và nhì tham dự vòng chung kết.

Myanmar và Lào là hai đội tuyển giành quyền tham dự vòng chung kết.

Bốc thăm

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bốc thăm cho giải đấu được tổ chức vào chiều 11 tháng 7 năm 2012 tại khách sạn Golden Tulip ở Bangkok, Thái Lan.[5] Tám đội tuyển được chia làm 4 nhóm dựa trên thứ hạng tại giải đấu lần trước.[6]

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
 Malaysia (H), (C)
 Thái Lan (H)
 Việt Nam
 Indonesia
 Singapore
 Philippines
 Myanmar (Q)
 Lào (Q)
  • Chú thích: (H): Đồng chủ nhà, (C): Đương kim vô địch, (Q): Vượt qua vòng loại.

Đội hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai đội đứng đầu mỗi bảng lọt vào vòng bán kết.

Các tiêu chí

[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ hạng ở từng bảng được quyết định như sau:[7]

  1. Điểm số đạt được cao hơn trong các trận vòng bảng;
  2. Hiệu số bàn thắng cao hơn trong các trận vòng bảng;
  3. Ghi nhiều bàn thắng hơn trong các trận vòng bảng. Trường hợp 3 tiêu chí trên bằng nhau, Thứ hạng sẽ được quyết định như sau:
  4. Kết quả đối đầu trực tiếp giữa các đội liên quan;
  5. Đá luân lưu 11m nếu các đội liên quan vẫn còn trên sân;
  6. Bốc thăm.
  • Tất cả các trận đấu được tổ chức tại Thái Lan.
  • Thời gian được liệt kê là UTC+7.
Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
 Thái Lan 3 3 0 0 9 2 +7 9
 Philippines 3 2 0 1 4 2 +2 6
 Việt Nam 3 0 1 2 2 5 −3 1
 Myanmar 3 0 1 2 1 7 −6 1
Việt Nam 1–1 Myanmar
Lê Tấn Tài  34' Chi tiết Kyi Lin  53' (ph.đ.)
Thái Lan 2–1 Philippines
Jakkraphan  39'
Anucha  41'
Chi tiết Mulders  77'

Việt Nam 0–1 Philippines
Chi tiết Caligdong  86'
Myanmar 0–4 Thái Lan
Chi tiết Teerasil  20'82'89'
Apipoo  59'

  • Tất cả các trận đấu được tổ chức tại Malaysia.
  • Thời gian được liệt kê là UTC+8.


Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
 Singapore 3 2 0 1 7 4 +3 6
 Malaysia 3 2 0 1 6 4 +2 6
 Indonesia 3 1 1 1 3 4 −1 4
 Lào 3 0 1 2 6 10 −4 1
Indonesia 2–2 Lào
Raphael  42'
Vendry  89'
Sayavutthi  30' (ph.đ.)
Liththideth  80'

Lào 1–4 Malaysia
Sihavong  38' Chi tiết Safiq  15'
Safee  67'
Wan  76'
Khyril  80'

Singapore 4–3 Lào
Shahril  45+1'52'
Amri  63'
Fazrul  65'
Sayavutthi  21'82' (ph.đ.)
Liththideth  40'

Vòng đấu loại trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
  Bán kết Chung kết
                         
A2   Philippines 0 0 0  
B1   Singapore 0 1 1  
    B1   Singapore 3 0 3
  A1   Thái Lan 1 1 2
B2   Malaysia 1 0 1
A1   Thái Lan 1 2 3  

Bán kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Lượt đi

[sửa | sửa mã nguồn]

Lượt về

[sửa | sửa mã nguồn]

Singapore thắng chung cuộc 1–0.

Thái Lan 2–0 Malaysia
Teerasil  60'
Theeraton  65'
Chi tiết

Thái Lan thắng chung cuộc 3–1.

Chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Lượt đi

[sửa | sửa mã nguồn]
Singapore 3–1 Thái Lan
Mustafić  10' (ph.đ.)
Amri  62'
Baihakki  90+1'
Chi tiết Adul  59'

Lượt về

[sửa | sửa mã nguồn]
Thái Lan 1–0 Singapore
Kirati  45+1' Chi tiết

Singapore thắng chung cuộc 3–2.

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Vô địch

[sửa | sửa mã nguồn]
 Vô địch Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2012 

Singapore

Lần thứ 4

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Cầu thủ xuất sắc nhất Vua phá lưới Đội đoạt giải phong cách
Singapore Shahril Ishak Thái Lan Teerasil Dangda  Malaysia

Cầu thủ ghi bàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có 48 bàn thắng ghi được trong 18 trận đấu, trung bình 2.67 bàn thắng mỗi trận đấu.

5 bàn thắng

4 bàn thắng

3 bàn thắng

2 bàn thắng

1 bàn thắng

1 bàn phản lưới nhà

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Singapore win record fourth Suzuki Cup”. espnstar.com. ngày 22 tháng 12 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ “Malaysia and Thailand as hosts of AFF Suzuki Cup 2012; nominations for AFF Council announced”. AseanFootball.org. ASEAN Football Federation. ngày 19 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2011.
  3. ^ “Malaysia, Thailand confirmed as co-hosts for 2012 edition”. AFFsuzukicup.com. ngày 21 tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2011.
  4. ^ “Asean Championship match switched to Muang Thong's SCG”. The Nation. Nation Multimedia Group. ngày 17 tháng 10 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  5. ^ “AFF Suzuki Cup: Draw results”. AseanFootball.org. ASEAN Football Federation. ngày 11 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2012.
  6. ^ “AFF Suzuki Cup: Millions of fans will follow draw ceremony”. AseanFootballorg. ASEAN Football Federation. ngày 10 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2012.
  7. ^ “Tournament Rules”. AFFSuzukiCup.com. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2012.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
5 lọ kem chống nắng ngăn ánh sáng xanh
5 lọ kem chống nắng ngăn ánh sáng xanh
Bên cạnh tia UV, bác sĩ Kenneth Howe tại New York cảnh báo rằng ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, TV cũng góp phần gây lão hóa da
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Từ châu Âu đến châu Á, mỗi quốc gia lại có cách biến tấu riêng với nội tạng động vật, tạo nên một bản sắc ẩm thực đặc trưng
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Đây là thuật toán mình được học và tìm hiểu trong môn Nhập môn trí tuệ nhân tạo, mình thấy thuật toán này được áp dụng trong thực tế rất nhiều
Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng trước dịch cúm Corona
Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng trước dịch cúm Corona
Giữa tâm bão dịch bệnh corona, mỗi người cần chú ý bảo vệ sức khỏe để phòng tránh vi khuẩn tấn công vào cơ thể