Quốc gia tàn tồn (tiếng Anh: Rump state) là một tàn tích của một quốc gia từng lớn hơn nó nhiều, tức diện tích của nó nhỏ hơn, có thể sau một cuộc ly khai, chiếm đóng, phi thực dân hóa, một cuộc đảo chính hay cuộc cách mạng thành công trên lãnh thổ cũ của nó[1]. Nhưng cũng có thể là, một chính phủ ngừng lưu vong vì họ vẫn kiểm soát một phần lãnh thổ cũ của nó. Có nhiều chính quyền thời gian tồn tại còn dài hơn cả chính thể gốc như nhà Đông Chu bên Trung Quốc hay nhà Lê trung hưng của Việt Nam, nhưng thực tế thì những vị quân chủ này chẳng còn quyền lực gì mà chỉ mang tính tượng trưng ước lệ vì họ đã hoàn toàn bị thao túng.
Năm 403 TCN, nhà Chu công nhận ba họ Hàn, Triệu, Ngụy là chư hầu. Từ năm 452 TCN, khi Tấn Xuất công phải lưu vong rồi chết trên đường chạy sang nước Tề, lãnh thổ nước Tấn chỉ còn đất Giáng và Khúc Ốc, các vua Tấn về sau chẳng còn quyền lực gì nữa, tình trạng này duy trì cho đến khi nước Tấn bị tiêu diệt hoàn toàn vào năm 376 TCN, theo nguyên tắc thì nước Tấn thời gian đó chỉ còn là quốc gia tàn tồn mà thôi, tuy nhiên vì nó không bị gián đoạn vì ngoại tộc xâm lấn hay quyền thần soán ngôi hơn nữa lại chỉ là nước chư hầu cũng chưa tiếm hiệu thiên tử cho nên các sử gia không chia thời kỳ để phân biệt.
Sau cái chết của Tần Thủy Hoàng Đế, quý tộc 6 nước thời Chiến Quốc nổi dậy khôi phục lại cơ đồ, tuy nhiên chưa đầy 10 năm thì tất cả đều bị nhà Hán tiêu diệt
Cộng hòa Xô viết Hungary[10] được công bố tháng 3 năm 1919 sau khi của chính phủ Đệ nhất cộng hòa Hungary từ chức, Sau khi họ tiếp nhận đảng Dân chủ Xã hội, những người Cộng sản đã nắm quyền kiểm soát đất nước. Mặc dù đôi khi chỉ kiểm soát khoảng 23% lãnh thổ của nhà nước Hungary, sau một số thành công ban đầu về quân sự, cuối cùng quân đội đã bị đánh bại và chính phủ sụp đổ vào tháng 8 năm 1919.
Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan: Sau khi Kabul sụp đổ (2021), các lực lượng Taliban đánh bại quân đội Afghanistan và buộc phải di dời đến Thung lũng Panjshir (bắt đầu của cuộc xung đột Panjshir). Mặc dù kiểm soát ít hơn 1% lãnh thổ Afghanistan, nó vẫn tiếp tục là Chính phủ Afghanistan được quốc tế công nhận.[17]
^Fattah, Hala Mundhir; Caso, Frank (2009). Sơ lược về lịch sử Iraq. tr. 277.
^Dodd, Leslie (ngày 25 tháng 11 năm 2016). "Xung đột quan hệ họ hàng và sự thống nhất giữa các tộc người La Mã ở Gaul Hậu La Mã". Quyền lực chính thức và giới tinh hoa địa phương ở các tỉnh La Mã. Routledge. tr. 170. ISBN 9781317086147.
^Richard Todd (2014), Học thuyết Sufi về Con người: Ṣadr al-Dīn al-Qūnawī's Metaphysical Anthropology, tr. 6
^Des Forges, Roger V. (2003). Vị trí trung tâm văn hóa và sự thay đổi chính trị trong lịch sử Trung Quốc: Đông Bắc Hà Nam vào sự sụp đổ của nhà Minh. Nhà xuất bản Đại học Stanford. tr. 6. ISBN 9780804740449.
^Seth, Michael J. (2010). Lịch sử Hàn Quốc: Từ thời cổ đại đến nay. Nhà xuất bản Rowman & Littlefield. tr. 115.
^Bauer, Brian S. .; Fonseca Santa Cruz, Javier; Araoz Silva, Miriam (2015). Vilcabamba và Khảo cổ học của Kháng chiến Inca. Los Angeles. trang 1–2. ISBN 9781938770623.
^Struve, Lynn A. (1998). "Xung Minh-Thanh, 1619-1683: A Lịch sử và Hướng dẫn Nguồn": 110–111.
^Marcus, Joseph (2011). Lịch sử xã hội và chính trị của người Do Thái ở Ba Lan, 1919-1939. Nhà xuất bản Mouton. tr. 73. ISBN 9783110838688.
^Magocsi, Paul Robert (2018). Tập bản đồ lịch sử của Trung Âu: Phiên bản sửa đổi và mở rộng lần thứ ba. Nhà xuất bản Đại học Toronto. tr. 128. ISBN 9781487523312
^James Hartfield, Lịch sử không yêu nước của Chiến tranh thế giới thứ hai, ISBN 178099379X, 2012, tr. 424.
^Eric Morris, Vòng tròn địa ngục: Cuộc chiến ở Ý 1943-1945, ISBN 0091744741, 1993, tr. 140
^Neville, Peter (2014). Mussolini (xuất bản lần thứ 2). Routledge. tr. 199. ISBN 9781317613046.
Qua chương 1080 thì ta biết thêm được về SWORD, về cơ bản thì họ là đội biệt kích đặc biệt gồm những Hải Quân đã từ bỏ Quân Tịch nhưng vẫn hoạt động với vai trò là 1 Hải Quân