Dữ liệu quan sát Kỷ nguyên J2000 Xuân phân J2000 | |
---|---|
Chòm sao | Thiên Nga (chòm sao) |
Xích kinh | 20h 46m 25.6s |
Xích vĩ | +40° 06′ 59.4″ |
Cấp sao biểu kiến (V) | 16.60 |
Các đặc trưng | |
Kiểu quang phổ | M6I[1] |
Chỉ mục màu B-V | 2.0 |
Kiểu biến quang | bán thường xuyên (semiregular) |
Trắc lượng học thiên thể | |
Chuyển động riêng (μ) | RA: −1.55[2] mas/năm Dec.: −4.59[2] mas/năm |
Thị sai (π) | 0.620[2] ± 0.047[2] mas |
Khoảng cách | 1.61k[2] pc |
Chi tiết | |
Khối lượng | 25–40[2] M☉ |
Bán kính | 1,642–2,775[2] R☉ |
Độ sáng | 270,000[2] L☉ |
Tên gọi khác | |
V* V1489 Cyg, RAFGL 2650, IRC +40448 | |
Cơ sở dữ liệu tham chiếu | |
SIMBAD | dữ liệu |
NML Cygni (NML Cyg) là một sao cực siêu khổng lồ [2] đỏ nằm trong chòm sao Thiên Nga (Cygnus). Đây là ngôi sao có đường kính lớn nhất từng được biết đến đứng sau UY Scuti và Stephenson và một trong những ngôi sao sáng nhất.[3]
Bán kính của NML Cyg ước tính tương đương 6700 tới 7000 lần bán kính Mặt Trời. Tức là ngôi sao có đường kính khoảng 2.282.000.000 km. Nếu ngôi sao này được thay thế cho Mặt Trời, Sao Hải Vương sẽ lọt vào trong bề mặt của ngôi sao này. Nếu chúng ta xem bán kính của NML Cygni là khoảng 7000 Mặt Trời, thì ánh sáng sẽ phải mất 80 tiếng để đi hết một vòng chu vi của ngôi sao này. Hoặc nếu một con người có thể đi trên bề mặt của NML Cygni, thì với tốc độ 3 dặm/giờ (4,8 km/giờ) và 8 giờ một ngày, người đó sẽ phải mất 1.300.000 năm để đi hết một vòng chu vi ngôi sao (so với 2 năm 11 tháng để đi hết một vòng Trái Đất).
Ngôi sao này rất có thể sẽ trở thành một siêu tân tinh vào năm 3050.
Dãy so sánh kích thước từ các hành tinh trong hệ Mặt Trời và các ngôi sao lân cận lần lượt đến UY Scuti:
1. Sao Thủy < Sao Hỏa < Sao Kim < Trái Đất
2. Trái Đất < Sao Hải Vương < Sao Thiên Vương < Sao Thổ < Sao Mộc
3. Sao Mộc < Wolf 359 < Mặt Trời < Sirius
4. Sirius < Pollux < Arcturus < Aldebaran
5. Aldebaran < Rigel < Antares < Betelgeuse
6. Betelgeuse < Mu Cephei < VV Cephei A < VY Canis Majoris.
7. VY Canis Majoris < NML Cygni < UY Scuti