Tinh vân Bắc Mỹ

Tinh vân Bắc Mỹ
Tinh vân phát xạ
Vùng H II
Tinh vân Bắc Mỹ và Pelican thay đổi đáng kể khi được quan sát trong các bước sóng quang học (trên cùng bên trái) và bước sóng hồng ngoại dài hơn liên tiếp, xuyên qua đám mây bụi giữa chúng.
Dữ liệu quan sát: kỷ nguyên J2000.0
Xích kinh20h 59m 17.1s[1]
Xích vĩ+44° 31′ 44″[1]
Khoảng cách2,590 ± 80 ly   (795 ± 25[2] pc)
Cấp sao biểu kiến (V)4
Không gian biểu kiến (V)120 × 100 arcmin[3]
Chòm saoThiên Nga
Tên gọi khácNGC 7000, Sharpless 117, Caldwell 20
Xem thêm: Danh sách tinh vân

Tinh vân Bắc Mỹ, hay còn gọi là Caldwell 20 hoặc NGC 7000, là một tinh vân phát xạ nằm trong chòm sao Thiên Nga. Vì hình dáng của nó khá giống với vịnh Mexico, mà vịnh này lại ở Bắc Mỹ nên nó có tên như vậy.[4]

Thông tin chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Tinh vân này thì lớn, chiếm một khoảng to bằng 4 lần khi mặt trăng tròn xuất hiện. Tuy nhiên bề mặt của nó thì có độ sáng kém nên ta không thể nhìn thấy bằng mặt thường. Khi sử dụng ống nhòm hoặc kính viễn vọng thì cần có phạm vi quan sát lớn (xấp xỉ 3°). Khi ấy, chúng như một dải sương ánh sáng trên bầu trời đêm. Tuy nhiên khi sử dụng bộ lọc thiên văn để lọc ra những bước sóng dài thừa thãi thì nó có thể nhìn thấy trên bầu trời. Nó nổi bật vì hình dáng và màu sắc hơi đo đỏ (do có hydro Hα ở đường phát quang).

Tinh vân đặc biệt này được nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel phát hiện tại Slough, Anh (England) và ngày 24 tháng 10 năm 1786 hoặc bởi con trai ông là John Herschel vào khoảng thời gian trước năm 1833.[5]

Dữ liệu hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là tinh vận thuộc chòm sao Thiên Nga. Và dưới đây là một số dữ liệu khác của nó:

Xích kinh 20h 59m 17.1s[1] Độ nghiêng +44° 31′ 44″[1]

Khoảng cách 1,600 ± 100[6]

Độ lớn biểu kiến (v) 4

Kích thước biểu kiến (v) 120 × 100 arcmins

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 7000. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2006.
  2. ^ Kuhn, Michael A.; Hillenbrand, Lynne A.; Carpenter, John M.; Menendez, Angel Rodrigo Avelar (2020). “The Formation of a Stellar Association in the NGC 7000/IC 5070 Complex: Results from Kinematic Analysis of Stars and Gas” (PDF). The Astrophysical Journal. 899 (2): 128–167. doi:10.3847/1538-4357/aba19a. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2020.
  3. ^ Frommert, Hartmut; Kronberg, Christine (2020). “NGC 7000”. SEDS. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ “New View of Family Life in the North American Nebula”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2012.
  5. ^ “NGC 7000 – North America Nebula”. SEDS – Students for the Exploration and Development of Space, The Messier Catalog. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2017.
  6. ^ Shevchenko, V. S.; Grankin, K. N.; Nel'Nikov, S. Yu. (1988). “The structure of RSF 4 CYG B - Regions of star formation from an unusual point of view”. Astronomicheskii Zhurnal. 65: Nov.–Dec. 1988, p. 1230–1243. In Russian. Bibcode:1988AZh....65.1230S. ISSN 0004-6299.


Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan