Quốc gia thành viên Tổ chức Lao động Quốc tế

Trụ sở Tổ chức Lao động Quốc tế, Genève, Thụy Sỹ.

Tổ chức Lao động Quốc tế (tiếng Anh: International Labour Organization - ILO) là cơ quan chuyên môn ba bên của Liên Hợp Quốc (LHQ) đặt ra các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến lao động. Tính đến tháng 8 năm 2022, ILO có 187 quốc gia thành viên. Được thành lập năm 1919 theo Hiệp ước Versailles, ILO là cơ quan đầu tiên được sáp nhập vào LHQ năm 1946, là cơ quan lâu đời thứ ba của LHQ trước cả khi thành lập, tổ chức đa phương lâu đời thứ tư và là tổ chức duy nhất còn lại liên hệ trực tiếp với Hội Quốc Liên.[1][a]

Khởi đầu có 42 quốc gia thành viên, 29 trong số này được coi là thành viên sáng lập tham gia ký kết Hiệp ước Versailles, 13 quốc gia kia được mời tham gia và cũng được ghi nhận tư cách sáng lập.[6]

Sau Chiến tranh thế giới thứ haiHội Quốc Liên giải thể, ILO trở thành cơ quan chuyên trách đầu tiên của LHQ.[7] Tất cả các quốc gia thành viên ILO cũng là thành viên LHQ. Tuy vậy, vẫn còn 7 quốc gia thành viên LHQ không tham gia ILO. Hiến chương ILO cho phép những nước không phải thành viên LHQ được gia nhập nhưng phải đáp ứng điều kiện phức tạp hơn so với một thành viên LHQ.

Từ khi thành lập, 19 thành viên đã rút khỏi ILO, sau đó đều tái gia nhập. Có 2 quốc gia có ý định nhưng lại không hoàn tất quá trình thủ tục rút khỏi. Dù quy tắc thành viên chỉ thừa nhận các quốc gia có chủ quyền, có 3 trường hợp ngoại lệ vẫn được thừa nhận, sau đó cả 3 đều có chủ quyền. Năm quốc gia bị xóa tư cách thành viên, rồi cũng được kết nạp lại. Có 6 quốc gia từng là thành viên ILO nay không còn tồn tại, trong đó có 2 thành viên sáng lập.

Quốc gia thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiến chương quy định tư cách thành viên trong Điều 1, khoản 3 và 4. Khoản 3 chỉ ra rằng bất kỳ quốc gia thành viên LHQ nào cũng có thể trở thành thành viên ILO "bằng cách thông tin tới Tổng Giám đốc của Tổ chức Lao động Quốc tế về việc chính thức chấp thuận các nghĩa vụ trong Hiến chương của Tổ chức Lao động Quốc tế."[8] Khoản 4 cho phép bỏ phiếu để chấp nhận thành viên mới "với số phiếu tán thành chiếm hai phần ba tổng số đại biểu tham dự phiên bỏ phiếu, trong đó có hai phần ba đại biểu thuộc Chính phủ có mặt và bỏ phiếu."[9][10]

Quốc gia thành viên Tổ chức Lao động Quốc tế hiện thời
Quốc kỳ Quốc gia[11] Ngày gia nhập[12] Thông tin
Ả Rập Xê Út
Ả Rập Xê Út 12 tháng 1 năm 1976
Afghanistan
Afghanistan 29 tháng 9 năm 1934
Ai Cập
Ai Cập 19 tháng 6 năm 1936 Tham gia nhưng không phải là thành viên Hội Quốc Liên.[13]
Albania
Albania 22 tháng 5 năm 1991 Từng là thành viên từ 1920 tới 1967, tái gia nhập năm 1991.[14] Xem thêm: Thành viên rút khỏi
Algérie
Algeria 19 tháng 10 năm 1962
Angola
Angola 4 tháng 6 năm 1976
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Anh + 28 tháng 6 năm 1919
Antigua và Barbuda
Antigua và Barbuda 16 tháng 2 năm 1982
Áo
Áo 24 tháng 6 năm 1947 Từng là thành viên từ 1919 tới 1938, tái gia nhập 1947.[15] Xem thêm: Xóa thành viên.
Argentina
Argentina * 28 tháng 6 năm 1919
Armenia
Armenia 26 tháng 11 năm 1992 Từng tham gia với tư cách nước cộng hòa thuộc Liên Xô
Azerbaijan
Azerbaijan 19 tháng 5 năm 1992 Từng tham gia với tư cách nước cộng hòa thuộc Liên Xô
Ấn Độ
Ấn Độ + 28 tháng 6 năm 1919
Ba Lan
Ba Lan + 28 tháng 6 năm 1919 Thông báo ý định rút khỏi vào ngày 17 tháng 11 năm 1984,[16] kéo dài ý định vào tháng 11 năm 1986 nhưng không rút khỏi, và từ bỏ ý định rút khỏi vào ngày 17 tháng 11 năm 1987.[17] Xem thêm: Thành viên rút khỏi không hoàn toàn.
Bahamas
Bahamas 25 tháng 5 năm 1976
Bahrain
Bahrain 18 tháng 4 năm 1977
Bangladesh
Bangladesh 22 tháng 6 năm 1972
Barbados
Barbados 8 tháng 5 năm 1967
Bắc Macedonia
Bắc Macedonia 28 tháng 5 năm 1993 Từng tham gia khi thuộc Nam Tư
Belarus
Belarus 12 tháng 5 năm 1954 Gia nhập khi còn là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia.[18] Xem thêm: Cựu quốc gia thành viên không có chủ quyền.
Belize
Belize 7 tháng 11 năm 1981
Bénin
Bénin 14 tháng 12 năm 1960
Bỉ
Bỉ + 28 tháng 6 năm 1919
Bolivia
Bolivia + 28 tháng 6 năm 1919
Bosna và Hercegovina
Bosna và Hercegovina 2 tháng 6 năm 1993 Từng tham gia khi thuộc Nam Tư
Botswana
Botswana 27 tháng 2 năm 1978
Bồ Đào Nha
Bồ Đào Nha + 28 tháng 6 năm 1919
Bờ Biển Ngà
Bờ Biển Ngà 21 tháng 9 năm 1960
Brasil
Brazil + 28 tháng 6 năm 1919
Brunei
Brunei 17 tháng 1 năm 2007
Bulgaria
Bulgaria 16 tháng 12 năm 1920
Burkina Faso
Burkina Faso 21 tháng 11 năm 1960
Burundi
Burundi 13 tháng 3 năm 1963
Cabo Verde
Cabo Verde 3 tháng 4 năm 1979
Campuchia
Campuchia 24 tháng 2 năm 1969
Cameroon
Cameroon 7 tháng 6 năm 1960
Canada
Canada + 28 tháng 6 năm 1919
Chile
Chile * 28 tháng 6 năm 1919
Colombia
Colombia * 28 tháng 6 năm 1919
Comoros
Comoros 23 tháng 10 năm 1978
Cộng hòa Congo
Cộng hòa Congo 10 tháng 11 năm 1960
Cộng hòa Dân chủ Congo
Cộng hòa Dân chủ Congo 20 tháng 9 năm 1960
Quần đảo Cook
Quần đảo Cook 12 tháng 6 năm 2015
Costa Rica
Costa Rica 21 tháng 2 năm 1944 Từng là thành viên từ 1920 tới 1927, tái gia nhập năm 1944.[19] Xem thêm: Thành viên rút khỏi
Croatia
Croatia 30 tháng 6 năm 1992 Từng tham gia khi thuộc Nam Tư
Cuba
Cuba + 28 tháng 6 năm 1919
Djibouti
Djibouti 3 tháng 4 năm 1978
Dominica
Dominica 17 tháng 6 năm 1982
Cộng hòa Dominica
Cộng hòa Dominica 29 tháng 9 năm 1924
Đan Mạch
Đan Mạch * 28 tháng 6 năm 1919
Đông Timor
Đông Timor 19 tháng 8 năm 2003
Đức
Đức 12 tháng 6 năm 1951 Từng là thành viên từ 1919 tới 1935, tái gia nhập năm 1951.[20] Xem thêm: Thành viên rút khỏi
Ecuador
Ecuador 28 tháng 9 năm 1934
El Salvador
El Salvador * 21 tháng 6 năm 1948 Từng là thành viên từ 1919 tới 1939, tái gia nhập năm 1948.[21] Xem thêm: Thành viên rút khỏi
Eritrea
Eritrea 7 tháng 6 năm 1993
Estonia
Estonia 13 tháng 1 năm 1992 Là thành viên 1921–1940, thuộc Liên Xô 1954–1991, tái gia nhập năm 1992.[22][23] Xem thêm: Xóa thành viên.
Eswatini
Eswatini 20 tháng 5 năm 1975
Ethiopia
Ethiopia 28 tháng 9 năm 1923 Giữa năm 1939 và 1942, Ethiopia bị xóa khỏi danh sách thành viên do bị Ý thôn tính.[22] Xem thêm: Xóa thành viên.
Fiji
Fiji 19 tháng 4 năm 1974
Gabon
Gabon 14 tháng 10 năm 1960
Gambia
Gambia 29 tháng 5 năm 1995
Ghana
Ghana 20 tháng 5 năm 1957
Grenada
Grenada 9 tháng 7 năm 1979
Gruzia
Gruzia 22 tháng 6 năm 1993 Từng tham gia với tư cách nước cộng hòa thuộc Liên Xô
Guatemala
Guatemala + 19 tháng 10 năm 1945 Từng là thành viên từ 1919 tới 1938, tái gia nhập năm 1945.[24] Xem thêm: Thành viên rút khỏi
Guinée
Guinea 21 tháng 1 năm 1959
Guiné-Bissau
Guiné-Bissau 21 tháng 2 năm 1977
Guinea Xích Đạo
Guinea Xích Đạo 31 tháng 1 năm 1981
Guyana
Guyana 8 tháng 6 năm 1966
Vương quốc Hà Lan
Hà Lan * 28 tháng 6 năm 1919
Haiti
Haiti + 28 tháng 6 năm 1919
Hàn Quốc
Hàn Quốc 9 tháng 12 năm 1991
Hoa Kỳ
Hoa Kỳ 18 tháng 2 năm 1980 Gia nhập năm 1934 mà không phải thành viên Hội Quốc Liên, rút khỏi năm 1977, tái gia nhập năm 1980.[25][26] Xem thêm: Thành viên rút khỏi
Honduras
Honduras + 1 tháng 1 năm 1955 Thành viên từ 1919 tới 1938, tái gia nhập năm 1955.[27] Xem thêm: Thành viên rút khỏi
Hungary
Hungary 18 tháng 9 năm 1922
Hy Lạp
Hy Lạp + 28 tháng 6 năm 1919
Iceland
Iceland 19 tháng 10 năm 1945
Indonesia
Indonesia 12 tháng 5 năm 1950 Indonesia thông báo về ý định rời khỏi ILO năm 1965, nhưng hủy bỏ ý định này năm 1966.[28] Xem thêm: Thành viên rút khỏi không hoàn toàn.
Iran
Iran * 28 tháng 6 năm 1919 Gia nhập khi là Ba Tư[6]
Iraq
Iraq 3 tháng 10 năm 1932
Cộng hòa Ireland
Ireland 10 tháng 9 năm 1923
Israel
Israel 10 tháng 5 năm 1949
Jamaica
Jamaica 26 tháng 12 năm 1962
Jordan
Jordan 26 tháng 1 năm 1956
Kazakhstan
Kazakhstan 31 tháng 5 năm 1993 Từng tham gia với tư cách nước cộng hòa thuộc Liên Xô
Kenya
Kenya 13 tháng 1 năm 1964
Kiribati
Kiribati 3 tháng 2 năm 2000
Kuwait
Kuwait 13 tháng 6 năm 1961
Kyrgyzstan
Kyrgyzstan 31 tháng 3 năm 1992 Từng tham gia với tư cách nước cộng hòa thuộc Liên Xô
Lào
Lào 23 tháng 1 năm 1964 Gia nhập khi là Vương quốc Lào[29]
Latvia
Latvia 3 tháng 12 năm 1991 Thành viên Latvia 1921–1940, thuộc Liên Xô 1954–1991, tái gia nhập năm 1991.[22][23] Xem thêm: Xóa thành viên.
Lesotho
Lesotho 2 tháng 6 năm 1980 Từng là thành viên từ 1966 tới 1971, tái gia nhập năm 1980.[30] Xem thêm: Thành viên rút khỏi
Liban
Liban 23 tháng 12 năm 1948
Liberia
Liberia + 28 tháng 6 năm 1919
Libya
Libya 11 tháng 6 năm 1952
Litva
Litva 4 tháng 10 năm 1991 Thành viên Litva 1921–1940, thuộc Liên Xô 1954–1991, tái gia nhập với tư cách Litva độc lập năm 1991.[22][23] Xem thêm: Xóa thành viên.
Luxembourg
Luxembourg 16 tháng 12 năm 1920
Madagascar
Madagascar 1 tháng 11 năm 1960
Malawi
Malawi 22 tháng 3 năm 1965
Malaysia
Malaysia 11 tháng 11 năm 1957
Maldives
Maldives 15 tháng 5 năm 2009
Mali
Mali 22 tháng 9 năm 1960
Malta
Malta 4 tháng 1 năm 1965
Maroc
Maroc 13 tháng 6 năm 1956
Quần đảo Marshall
Quần đảo Marshall 3 tháng 7 năm 2007
Mauritanie
Mauritanie 20 tháng 6 năm 1961
Mauritius
Mauritius 5 tháng 5 năm 1969
México
México 12 tháng 9 năm 1931
Moldova
Moldova 8 tháng 6 năm 1992 Từng tham gia với tư cách nước cộng hòa thuộc Liên Xô
Montenegro
Montenegro 14 tháng 7 năm 2006 Từng tham gia khi thuộc Nam Tư
Mozambique
Mozambique 28 tháng 5 năm 1976
Mông Cổ
Mông Cổ 24 tháng 5 năm 1968
Myanmar
Myanmar 18 tháng 5 năm 1948
Na Uy
Na Uy * 28 tháng 6 năm 1919
Cộng hòa Nam Phi
Nam Phi + 26 tháng 5 năm 1994 Từng là thành viên từ 1919 tới 1966, tái gia nhập năm 1994.[31] Xem thêm: Thành viên rút khỏi
Nam Sudan
Nam Sudan 29 tháng 4 năm 2012
Namibia
Namibia 3 tháng 10 năm 1978
Nepal
Nepal 30 tháng 8 năm 1966
New Zealand
New Zealand + 28 tháng 6 năm 1919
Nga
Nga 26 tháng 4 năm 1954 Tư cách thành viên của Liên Xô từ 1934 tới 1940, tái gia nhập năm 1954.[32] Xem thêm: Thành viên rút khỏi
Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga được xác nhận kế tục tư cách thành viên.[33]
Nhật Bản
Nhật Bản 26 tháng 11 năm 1951 Từng là thành viên từ 1919 tới 1940, tái gia nhập năm 1951.[34] Xem thêm: Thành viên rút khỏi
Nicaragua
Nicaragua + 9 tháng 4 năm 1957 Từng là thành viên từ 1919 tới 1938, tái gia nhập năm 1957.[35] Xem thêm: Thành viên rút khỏi
Niger
Niger 27 tháng 2 năm 1961
Nigeria
Nigeria 17 tháng 10 năm 1960
Oman
Oman 31 tháng 1 năm 1994
Pakistan
Pakistan 31 tháng 10 năm 1947
Palau
Palau 29 tháng 5 năm 2012
Panama
Panama + 28 tháng 6 năm 1919
Papua New Guinea
Papua New Guinea 1 tháng 5 năm 1976
Paraguay
Paraguay * 5 tháng 9 năm 1956 Từng là thành viên từ 1919 tới 1937, tái gia nhập năm 1956.[36][37] Xem thêm: Thành viên rút khỏi
Perú
Peru + 28 tháng 6 năm 1919
Pháp
Pháp + 28 tháng 6 năm 1919
Phần Lan
Phần Lan 16 tháng 12 năm 1920
Philippines
Philippines 15 tháng 6 năm 1948
Qatar
Qatar 25 tháng 4 năm 1972
România
România + 11 tháng 5 năm 1956 Từng là thành viên từ 1919 tới 1942, tái gia nhập năm 1956.[38] Xem thêm: Thành viên rút khỏi
Rwanda
Rwanda 18 tháng 9 năm 1962
Saint Kitts và Nevis
Saint Kitts và Nevis 19 tháng 5 năm 1996
Saint Lucia
Saint Lucia 9 tháng 4 năm 1980
Saint Vincent và Grenadines
Saint Vincent và Grenadines 31 tháng 5 năm 1995
Samoa
Samoa 7 tháng 5 năm 2005
San Marino
San Marino 18 tháng 6 năm 1982
São Tomé và Príncipe
São Tomé và Príncipe 1 tháng 6 năm 1982
Cộng hòa Séc
Séc 3 tháng 2 năm 1993 Từng tham gia khi thuộc Tiệp Khắc
Sénégal
Senegal 4 tháng 11 năm 1960
Serbia
Serbia 24 tháng 11 năm 2000 Từng tham gia khi thuộc Nam Tư (1919-1992), gia nhập năm 2000 khi còn là Cộng hòa Liên bang Nam Tư.[39]
Seychelles
Seychelles 25 tháng 4 năm 1977
Sierra Leone
Sierra Leone 13 tháng 6 năm 1961
Singapore
Singapore 25 tháng 10 năm 1965
Cộng hòa Síp
Síp 23 tháng 9 năm 1960
Slovakia
Slovakia 22 tháng 1 năm 1993 Từng tham gia khi thuộc Tiệp Khắc
Slovenia
Slovenia 29 tháng 5 năm 1992 Từng tham gia khi thuộc Nam Tư
Quần đảo Solomon
Quần đảo Solomon 28 tháng 5 năm 1984
Somalia
Somalia 18 tháng 11 năm 1960
Sri Lanka
Sri Lanka 28 tháng 6 năm 1948
Sudan
Sudan 12 tháng 6 năm 1956 Sudan là thành viên ILO trước khi có tư cách thành viên Liên Hợp Quốc (12 tháng 11 năm 1956)[11] nhờ vào cuộc bỏ phiếu nhất trí ủng hộ (không có phiếu trắng) tại Hội nghị Lao động Quốc tế năm 1956.[40]
Suriname
Suriname 24 tháng 2 năm 1976
Syria
Syria 4 tháng 12 năm 1947
Tajikistan
Tajikistan 26 tháng 11 năm 1993 Từng tham gia với tư cách nước cộng hòa thuộc Liên Xô
Tanzania
Tanzania 30 tháng 1 năm 1962
Tây Ban Nha
Tây Ban Nha * 28 tháng 5 năm 1956 Từng là thành viên từ 1919 tới 1941, tái gia nhập năm 1956.[41] Xem thêm: Thành viên rút khỏi
Tchad
Tchad 10 tháng 11 năm 1960
Thái Lan
Thái Lan + 28 tháng 6 năm 1919 Gia nhập khi là Xiêm[6]
Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ 18 tháng 7 năm 1932
Thụy Điển
Thụy Điển * 28 tháng 6 năm 1919
Thụy Sĩ
Thụy Sĩ * 28 tháng 6 năm 1919
Togo
Togo 7 tháng 6 năm 1960
Tonga
Tonga 24 tháng 2 năm 2016
Trinidad và Tobago
Trinidad và Tobago 24 tháng 5 năm 1963
Cộng hòa Trung Phi
Cộng hòa Trung Phi 27 tháng 10 năm 1960
Trung Quốc
Trung Quốc + 28 tháng 6 năm 1919 Tham gia ban đầu là Trung Hoa Dân Quốc. Từ năm 1949 đến năm 1971, tư cách thành viên của Trung Quốc thuộc về Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Sau nghị quyết tại cuộc họp lần thứ 184 của Hội đồng quản trị ILO năm 1971, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được công nhận là chính phủ đại diện cho Trung Quốc làm thành viên. Tuy nhiên, mãi đến tháng 6 năm 1983, CHND Trung Hoa mới đồng ý tham dự các hoạt động ILO khi Hội nghị Lao động Quốc tế chấp thuận xóa khoản phí chưa thanh toán là 38 triệu đô la Mỹ (tương đương 80.808.023 triệu đô la Mỹ năm 2022).[42][43]
Tunisia
Tunisia 12 tháng 6 năm 1956
Turkmenistan
Turkmenistan 24 tháng 9 năm 1993 Từng tham gia với tư cách nước cộng hòa thuộc Liên Xô
Tuvalu
Tuvalu 27 tháng 5 năm 2008
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
UAE 25 tháng 4 năm 1972
Úc
Úc + 28 tháng 6 năm 1919
Uganda
Uganda 25 tháng 3 năm 1963
Ukraina
Ukraina 12 tháng 5 năm 1954 Tham gia khi là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina.[18] Xem thêm: Cựu quốc gia thành viên không có chủ quyền.
Uruguay
Uruguay + 28 tháng 6 năm 1919
Uzbekistan
Uzbekistan 13 tháng 7 năm 1992 Từng tham gia với tư cách nước cộng hòa thuộc Liên Xô
Vanuatu
Vanuatu 22 tháng 5 năm 2003
Venezuela
Venezuela * 16 tháng 3 năm 1958 Từng là thành viên từ 1919 tới 1957, tái gia nhập năm 1958.[44] Xem thêm: Thành viên rút khỏi
Việt Nam
Việt Nam 20 tháng 5 năm 1992 Tư cách thành viên của Việt Nam Cộng hòa từ 1950 tới 1976. Sau khi hợp nhất vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tháng 7 năm 1976, quốc gia này không còn là thành viên nữa. Tái gia nhập năm 1980, rút khỏi năm 1985 và gia nhập lại năm 1992.[45][46] Xem thêm: Thành viên rút khỏi
Ý
Ý + 19 tháng 10 năm 1945 Từng là thành viên từ 1919 tới 1940, tái gia nhập năm 1945.[47] Xem thêm: Thành viên rút khỏi
Yemen
Yemen 20 tháng 5 năm 1965
Zambia
Zambia 2 tháng 12 năm 1964
Zimbabwe
Zimbabwe 6 tháng 6 năm 1980

Dấu "+" và nền xanh biểu thị thành viên sáng lập; dấu "*" và nền kaki biểu thị các quốc gia được mời làm thành viên sáng lập.

Thành viên rút khỏi

[sửa | sửa mã nguồn]
Tổng thống Jimmy Carter (phải) khẳng định việc Hoa Kỳ rút khỏi ILO vào ngày 1 tháng 11 năm 1977, bất chấp khuyến nghị trì hoãn một năm của Ngoại trưởng Cyrus Vance (trái) và Cố vấn An ninh Quốc gia Zbigniew Brzezinski.[48][49]

Theo Hiến chương ILO, một quốc gia thành viên chỉ có thể rút khỏi sau khi thông báo trước hai năm và giải quyết tất cả các khoản phí tài chính tồn đọng. Sau khi hoàn tất, quốc gia cựu thành viên vẫn có nghĩa vụ tuân thủ các công ước ILO mà mình phê chuẩn trước đó.[50][51]

Nếu cựu thành viên ILO hiện vẫn là thành viên LHQ mà muốn tái gia nhập thì cần phải thông báo chính thức với Tổng Giám đốc ILO về việc chấp thuận các nghĩa vụ trong Hiến chương ILO. Một thành viên cũ không phải là thành viên LHQ chỉ có thể được chấp thuận tái gia nhập theo quyết định của Hội nghị Lao động Quốc tế.[52]

Kể từ năm 1927, 19 quốc gia thành viên đã ra khỏi ILO, tất cả sau đó đều tái gia nhập.

Quốc gia thành viên từng rút khỏi Tổ chức Lao động Quốc tế
Quốc kỳ Quốc gia Ngày rút khỏi Ngày tái gia nhập Thông tin
Albania
Albania 5 tháng 8 năm 1967[53][46] 22 tháng 5 năm 1991[54] Năm 1965, Albania thông báo rút khỏi ILO, cho rằng tổ chức này thiếu hỗ trợ các phong trào giải phóng chống thực dân và loại trừ những nước cộng sản.[55] Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Albania được tái gia nhập.
Costa Rica
Costa Rica 1 tháng 1 năm 1927[56] 21 tháng 4 năm 1944[19] Tháng 12 năm 1924, Costa Rica ra thông báo rút khỏi Hội Quốc Liên do bị đối xử tệ khi đóng góp thành viên quá hạn cũng như không hài lòng vì tổ chức thiếu không có hành động chống lại Hoa Kỳ theo đuổi Học thuyết Monroe.[57] Rút khỏi Hội Quốc Liên dẫn đến Costa Rica cũng rút khỏi ILO. Từ năm 1942, Costa Rica kết nối lại để rồi tái gia nhập năm 1944.[56]
Đức
Đức 21 tháng 10 năm 1935[58] 12 tháng 6 năm 1951[20] Việc thông qua Đạo luật Cho quyền năm 1933 giúp Đảng Quốc xã kiểm soát hoàn toàn nước Đức, kéo theo đàn áp đối thủ chính trị, bao gồm cả công đoàn, tài sản bị tịch thu còn thành viên phải chuyển qua Mặt trận Lao động Đức (Deutsche Arbeitsfront - DAF) do Quốc xã điều khiển.[59] Hội nghị Lao động Quốc tế 1933 từ chối nhìn nhận DAF là tổ chức hợp pháp (độc lập) của người lao động, cùng với các chỉ trích chính quyền Quốc xã đàn áp công đoàn và bài Do Thái.[60] Sau hội nghị, Đức thông báo ý định rút khỏi ILO, có hiệu lực vào năm 1935. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) gia nhập năm 1951. Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) gia nhập với tư cách nhà nước riêng từ ngày 1 tháng 1 năm 1974.[61]
El Salvador
El Salvador 1939[22] 21 tháng 6 năm 1948[62] Năm 1937, chính quyền El Salvador ra thông báo rút khỏi Hội Quốc Liên và ILO. Nguyên nhân chính thức đưa ra liên quan đến ưu tiên tài chính nhưng cũng do El Salvador không tham gia tích cực tại Genève.[63][64] Hơn nữa, từ giữa thập niên 1930, El Salvador tập trung nhiều hơn vào các vấn đề lục địa (Liên Mỹ) và Hội Quốc Liên thất bại không thể xử lý Khủng hoảng Abyssinia đưa đến hậu quả ảnh hưởng đến quyết định này.[65] Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, El Salvador nối lại quan hệ với ILO và tái gia nhập tháng 6 năm 1948.[66]
Guatemala
Guatemala 26 tháng 5 năm 1938[67] 19 tháng 10 năm 1945[24] Trong thập niên 1930, khi gia tăng tập trung vào các vấn đề lục địa (như Liên Mỹ) không phù hợp với Hội Quốc Liên, chính quyền Guatemala thông báo rút khỏi Hội và ILO và tháng 5 năm 1936.[68] Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ngày 14 tháng 9 năm 1945, ngoại trưởng Guillermo Toriello đề nghị tái gia nhập ILO và chính thức đạt được ngay tháng sau đó.[69]
Hoa Kỳ
Hoa Kỳ 6 tháng 11 năm 1977[70] 18 tháng 2 năm 1980[71] Dù giới chủ và công đoàn Mỹ đã bất mãn ra mặt với ILO từ lâu về việc Liên Xô gia nhập năm 1954,[72] việc rút khỏi của chính quyền Hoa Kỳ được châm ngòi từ ba vấn đề trong thập niên 1970: vai trò của Liên Xô, chính sách đối với Israel/Palestine và quy trình tổ chức.[73] Tháng 7 năm 1970, nhà ngoại giao Liên Xô Pavel Astapenko được bổ nhiệm làm Trợ lý Tổng Giám đốc ILO khiến Hoa Kỳ không trả một phần khoản phí thành viên, Chủ tịch AFL-CIO George Meany cho rằng ILO đã bị Liên Xô gây ảnh hưởng quá mức, đã vận động hành lang Quốc hội cho vấn đề này.[74][75] Hội nghị Lao động Quốc tế 1974 thông qua nghị quyết lên án "chính quyền Israel" "phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc và vi phạm quyền và tự do công đoàn" tại Palestine,[b] dù ILO chưa hề tiến hành điều tra vấn đề này trước đó. Đại diện Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ. Đến Hội nghị năm 1975, sau khi Tổ chức Giải phóng Palestine (Palestine Liberation Organization - PLO) được trao quyền quan sát viên,[c] đại diện giới chủ, chính quyền và công đoàn Hoa Kỳ tẩy chay các phiên còn lại của Hội nghị.[79][80] Kết hợp các vấn đề với nhau, chính phủ Hoa Kỳ thông báo rút khỏi vào tháng 11 năm 1975.[81] Ngoại trưởng Henry Kissinger nêu rõ Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục quy trình rút khỏi nếu các vấn đề Hoa Kỳ quan tâm được cải thiện.[82] Tuy nhiên, trong 2 năm sau đó, những quyết định tại ILO đi ngược lại mong muốn của Hoa Kỳ. Đặc biệt, do thiếu đại biểu, quyết định tại Hội nghị năm 1977 đã không thông qua khuyến nghị của Ủy ban Chuyên gia (chi tiết về việc không tuân thủ tiêu chuẩn ILO tại Argentina, Bolivia, Tchad, Chile, Tiệp Khắc, Ethiopia, Liberia và Liên Xô).[73][83] Tháng 11 năm 1977, tổng thống Jimmy Carter xác nhận quyết định của chính quyền Ford là rút khỏi ILO, bất chấp lời khuyên của Ngoại trưởng Cyrus Vance và Cố vấn An ninh Quốc gia Zbigniew Brzezinski trì hoãn việc rút khỏi trong một năm, và sự phản đối từ 9 quốc gia Tây Âu, Nhật Bản và Giáo hoàng.[84] Ngay những năm sau khi Hoa Kỳ rút khỏi, thủ tục ILO đã thay đổi, bao gồm việc bỏ phiếu kín, yêu cầu quy trình điểu tra trước khi thông qua nghị quyết và tiến hành điều tra các vi phạm quyền công đoàn tại Liên Xô và Ba Lan. Từ đó Hoa Kỳ đã đánh giá lại và tổng thống Carter xác nhận tư cách thành viên ILO ngày 18 tháng 2 năm 1980.[85]
Honduras
Honduras 10 tháng 7 năm 1938[67] 1 tháng 1 năm 1955[86] Gần với lập trường Guatemala tiếp cận các vấn đề Liên Mỹ,[68] Honduras thông báo rút khỏi Hội Quốc Liên tháng 7 năm 1936 và không cho thấy ý định ở lại ILO.[67] Honduras tái gia nhập tháng 1 năm 1955.[87]
Lesotho
Lesotho 15 tháng 7 năm 1971[88] 2 tháng 6 năm 1980[30] Từ năm 1971 tới 1980, Lesotho rút khỏi ILO vì không đáp ứng được nghĩa vụ tài chính thành viên.[89]
Liên Xô
Liên Xô tháng 2 năm 1940[90] 26 tháng 4 năm 1954[91] Liên Xô bị trục xuất khỏi Hội Quốc Liên tháng 12 năm 1939 sau khi phát động Chiến tranh mùa đông.[92] Tuy nhiên tư cách thành viên ILO không tự động mất đi, phải đến cuộc họp Hội đồng Quản trị tháng 2 năm sau đó thì tư cách thành viên của Liên Xô mới bị hủy bỏ.[93] Tuy việc Stalin qua đời đóng vai trò trực tiếp định hướng lại chính sách Xô Viết, nhưng chính vì không thể tác động lên các vấn đề LHQ cũng như mong muốn liên hệ rộng hơn với thế giới phi cộng sản mới khiến Liên Xô có được tư cách thành viên ILO vào tháng 4 năm 1954.[94]
Cộng hòa Nam Phi
Nam Phi 11 tháng 3 năm 1966[95] 26 tháng 5 năm 1994[31] Tháng 3 năm 1964, ngoại trưởng Nam Phi thông báo rút khỏi ILO.[95] Từ cuối thập niên 1950, chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid bị lên án thường xuyên. Thay vì bị bỏ phiếu trục xuất, Nam Phi chọn tự rút khỏi.[96] Sau khi Apartheid kết thúc và các cuộc bầu cử đa chủng tộc được tiến hành, Nam Phi gia nhập ILO năm 1994.[97]
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư
Nam Tư 16 tháng 6 năm 1949[98] 16 tháng 5 năm 1951[98] In 1947, khi bắt đầu Chiến tranh Lạnh, Nam Tư thông báo rút khỏi, viện dẫn sự không tương thích giữa cấu trúc ILO với sự phát phiển chủ nghĩa xã hội đang diễn ra ở nước này. Nam Tư chính thức rút khỏi năm 1949 nhưng tái gia nhập năm 1951.[99][100]
Nhật Bản
Nhật Bản tháng 11 năm 1940[101] 26 tháng 11 năm 1951[34] Sau Sự kiện Phụng Thiên, Nhật Bản chịu nhiều chỉ trích và luận tội tại Hội Quốc Liên, cuối cùng dẫn đến việc nước này rút khỏi Hội năm 1933.[102][103] Dù vẫn là thành viên ILO nhưng mâu thuẫn giữa chính sách chính phủ, thái độ tích cực của giới chủ thay đổi cũng như mối quan hệ quốc tế trên bình diện rộng trở nên xấu đi, Nhật Bản thông báo rút khỏi vào tháng 11 năm 1938.[104] Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tháng 3 năm 1948, ở Nhật thành lập Ủy ban ILO và cho đến năm 1951 thì tái gia nhập.[105]
Nicaragua
Nicaragua 26 tháng 6 năm 1938[67] 9 tháng 4 năm 1957[35] Gần với lập trường Guatemala tiếp cận các vấn đề Liên Mỹ,[68] Nicaragua thông báo rút khỏi Hội Quốc Liên vào tháng 6 năm 1936 và xác nhận rút khỏi ILO tháng 6 năm 1938.[67] Nicaragua tái gia nhập tháng 4 năm 1957.[106]
Paraguay
Paraguay 23 tháng 2 năm 1937[107] 5 tháng 9 năm 1956[37] Không hài lòng về những quyết định của Hội Quốc Liên liên quan tới Chiến tranh Chaco, Paraguay thông báo rút khỏi Hội và ILO vào tháng 2 năm 1935.[108][109] Paraguay tái gia nhập tháng 9 năm 1956.[107]
România
România 10 tháng 7 năm 1942[110] 11 tháng 5 năm 1956[38] România thông báo rút khỏi Hội Quốc Liên tháng 7 năm 1940 và không bày tỏ ý định ở lại ILO. România tái gia nhập tháng 5 năm 1956.[111]
Tây Ban Nha
Tây Ban Nha 8 tháng 5 năm 1941[22] 28 tháng 5 năm 1956[41] Tây Ban Nha thông báo rút khỏi Hội Quốc Liên tháng 5 năm 1939 và không bày tỏ ý định ở lại ILO. Tây Ban Nha tái gia nhập tháng 5 năm 1956.[111]
Venezuela
Venezuela 3 tháng 5 năm 1957 15 tháng 3 năm 1958 Tháng 4 năm 1955, chính quyền Venezuela trục xuất một đại biểu công nhân Hà Lan của Cơ quan Quản trị ILO khi người này dám chỉ trích quyền tự do hiệp hội ở nước này trong một cuộc họp của Ủy ban Dầu khí ILO tại Caracas. Các quan chức Cơ quan Quản trị liền hoãn cuộc họp lại, chính quyền Venezuela phản đối ngay lập tức và ít lâu sau tuyên bố ý định rút khỏi ILO. Ngày 15 tháng 3 năm 1958, Venezuela chính thức chập thuận nghĩa vụ thành viên và được tái gia nhập.[89]
Việt Nam
Việt Nam 1 tháng 6 năm 1985[28] 20 tháng 5 năm 1992[45] Tháng 6 năm 1983, Việt Nam thông báo ý định rút khỏi tạm thời. Nguyên nhân bao gồm việc không thể trả được chi phí thành viên do giới hạn tài chính nghiêm trọng, không được hỗ trợ kỹ thuật và bất mãn với vụ ILO điều tra các cáo buộc công nhân Việt Nam bị lao động cưỡng bức tại Liên Xô.[46][112] Việt Nam chính thức rút khỏi năm 1985 và tái gia nhập năm 1992.[45]
Ý
Ý tháng 12 năm 1939[113] 19 tháng 10 năm 1945[47] Sau khủng hoảng Abyssinia 1935, Phát xít Ý thôn tính Ethiopia lập nên Đông Phi thuộc Ý, chính quyền Ý càng trở nên không hài lòng với Hội Quốc Liên. Ngày 11 tháng 12 năm 1937, thủ tướng Benito Mussolini đại diện cho quốc gia tuyên bố Ý rút khỏi Hội Quốc Liên.[114] Ngày 16 tháng 12 1937, ILO nhận được thông báo ý định rút khỏi từ ngoại trưởng Galeazzo Ciano.[115] Chế độ phát xít sụp đổ đã nối lại quan hệ với ILO năm 1944, hiệp định tháng 5 năm 1945 chỉ định đại diện ILO tại Roma và Ý tái gia nhập tháng 10 cùng năm.[116]

Thành viên rút khỏi không hoàn toàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai quốc gia thành viên đã chính thức thông báo ý định ra khỏi nhưng sau đó thông tin tiếp tục ở lại trước khi bị rút tư cách thành viên.

Quốc gia thành viên không hoàn tất việc rút khỏi Tổ chức Lao động Quốc tế
Quốc kỳ Quốc gia Ngày nhận ý định rút khỏi Ngày hủy ý định rút khỏi Thông tin
Ba Lan
Ba Lan 17 tháng 11 năm 1984[117] 17 tháng 11 năm 1987[17] Sau khi Ba Lan ra thiết quân luật và đàn áp Công đoàn Đoàn kết (Solidarność) tháng 12 năm 1981, thì đến tháng 5 năm 1983, cơ quan quản trị ILO bỏ phiếu thành lập ủy ban điều tra, hành động cao nhất có thể thực hiện chống lại quốc gia thành viên theo Hiến chương.[118] Ủy ban đệ trình báo cáo lên Cơ quan Quản trị ILO chỉ trích nặng nề việc bắt giữ đoàn viên và không cho công đoàn độc lập. Một ngày sau, Ba Lan thông báo ý định rút khỏi vào ngày 17 tháng 11 năm 1984.[16][117] Nhưng vào tháng 11 năm 1984, Ba Lan không chính thức rút khỏi mà gia hạn ý định này. Sau đó tình hình chính trị tan băng, Ba Lan hủy ý định rút khỏi vào ngày 17 tháng 11 năm 1987.[17]
Indonesia
Indonesia 25 tháng 3 năm 1965[28] 6 tháng 9 năm 1966[28] Trong thời đối đầu Borneo (tiếng Mã Lai: Konfrontasi), Indonesia của Sukarno xung đột với Malaysia, Anh và Hoa Kỳ sau khi Malaysia có chân trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tháng 1 năm 1965, Indonesia tuyên bố rút khỏi Liên Hợp Quốc.[119][120][121] Tháng 3 năm ấy, chính phủ thông tin về ý định rút khỏi ILO, dự trù có hiệu lực vào ngày 25 tháng 3 năm 1967. Nhưng sau khi chuyển giao quyền lực, chính phủ Suharto năm 1966 thông báo Indonesia không muốn rút khỏi nữa. ILO cho rằng tư cách thành viên của Indonesia không hề bị gián đoạn.[122][28]

Quốc gia bị xóa tư cách thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Hoàng đế Ethiopia Haile Selassie tới thăm ILO tháng 8 năm 1924

Liên quan đến trường hợp bị thôn tính (tiếng Anh: annexation), 5 quốc gia bị xóa tư cách thành viên ILO; tất cả sau đó đều được tái gia nhập.

Quốc gia bị xóa tư cách thành viên Tổ chức Lao động Quốc tế
Quốc kỳ Quốc gia Ngày xóa Ngày tái gia nhập Thông tin
Áo 13 tháng 3 năm 1938[22] 24 tháng 6 năm 1947[123] Sau sự kiện Anschluss ngày 13 tháng 3 năm 1938, Áo bị xóa tư cách thành viên ILO.[124] Tháng 7 năm 1947, Hội nghị Lao động Quốc tế xác nhận Áo tái gia nhập ILO.[125][126]
Ethiopia
Ethiopia 1939[22] 1943[22] Sau khi bị Ý thôn tính, Ethopia cũng bị xóa khỏi danh sách thành viên ILO từ năm 1939 tới 1942,[22] Song quốc gia này vẫn được coi là có tư cách thành viên từ lần đầu gia nhập ngày 28 tháng 9 năm 1923.[127]
Estonia
Estonia 1946[22] 13 tháng 1 năm 1992[128] Tháng 8 năm 1940, sau khi các nước Baltic bị chiếm đóng và sáp nhập thành các nước cộng hòa thuộc Liên Xô. Sự kiện này chấm dứt tư cách thành viên các nước Baltic, ILO coi việc chấm dứt này là "dứt khoát" vào năm 1946.[22] Sau khi các nước Baltic phía bắc tuyên bố độc lập vào mùa xuân 1990, ILO cho rằng cần phải có quy trình gia nhập, cho dù nên hiểu là tái gia nhập.[129]
Latvia
Latvia 1946[22] 3 tháng 12 năm 1991[130]
Litva
Litva 1946[22] 4 tháng 10 năm 1991[131]

Cựu quốc gia thành viên không có chủ quyền

[sửa | sửa mã nguồn]
Iosif Stalin (trái) và Franklin D. Roosevelt (phải), Yalta tháng 2 năm 1945

Hiến chương ILO quy định khả năng gia nhập là thành viên Liên Hợp Quốc (nguyên khởi là thành viên Hội Quốc Liên) hoặc thông qua bỏ phiếu.[132] Trong lịch sử tồn tại trường hợp Thành phố tự do Danzig nằm dưới sự bảo trợ của Hội Quốc Liên nhưng do Ba Lan kiểm soát đối ngoại. Ngày 26 tháng 8 năm 1930, Tòa án Công lý Quốc tế ra phán quyết Danzig không được tham gia ILO.[133] Ngược lại với phán quyết này, 3 quốc gia vẫn được công nhận là thành viên trước khi có chủ quyền.[98]

Cựu thành viên Tổ chức Lao động Quốc tế là quốc gia không có chủ quyền
Cờ Quốc gia Giai đoạn không có chủ quyền Thông tin
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia 28 tháng 4 năm 195425 tháng 12 năm 1991 Tại Hội nghị Yalta tháng 2 năm 1945, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Iosif StalinTổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt nhất trí Hoa Kỳ và Liên Xô, mỗi nước sẽ có thêm hai ghế trong tổ chức Liên Hợp Quốc sắp thành lập. Liên Xô đề cử Belarus Xô Viết và Ukraina Xô Viết vào Liên Hợp Quốc, giúp cho hai nước không có chủ quyền này giành được tư cách thành viên ILO.[18] Hoa Kỳ không bao giờ dùng đến ghế thêm này tại Liên Hợp Quốc.[134] Khi Liên Xô tan rã, BelarusUkraina là các quốc gia kế tục tư cách thành viên ILO.
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina 12 tháng 5 năm 195425 tháng 12 năm 1991
Liên Hợp Quốc Namibia 3 tháng 10 năm 197821 tháng 3 năm 1990 Namibia được gia nhập là thành viên trọn vẹn thứ 136 năm 1978 theo đề nghị của Hội đồng Liên Hợp Quốc bất chấp khi ấy vẫn chưa phải là quốc gia độc lập.[135]

Cựu thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Tập tin:Stamps of Germany (DDR) 1969, MiNr 1517.jpg
Tem bưu chính Đông Đức phát hành kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ILO

Dấu "+" và nền xanh biểu thị thành viên sáng lập ILO.

Cựu quốc gia thành viên Tổ chức Lao động Quốc tế
Quốc kỳ Quốc gia Ngày gia nhập Ngày kết thúc Thông tin
Cộng hòa Dân chủ Đức
Cộng hòa Dân chủ Đức 1 tháng 1 năm 1974[136] 3 tháng 10 năm 1990[137] Sau khi nước Đức thống nhất, Đông Đức không còn là thành viên nữa.[137]
Liên Xô
Liên Xô 18 tháng 9 năm 1934[138] tháng 2 năm 1940[90] Sau khi Liên Xô giải thể, tư cách thành viên được chuyển qua quốc gia kế tục là Liên bang Nga.[33]
26 tháng 4 năm 1954[139] 25 tháng 12 năm 1991
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư
Nam Tư + 28 tháng 6 năm 1919 27 tháng 4 năm 1992 Tham gia khi là Nhà nước Slovene, Croat và Serb.[140] Sau khi tan rã, Nam Tư không còn là thành viên nữa.
Tiệp Khắc
Tiệp Khắc + 28 tháng 6 năm 1919 31 tháng 12 năm 1992[141] Sau khi chia cắt, Tiệp Khắc không còn là thành viên nữa. Cả Cộng hòa Séc lẫn Slovakia đều không được coi là quốc gia kế tục tư cách thành viên mà phải gia nhập như thành viên mới.[141]
Việt Nam Cộng hòa
Việt Nam Cộng hòa 1950[22] tháng 7 năm 1976[46] Không còn là thành viên sau khi sáp nhập vào Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen 1969[142] 22 tháng 5 năm 1990 Sau khi thống nhất Yemen, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen không còn là thành viên nữa.[143]

Thành viên LHQ không tham gia ILO

[sửa | sửa mã nguồn]
Thành viên Liên Hợp Quốc không tham gia Tổ chức Lao động Quốc tế
Quốc kỳ Quốc gia Thông tin
Andorra
Andorra Năm 2002, Ủy ban về Quyền trẻ em đề nghị làm rõ yêu cầu việc Andorra không phải thành viên ILO.[144] Báo cáo của tháng 12 năm 2020 của Nhóm công tác về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc khuyến nghị Andorra tham gia ILO.[145] Chính phủ đáp lại sẽ xem xét khuyến nghị.[146]
Bhutan
Bhutan Tháng 8 năm 2020, Bộ trưởng Lao động Ugyen Dorji cho thấy dù đã thảo luận hơn cả thập kỷ, Bhutan vẫn không có kế hoạch gia nhập ILO.[147]
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Báo cáo tháng 6 năm 2019 của Nhóm công tác về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc khuyến nghị Bắc Triều Tiên tham gia ILO.[148] Chính phủ đáp lại đã ghi nhận khuyến nghị.[149]
Liechtenstein
Liechtenstein Năm 2018, Liechtenstein cho thấy trong tương lai không có ý định trở thành thành viên ILO, tuyên bố rằng tiêu chuẩn lao động trong nước đã vượt hơn các quy định trong văn kiện ILO.[150]
Liên bang Micronesia
Micronesia Báo cáo tháng 3 năm 2021 của Nhóm công tác về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc khuyến nghị Micronesia tham gia ILO.[151]
Monaco
Monaco Báo cáo tháng 12 năm 2018 của Nhóm công tác về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc khuyến nghị Micronesia tham gia ILO.[152] Chính phủ tuyên bố rằng vẫn đang thảo luận từ lần đánh giá gần nhất năm 2014 và tiêu chuẩn ILO về quyền công đoàn cũng như chính sách ưu tiên việc làm cho người dân Monaco vẫn được quan tâm.[153]
Nauru
Nauru Năm 2011, chính phủ Nauru thông báo cho Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc rằng không có ý định trở thành thành viên công ước ILO.[154]

Quốc gia quan sát viên phi thành viên LHQ và ILO

[sửa | sửa mã nguồn]
Sứ thần Tòa Thánh Silvano Maria Tomasi phát biểu trước Hội nghị Lao động Quốc tế tháng 6 năm 2014. Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder ở bên phải.
Quốc gia quan sát viên phi thành viên Liên Hợp Quốc và Tổ chức Lao động Quốc tế
Quốc kỳ Quốc gia Thông tin
Thành Vatican
Vatican Dựa trên thỏa thuận không chính thức đạt được vào năm 1926, Vatican đề cử một cố vấn đặc biệt cho Tổng Giám đốc ILO về các vấn đề xã hội và tôn giáo.[155]
Nhà nước Palestine
Palestine Nghị quyết 67/19 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc trao cho Nhà nước Palestine tư cách quan sát viên phi thành viên, nghĩa là quyền được tham gia Đại hội đồng và các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc.[156] ILO tiến hành chương trình hợp tác kỹ thuật và các sáng kiến khác tại Palestine.[157]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ba tổ chức lâu đời hơn còn tồn tại là Ủy ban Trung ương về đường thủy sông Rhine (Commission centrale pour la navigation du Rhin) (1815), Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union - ITU) (1865) và Liên minh Bưu chính Quốc tế (Universal Postal Union - UPU) (1874).[2][3] ITU và UPU lần lượt là cơ quan lâu đời nhất và nhì của Liên Hợp Quốc.[4][5]
  2. ^ "Thông qua ngày 20 tháng 6 năm 1974 với 224 phiếu thuận, 0 phiếu chống và 122 phiếu trắng"[76]
  3. ^ Bỏ phiếu ngày 12 tháng 6 năm 1975 với 246 phiếu thuận, 35 phiếu chống và 66 phiếu trắng.[77][78]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ashford & Hall 2018, tr. 620.
  2. ^ Wallace & Singer 1970, tr. 250.
  3. ^ Arsenault 2017, tr. 202.
  4. ^ “The oldest organization of the UN system, the International Telecommunication Union celebrates 150th anniversary” [Tổ chức lâu đời nhất trong hệ thống Liên Hợp Quốc, Liên minh Viễn thông Quốc tế kỷ niệm lần thứ 150]. MPO (bằng tiếng Anh). Ministry of Industry and Trade. 26 tháng 5 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ Kille & Lyon 2020, tr. 81.
  6. ^ a b c ILO, WPS 76-77/GG/D.l(rev.).
  7. ^ ILO, History of the ILO.
  8. ^ Hiến chương 2021, tr. 8.
  9. ^ Hiến chương 2021, tr. 9.
  10. ^ Osieke 1985, tr. 16-18.
  11. ^ a b ILO, Member states.
  12. ^ ILO, Country profiles - NORMLEX.
  13. ^ Johnston 1970, tr. 21.
  14. ^ ILO, Albania.
  15. ^ ILO, Austria.
  16. ^ a b Imber 1989, tr. 9.
  17. ^ a b c Goddeeris 2010, tr. 437.
  18. ^ a b c Prensilevich & Chernyshev 2018, tr. 27.
  19. ^ a b ILO, Costa Rica.
  20. ^ a b ILO, Germany.
  21. ^ ILO, El Salvador.
  22. ^ a b c d e f g h i j k l m n o Ghébali, Ago & Valticos 1989, tr. 118.
  23. ^ a b c Bühler 2001, tr. 179.
  24. ^ a b ILO, Guatemala.
  25. ^ Valticos 2013, tr. 28.
  26. ^ ILO, Brief history and timeline (ILO-USA).
  27. ^ ILO, Honduras.
  28. ^ a b c d e ILO 1966, tr. 403–404.
  29. ^ Bleecker 1970, tr. 22.
  30. ^ a b ILO, Lesotho.
  31. ^ a b ILO, South Africa.
  32. ^ Jacobson 1960, tr. 402.
  33. ^ a b Bronstein 2009, tr. 220.
  34. ^ a b ILO, Japan.
  35. ^ a b ILO, Nicaragua.
  36. ^ Ghébali, Ago & Valticos 1989, tr. 117.
  37. ^ a b ILO, Paraguay.
  38. ^ a b ILO, Romania.
  39. ^ ILO, The Federal Republic of Yugoslavia Joins the ILO.
  40. ^ ILO 1956, tr. 640–641.
  41. ^ a b ILO, Spain.
  42. ^ Osieke 1985, tr. 39-40.
  43. ^ Ghébali, Ago & Valticos 1989, tr. 125.
  44. ^ ILO, Venezuela (Bolivarian Republic of).
  45. ^ a b c ILO, Viet Nam.
  46. ^ a b c d Ghébali, Ago & Valticos 1989, tr. 112.
  47. ^ a b ILO, Italy.
  48. ^ “U.S. Reported Ready to Leave the I.L.O.” [Hoa Kỳ thông báo sẵn sàng rời bỏ I.L.O.]. The New York Times (bằng tiếng Anh). 1 tháng 11 năm 1977. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2022.
  49. ^ Masters 1996, tr. 21-22.
  50. ^ Schermers & Blokker 2011, tr. 99.
  51. ^ Osieke 1985, tr. 30-31.
  52. ^ Osieke 1985, tr. 38.
  53. ^ Beigbeder 1979, tr. 231.
  54. ^ ILO, Albania.
  55. ^ Shtylla 1967, tr. 385-386.
  56. ^ a b ILO 1944a, tr. 144–148.
  57. ^ Burns 1935, tr. 44.
  58. ^ ILO 1948, tr. 3.
  59. ^ Tosstorff 2013, tr. 2-4.
  60. ^ Tosstorff 2013, tr. 15-19.
  61. ^ Sengenberger 2019.
  62. ^ ILO, El Salvador.
  63. ^ “El Salvador to Resign From League of Nations” [El Salvador ra khỏi Hội Quốc Liên]. The New York Times (bằng tiếng Anh). 25 tháng 7 năm 1937. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2022.
  64. ^ Plata-Stenger 2020, tr. 224.
  65. ^ Ingulstad & Lixinski 2018.
  66. ^ ILO 1948, tr. 222.
  67. ^ a b c d e ILO 1938, tr. 125–126.
  68. ^ a b c Wehrli 2015, tr. 43.
  69. ^ ILO 1945, tr. 86–88.
  70. ^ ILO 1978, tr. 19.
  71. ^ ILO, United States of America.
  72. ^ Masters 1996, tr. 15.
  73. ^ a b Imber 1989, tr. 145.
  74. ^ Schwebel 1971, tr. 137.
  75. ^ Melanson 1979, tr. 50.
  76. ^ ILO 1974, tr. 39–40.
  77. ^ Joyner 1978, tr. 727.
  78. ^ Maul 2019, tr. 222.
  79. ^ Melanson 1979, tr. 52.
  80. ^ Beigbeder 1979, tr. 227.
  81. ^ Imber 1989, tr. 42.
  82. ^ Joyner 1978, tr. 727-729.
  83. ^ Beigbeder 1979, tr. 230.
  84. ^ Beigbeder 1979, tr. 235.
  85. ^ Masters 1996, tr. 22-23.
  86. ^ ILO, Honduras.
  87. ^ Marcouiller & Robertson 2009, tr. 190.
  88. ^ ILO, Definitive Report - Report No 126, 1972.
  89. ^ a b Ghébali, Ago & Valticos 1989, tr. 111.
  90. ^ a b Osakwe 1972, tr. 68-69.
  91. ^ ILO, Russian Federation.
  92. ^ Nash 1972, tr. 46.
  93. ^ Osakwe 1972, tr. 69.
  94. ^ Jacobson 1960, tr. 405-406.
  95. ^ a b Alcock 1971, tr. 336.
  96. ^ Alcock 1971, tr. 318-337.
  97. ^ ILO, South Africa Ratifies Conventions on Freedom of Association and Collective Bargaining.
  98. ^ a b c Ghébali, Ago & Valticos 1989, tr. 110.
  99. ^ “Yugoslavia Announces Plan to Leave ILO; Says It Is Incompatible With Her Regime” [Nam Tư thông báo kế hoạch rời ILO, nói rằng không tương thích với chế độ mình]. The New York Times (bằng tiếng Anh). 8 tháng 7 năm 1947. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2022.
  100. ^ Ghébali, Ago & Valticos 1989, tr. 110-11.
  101. ^ ILO, Opening and Closure of the ILO Tokyo Branch Office (1919–1939).
  102. ^ Magliveras 1991, tr. 59.
  103. ^ Burns 1935, tr. 45-47.
  104. ^ Thomann 2018, tr. 341-342.
  105. ^ ILO, Promotion of Japan's Re-entry into the ILO after the War – The Period of the ILO Correspondent Office in Japan.
  106. ^ ILO 1957, tr. 354.
  107. ^ a b ILO 1956, tr. 648.
  108. ^ “League Of Nations (Paraguay)” [Hội Quốc Liên (Paraguay)]. Hansard - UK Parliament (bằng tiếng Anh). 2 tháng 3 năm 1937. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2022.
  109. ^ “Paraguay Quits League; Notifies Geneva Withdrawal Is to Be Regarded as Complete” [Paraguay ra khỏi Hội; thông báo hoàn thành việc rút khỏi Genève]. The New York Times (bằng tiếng Anh). 21 tháng 2 năm 1937. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2022.
  110. ^ ILO 1944, tr. 260.
  111. ^ a b ILO 1956, tr. 638.
  112. ^ US Department of State 1984, tr. 272.
  113. ^ Ghébali, Ago & Valticos 1989, tr. 117-118.
  114. ^ Tollardo 2016, tr. 215.
  115. ^ ILO 1937, tr. 184.
  116. ^ ILO 1945, tr. 89–93.
  117. ^ a b Goddeeris 2010, tr. 436.
  118. ^ Goddeeris 2010, tr. 434-435.
  119. ^ Livingstone 1965, tr. 638.
  120. ^ Mackie 1974, tr. 279.
  121. ^ Easter 2001, tr. 88.
  122. ^ Imber 1989, tr. 8.
  123. ^ ILO, Austria.
  124. ^ Moffatt 2020.
  125. ^ Marek 1968, tr. 356.
  126. ^ ILO 1947, tr. 70–71.
  127. ^ ILO, Ethiopia.
  128. ^ ILO, Estonia.
  129. ^ Bühler 2001, tr. 177-179.
  130. ^ ILO, Latvia.
  131. ^ ILO, Lithuania.
  132. ^ ILO, Membership in the International Labour Organization: Information Guide.
  133. ^ Ghébali, Ago & Valticos 1989, tr. 107.
  134. ^ The Office of Electronic Information, Bureau of Public Affairs. “The Formation of the United Nations, 1945” [Thành lập Liên Hợp Quốc năm 1945]. Department Of State, United States Government (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2022.
  135. ^ ILO, Address by Juan Somavia to the Parliament of Namibia, Windhoek, 22 April 1999 – Office of the Director-General.
  136. ^ “ILO – GDR Joins” [ILO – CHDC Đức gia nhập] (bằng tiếng Anh). United States Department of State. 17 tháng 12 năm 1973. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2022.
  137. ^ a b Papenfuβ 1998, tr. 478-479.
  138. ^ Prince 1942, tr. 441.
  139. ^ ILO, Russian Federation.
  140. ^ ILO, Meeting of the Government Members of the Working Party on Structure.
  141. ^ a b Schermers & Blokker 2011, tr. 95.
  142. ^ Upham 1991, tr. 518.
  143. ^ The Year Book of the United Nations 1990, tr. 1123–1124.
  144. ^ “Committee on Rights of the Child Considers Initial Report on Andorra” [Ủy ban về Quyền trẻ em xem xét báo cáo sơ khởi về Andorra]. Office of the High Commissioner for Human Rights (bằng tiếng Anh). United Nations. 29 tháng 1 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2022.
  145. ^ UNHRC, Report of the Working Group on the Universal Periodic Review: Andorra.
  146. ^ UNHRC, Andorra - Addendum: Views on conclusions and/or recommendations, voluntary commitments and replies presented by the State under review.
  147. ^ Drukpa, Usha (2 tháng 8 năm 2020). “No plans yet for Bhutan to be an ILO member: Labour Minister” [Chưa có kế hoạch cho Bhutan gia nhập ILO: Bộ trưởng Lao động]. The Bhutanese (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2021.
  148. ^ UNHRC, Report of the Working Group on the Universal Periodic Review: Democratic People's Republic of Korea.
  149. ^ UNHRC, Democratic People's Republic of Korea: Addendum - Views on conclusions and/or recommendations, voluntary commitments and replies presented by the State under review.
  150. ^ UNHRC, Report of the Working Group on the Universal Periodic Review: Liechtenstein.
  151. ^ UNHRC, Report of the Working Group on the Universal Periodic Review: Federated States of Micronesia.
  152. ^ UNHRC, Report of the Working Group on the Universal Periodic Review: Monaco.
  153. ^ UNHRC, National report submitted in accordance with paragraph 5 of the annex to Human Rights Council resolution 16/21.
  154. ^ UNHRC, Nauru: Addendum - Views on conclusions and/or recommendations, voluntary commitments and replies presented by the State under review.
  155. ^ Maul 2019, tr. 53.
  156. ^ “Status of Palestine in the UN – Non-member observer State status – SecGen report” [Tư cách Palestine tại LHQ - Tư cách quốc gia quan sát viên phi thành viên - báo cáo SecGen]. United Nations (bằng tiếng Anh). 8 tháng 3 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2022.
  157. ^ ILO, Occupied Palestinian Territory.

Nguồn dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
Website

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tất tần tật về Kazuha - Genshin Impact
Tất tần tật về Kazuha - Genshin Impact
Tất tần tật về Kazuha và những gì cần biết trước khi roll Kazuha
Money Heist 5 Vol.2: Chương kết hoàn hảo cho một hành trình
Money Heist 5 Vol.2: Chương kết hoàn hảo cho một hành trình
REVIEW MONEY HEIST 5 Vol.2: CHƯƠNG KẾT HOÀN HẢO CHO MỘT HÀNH TRÌNH
Viễn cảnh đầu tư 2024: giá hàng hóa leo thang và “chiếc giẻ lau” mới của Mỹ
Viễn cảnh đầu tư 2024: giá hàng hóa leo thang và “chiếc giẻ lau” mới của Mỹ
Lạm phát vẫn ở mức cao khiến FED có cái cớ để tiếp tục duy trì thắt chặt, giá cả của các loại hàng hóa và tài sản vẫn tiếp tục xu hướng gia tăng
Nhân vật Jeanne Alter Fate/Grand Order
Nhân vật Jeanne Alter Fate/Grand Order
Jeanne Alter (アヴェンジャー, Avenjā?) là một Servant trường phái Avenger được triệu hồi bởi Fujimaru Ritsuka trong Grand Order của Fate/Grand Order