Phạm Quang Vĩnh

Nghệ sĩ nhân dân
Phạm Quang Vĩnh
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
15 tháng 8, 1944 (80 tuổi)
Nơi sinh
Từ Liêm, Hà Nội, Liên bang Đông Dương
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpHọa sĩ thiết kế
Gia đình
Bố
Phạm Hậu
Vợ
Phạm Diệu Thuần
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1993)
Nghệ sĩ nhân dân (2007)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1964 – 2014
Đào tạoTrường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Tác phẩm
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1988
Thiết kế mĩ thuật xuất sắc
Giải Cánh diều 2005
Thiết kế mĩ thuật xuất sắc
Giải Cánh diều 2007
Thiết kế mĩ thuật xuất sắc
Giải Cánh diều 2013
Thiết kế mĩ thuật xuất sắc
Website

Phạm Quang Vĩnh (sinh ngày 15 tháng 8 năm 1944) là họa sĩ người Việt Nam, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực điện ảnh, ông từng dàn dựng cho nhiều bộ phim điện ảnh như Bến không chồng, Chuyện của Pao.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Quang Vĩnh sinh ngày 15 tháng 8 năm 1944 tại Từ Liêm, Hà Nội,[1] ông có 8 anh chị em, bố ông là họa sĩ Phạm Hậu, cụ từng học tại Trường Mỹ thuật Đông Dương sau này là một trong những giảng viên đầu tiên của Trường Mỹ thuật Công nghiệp.[2][3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Quang Vĩnh là học viên khóa Mỹ thuật đầu tiên của Trường trung cấp Mỹ nghệ (1959 – 1962).[1] Năm 1962, trường Sân khấu Điện ảnh có các chuyên gia từ Liên Xô sang mở lớp đào tạo Họa sĩ thiết kế phim truyện và các học sinh được huy động từ nhiều trường, Phạm Quang Vĩnh là một trong số học viên của khóa 1.[4][5] Ông tốt nghiệp vào năm 1965.[1]

Năm 1964, họa sĩ Phạm Quang Vĩnh về công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam, trong cùng năm ông tham gia sản xuất bộ phim Biển Lửa, với vai trò trợ lý cho họa sĩ Lê Thanh Đức.[4]

Năm 1967, họa sĩ Phạm Quang Vĩnh bắt đầu thành công với vai trò họa sĩ chính trong phim "Biển gọi".[5] Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1, Biển gọi là một trong các bộ phim truyện nhận được Bông sen bạc.[6] Sau này ông đoạt giải Bông sen vàng cho hạng mục thiết kế mỹ thuật phim truyện nhựa, với hai bộ phim điện ảnh “Hoàng Hoa Thám” và Truyện cổ tích cho tuổi mười bảy tại Liên hoan phim quốc gia năm 1988.[4]

Tại các kỳ tổ chức giải Cánh diều của Hội Điện ảnh Việt Nam, Phạm Quang Vĩnh vinh dự nhận được 3 giải thiết kế mỹ thuật cho các phim "Tiếng cồng định mệnh" và "Hàng xóm" năm 2005; "Hà Nội, Hà Nội" năm 2006 và "Mùa hè lạnh" năm 2012.[5]

Mặc dù là một họa sĩ điện ảnh gạo cội, nhưng Phạm Quang Vĩnh chưa từng có dịp hợp tác với các đạo diễn nổi bật cùng thời như Hải Ninh, Đặng Nhật Minh.[4]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông kết hôn với nữ diễn viên Diệu Thuần, cả hai cùng tham gia bộ phim Ngày ấy bên sông Lam, bộ phim đầu tiên bà đóng chính còn ông là họa sĩ thiết kế cho bộ phim.[7] Hai ông bà có hai người con đều theo lĩnh vực nghệ thuật.[8]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Vai trò Họa sĩ thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa đề Đạo diễn Ghi chú
1964 Biển lửa NSND Phạm Kỳ Nam, NGND Lê Đăng Thực
1967 Biển gọi NSƯT Nguyễn Tiến Lợi, NSƯT Nguyễn Ngọc Trung
1969 Tiền tuyến gọi NSND Phạm Kỳ Nam
1971 Đường về quê mẹ NSND Bùi Đình Hạc
1975 Hai người mẹ NSND Nguyễn Khắc Lợi
1978 Chom và Sa NSND Phạm Kỳ Nam
1979 Những người đã gặp NSND Trần Vũ, NSND Trần Phương
1980 Ngày ấy bên sông Lam NSƯT Nguyễn Ngọc Trung
1984 Đường suối cạn Nguyễn Đỗ Ngọc
1986 Không có đường chân trời NSND Nguyễn Khánh Dư
1987 Hoàng Hoa Thám NSND Trần Phương
1988 Truyện cổ tích cho tuổi 17 NSƯT Xuân Sơn
1993 Cỏ lau NSƯT Vương Đức
1996 Sống mãi với Thủ đô NSƯT Lê Đức Tiến, Nguyễn Thế Vĩnh
1997 Duyên nghiệp Vũ Châu
1998 Bông sen NSND Trần Đắc
2000 Sóng ở đáy sông NSƯT Lê Đức Tiến
Bến không chồng Lưu Trọng Ninh
2002 Của rơi Vương Đức
2004 Tiếng cồng định mệnh NSND Nguyễn Khắc Lợi, NSND Lê Thi
Hàng xóm Phạm Lộc
Hà Nội, Hà Nội NSƯT Bùi Tuấn Dũng, Lý Vỹ
2006 Chuyện của Pao Ngô Quang Hải
2013 Thái sư Trần Thủ Độ Đào Duy Phúc
2012 Mùa hè lạnh Ngô Quang Hải
2014 Đập cánh giữa không trung Nguyễn Hoàng Điệp

Tham gia hỗ trợ kỹ thuật, cố vấn[4]

[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải thưởng cá nhân
Năm Sự kiện Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
1988 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 Thiết kế mỹ thuật xuất sắc Truyện cổ tích cho tuổi mười bảyHoàng Hoa Thám Đoạt giải [10]
2005 Giải Cánh diều 2004 Hàng xómTiếng cồng định mệnh Đoạt giải [11]
2007 Giải Cánh diều 2006 Hà Nội, Hà Nội Đoạt giải [12]
2013 Giải Cánh diều 2012 Mùa hè lạnh Đoạt giải [13]
Với vai trò họa sĩ thiết kế mĩ thuật (dành cho tác phẩm)
1970 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1 Phim truyện điện ảnh Biển lửa Bông sen bạc [14]
Biển gọi Bông sen bạc [15]
1972 Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary (Tiệp Khắc) Giải thưởng Ban giám khảo
(khu vực ÁPhi, Mỹ Latinh)
Đường về quê mẹ Giải Nhất [16][17]
1973 Liên hoan phim quốc tế New Delhi (Ấn Độ) Phim hay nhất Đoạt giải [18][19]
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 Phim truyện điện ảnh Bông sen vàng [16]
Tiền tuyến gọi Bông sen bạc [20]
1977 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 Giải thưởng của Hội đồng giám khảo Hai người mẹ Bằng khen [21]
1979 Liên hoan phim thiếu nhi quốc tế (Ấn Độ) Chom và Sa Con Voi Bạc [22][10]
1980 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 5 Phim truyện điện ảnh Những người đã gặp Bông sen vàng [23]
1982 Liên hoan phim ba châu lục Chom và Sa Giải Bạc [24][25]
1988 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 Phim truyện điện ảnh Truyện cổ tích cho tuổi mười bảy Bông sen vàng [26]
2001 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13 Phim truyện điện ảnh Bến không chồng Bông sen bạc [27]
2003 Giải Cánh diều 2002 Phim truyện nhựa Của rơi Cánh diều bạc [28]
2004 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 Giải thưởng của Hội đồng giám khảo Bằng khen [29]
2006 Giải Cánh diều 2005 Phim truyện nhựa Chuyện của Pao Cánh diều vàng [30]
2007 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 15 Phim truyện điện ảnh Bông sen bạc
Hà Nội, Hà Nội Bông sen vàng [31]
Giải Cánh diều 2006 Phim truyện nhựa Cánh diều vàng [32]
2009 Giải thưởng Bộ Quốc Phòng về Văn học, nghệ thuật, báo chí 2004–2009 Tiếng cồng định mệnh Giải A
2013 Giải Cánh diều 2012 Phim truyền hình Thái sư Trần Thủ Độ Cánh diều vàng [33]
2014 Liên hoan phim quốc tế Hà Nội Giải của ban giám khảo Đập cánh giữa không trung Vinh danh [34]
Liên đoàn các nhà phê bình phim châu Âu và Địa Trung Hải (FEDEORA) Phim hay nhất Đoạt giải [35]
Liên hoan phim ba châu lục Giải đặc biệt của ban giám khảo Đoạt giải [36]
2015 Liên hoan phim quốc tế Fribourg Giải của Ban giám khảo trẻ tuổi dành cho phim hay nhất Đoạt giải [37][38]
Giải của Ban giám khảo quốc tế dành cho tác phẩm đáng chú ý Đoạt giải
Giải của Ban giám khảo phong trào Đại đoàn kết dành cho bộ phim xuất sắc nhất Đoạt giải

Năm 1993, Phạm Quang Vĩnh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

Từ năm 1993 đến 2005, Phạm Quang Vĩnh đã dành được 9 giải Huy chương vàng và bạc từ các giải thưởng điện ảnh lớn nhỏ. Thành tích của ông đã vượt quá tiêu chí xét danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, tuy nhiên ông vẫn bị đánh trượt 2 lần.[39]

Sau khi ông và một số nghệ sĩ có thành tích cao bị loại bỏ khỏi danh sách năm 2005 đề nghị xét lại, hội đồng xét duyệt Nhà nước đã thẩm định lại và cuối cùng ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào năm 2007. Ông là người duy nhất trong các nghệ sĩ phản đối kết quả ban đầu được nhà nước phong tặng đợt này.[40][41]

Trong tháng 6 năm 2016, chương trình chiếu phim với chuyên đề "Người thổi hồn cho các tác phẩm điện ảnh”, do Viện phim Việt Nam tổ chức dành riêng để tôn vinh các đóng góp của Phạm Quang Vĩnh, chương trình được tổ chức tại rạp phim Khánh Ngọc, Hà Nội. Tại đây các bộ phim nổi tiếng, từng giành các giải thưởng lớn được chiếu lại miễn phí cho khán giả.[42] Đây là lần đầu tiên một Họa sĩ thiết kế được Viện phim Việt Nam tôn vinh.[43]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Gia phả”. Google Docs. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ “HỌA SĨ, NSND PHẠM QUANG VĨNH: "Sáng tạo thế nào cũng phải mang hồn Việt". Báo Lao Động. 22 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ MEDIATECH. "Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh là... "nhân vật đặc biệt" của điện ảnh". baoquangninh.com.vn. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ a b c d e “HỌA SĨ, NSND PHẠM QUANG VĨNH: "Sáng tạo thế nào cũng phải mang hồn Việt". laodong.vn. 22 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ a b c cand.com.vn. “NSND Phạm Quang Vinh: Người ẩn mình sau những thước phim”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 247.
  7. ^ “NSƯT Diệu Thuần: "Tôi thỏa mãn với gia đình nhỏ bé của mình". Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ Ngọc Thố. “NSƯT Diệu Thuần: 17 tuổi từ tỉnh lẻ trở thành diễn viên và cuộc sống hạnh phúc bên chồng họa sĩ”. emdep.vn. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2023.
  9. ^ 'Cô gái xấu xí' làm giám khảo LHP Việt Nam”. ZingNews.vn. 4 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
  10. ^ a b Trần Khánh Chương (2012), tr. 351.
  11. ^ L.Thoại (16 tháng 3 năm 2005). “Phim Thời xa vắng đoạt giải Cánh diều bạc 2004”. Tuổi trẻ.
  12. ^ “Cánh diều vàng 'Hà Nội, Hà Nội' vừa chiếu đã vào 'kho'. nongnghiep.vn. 30 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.
  13. ^ T.H (16 tháng 3 năm 2014). “Lễ trao giải Cánh diều Vàng 2013”. Báo điện tử Tổ quốc. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.
  14. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 508.
  15. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 61.
  16. ^ a b Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 258.
  17. ^ Bành Bảo (1986), tr. 182.
  18. ^ Phạm Vĩnh (2002), tr. 90.
  19. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 481.
  20. ^ Thi Thi (5 tháng 10 năm 2014). “Hà Nội, nguồn cảm hứng của điện ảnh Việt Nam”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  21. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 276.
  22. ^ Phan Bích Hà (2003), tr. 153.
  23. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 225.
  24. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 803.
  25. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 162.
  26. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 201.
  27. ^ “LIÊN HOAN PHIM VIỆT NAM LẦN THỨ XIII - NĂM 2001”. Liên hoan phim Việt Nam. 29 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  28. ^ Thu Hương (15 tháng 1 năm 2003). "Của rơi" - của hiếm của điện ảnh Việt Nam”. VnExpress. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2023.
  29. ^ “Kết thúc LHPVN lần thứ 14: Chất lượng phim: "Tránh khéo". Tuổi Trẻ Online (Lưu trữ). 18 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  30. ^ Lê Bảo (12 tháng 4 năm 2006). 'Chuyện của Pao' trong sáng và nhân văn”. VnExpress.
  31. ^ “LIÊN HOAN PHIM VIỆT NAM LẦN THỨ XV - NĂM 2007”. Liên hoan phim Việt Nam. 31 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  32. ^ “Cánh diều vàng 'Hà Nội, Hà Nội' vừa chiếu đã vào 'kho'. nongnghiep.vn. 30 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  33. ^ “Phim Thái sư Trần Thủ Độ lên sóng sau 3 năm 'vứt kho'.
  34. ^ Nguyên Minh (28 tháng 11 năm 2014). 'Đập cánh giữa không trung' giành giải của ban giám khảo HANIFF”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2020.
  35. ^ Hiếu Trung (6 tháng 9 năm 2014). “Đập cánh giữa không trung đoạt giải tại LHP Venice”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2020.
  36. ^ Cát Khuê (2 tháng 12 năm 2014). “Đập cánh giữa không trung lại có giải”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  37. ^ Thiên Hương (31 tháng 3 năm 2015). 'Đập cánh giữa không trung' lập cú hat-trick tại LHP Fribourg”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  38. ^ “Award winners 2015”. Liên hoan phim quốc tế Fribourg. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2020.
  39. ^ “Đợt phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT năm 2005: "Nếu không công bằng, chúng tôi xin trả lại danh hiệu". Báo Thanh Niên. 4 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
  40. ^ Lan Dung (6 tháng 2 năm 2007). “Phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần thứ 6”. Báo Thanh Niên. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
  41. ^ T. Nguyễn (7 tháng 2 năm 2007). “Truy tặng, phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2022.
  42. ^ “Dấu ấn NSND Phạm Quang Vĩnh trên phim”. Báo Điện tử An ninh Thủ đô. 17 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
  43. ^ “Họa sỹ, NSND Phạm Quang Vĩnh - Người thổi hồn cho tác phẩm điện ảnh”. Cải lương Việt Nam. 16 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2022.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan