Liên hiệp Nam Phi

Liên hiệp Nam Phi
Tên bản ngữ
1910–1961
Quốc kỳ (1928–1961) Nam Phi
Quốc kỳ (1928–1961)
Quốc kỳ (1932–1961) Nam Phi
Quốc kỳ (1932–1961)

Tiêu ngữEx Unitate Vires (tiếng Latinh)
"Từ đoàn kết, Sức mạnh"

Quốc ca"God Save the King" (1910–1952)
Chúa phù hộ Quốc vương
"God Save the Queen" (1952–1957)[a]

Chúa phù hộ Nữ hoàng
"Die Stem van Suid-Afrika" (1938–61)[1]
(tiếng Anh: "Tiếng gọi Nam Phi")
Vị trí của Nam Phi trong: Tây Nam Phi hiển thị là khu vực tranh chấp chiếm đóng năm 1915, được quản lý như là tỉnh thứ năm của Liên minh theo ủy quyền C từ Hội Quốc Liên).
Vị trí của Nam Phi trong: Tây Nam Phi hiển thị là khu vực tranh chấp chiếm đóng năm 1915, được quản lý như là tỉnh thứ năm của Liên minh theo ủy quyền C từ Hội Quốc Liên).
Tổng quan
Thủ đôCape Town (lập pháp)
Pretoria (hành chính)
Bloemfontein (tư pháp)
Pietermaritzburg (lưu trữ)
Thành phố lớn nhấtJohannesburg[2][3]
Chính trị
Chính phủĐơn nhất nghị viện quân chủ lập hiến
Quân chủ 
• 1910–1936
George V
• 1936
Edward VIII
• 1936–1952
George VI
• 1952–1961
Elizabeth II
Toàn quyền 
• 1910–1914
Viscount Gladstone (đầu tiên)
• 1959–1961
Charles Robberts Swart (cuối cùng)
Thủ tướng 
• 1910–1919
Louis Botha
• 1919–1924, 1939–1948
Jan Smuts
• 1924–1939
J.B.M. Hertzog
• 1948–1954
D.F. Malan
• 1954–1958
J.G. Strijdom
• 1958–1961
H.F. Verwoerd
Lập phápNghị viện
Thượng viện
Hạ viện
Lịch sử 
31 tháng 5 năm 1910
31 tháng 5 năm 1961
Địa lý
Diện tích 
• 1911
1.223.000 km2
(472.203 mi2)
• 1931
2.045.320 km2
(789.702 mi2)
• 1951
2,045,320 km2
(1 mi2)
• 1960
2.045.320 km2
(789.702 mi2)
• 1961
2.045.320 km2
(789.702 mi2)
Dân số 
• 1911
5.972.757
• 1931
8.131.475
• 1951
12.667.759
• 1960
16.002.797
• 1961
18.216.000
Kinh tế
Đơn vị tiền tệBảng Nam Phi (1910–1961), Rand Nam Phi (1961)
Mã ISO 3166ZA
Tiền thân
Kế tục
Thuộc địa Cape
Thuộc địa Natal
Thuộc địa Sông Orange
Thuộc địa Transvaal
Tây Nam Phi thuộc Đức
Nam Phi
Tây Nam Phi
Hiện nay là một phần của Namibia
 Nam Phi

Liên hiệp Nam Phi (tiếng Anh: Union of South Africa, tiếng Hà Lan: Unie van Zuid-Afrika, tiếng Afrikaans: Unie van Suid-Afrika) là nhà nước tiền thân trong lịch sử của Cộng hòa Nam Phi ngày nay. Liên hiệp được thành lập vào ngày 31 tháng 5 năm 1910, từ sự liên kết của bốn thuộc địa thuộc AnhThuộc địa Cape, Thuộc địa Natal, Thuộc địa TransvaalThuộc địa Sông Orange. Bao gồm những phần lãnh thổ trước đó là một phần của Cộng hòa TransvaalNhà nước Tự do Orange.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đế quốc Đức bại trận, thuộc địa Tây Nam Phi của họ được đặt dưới sự quản lý của Liên hiệp Nam Phi với tư cách là quốc gia được Hội Quốc Liên ủy thác, nhưng Tây Nam Phi bị Liên hiệp Nam Phi xem là một tỉnh và tìm cách sáp nhập.

Giống như trường hợp CanadaÚc, Liên hiệp Nam Phi nằm dưới sự thống trị của Đế quốc Anh. Cho đến sau Tuyên bố Balfour 1926 và Đạo luật Westminster 1931 thì chủ quyền mới dần được xác lập. Liên hiệp theo hình thức chính trị quân chủ lập hiến, đứng đầu là Nữ hoàng Anh và được đại diện bởi một vị tổng đốc. Khi hiến pháp 1961 ban hành thì Liên hiệp trở thành nước cộng hòa, và tạm thời họ rời Khối thịnh vượng chung của Anh.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Bờ biển của Cộng hòa Namibia ngày nay vẫn không được khám phá mãi cho đến tận cuối thế kỷ 19.

Từ năm 1874, nhà lãnh đạo của dân tộc Herero bản địa là Maharero đã tiếp cận chính quyền Thuộc địa Cape ở phía nam. Ông dự đoán cuộc xâm lược của thực dân Bồ Đào Nha từ phía bắc và người Afrikaner từ phía nam, để tránh bị xâm lược nhà lãnh đạo này đã tiếp cận chính quyền Cape để thảo luận về khả năng gia nhập nhà nước bản địa của ông vào Thuộc địa Cape, và ông đòi hỏi về quyền lợi chính trị với họ nếu tham gia. Việc gia nhập Thuộc địa Cape - một quốc gia tự trị với hệ thống chính trị đa sắc tộc và có khả năng tự bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vào thời điểm đó được coi là tốt hơn với việc bị chiếm và sáp nhập vào đế quốc Bồ Đào Nha hoặc đế quốc Đức.

Đáp lại, Nghị viện Cape đã chỉ định một Ủy ban đặc biệt do William Palgrave đứng đầu, ông đã đến lãnh thổ của người Herero giữa sông Orange và Cunene để trao đổi với nhà lãnh đạo Maharero về việc gia nhập Cape. Trong các cuộc đàm phán với Ủy ban Palgrave, một số dân tộc bản địa như Damara và Herero đã phản ứng tích cực (tháng 10 năm 1876), các dân tộc khác thì có thái độ không giống nhau. Các cuộc thảo luận xoay quanh cấu trúc quyền lực chính trị mà các dân tộc bản địa sẽ hội nhập vào Cape, thảo luận kéo dài cho đến năm 1876 thì bị Anh ngăn chặn. Chính quyền Anh đồng ý cho Cape kết hợp với lãnh thổ vùng vịnh Walvis, nhưng mãi cho đến khi người Đức đến và thiết lập chế độ bảo hộ trên khu vực này vào năm 1884, thì vùng Tây Nam Phi vẫn hoàn toàn độc lập.[4][5][6]

Sau đó, Tây Nam Phi bị chiếm và trở thành thuộc địa của Đế quốc Đức, ngoại trừ phần lãnh thổ Vịnh Walvis và Quần đảo Chim Cánh cụt vẫn là một phần của Cape, không nằm dưới sự kiểm soát của Đức.

Sự chiếm đóng Tây Nam Phi

[sửa | sửa mã nguồn]
Dấu ấn Tây Nam Phi: Vương nữ ElizabethMargaret trong Chuyến du lịch Hoàng gia Nam Phi năm 1947

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914, Liên hiệp Nam Phi đã mau chóng xâm chiếm và sáp nhập thuộc địa này của Đức. Với việc thành lập Hội Quốc Liên và chấm dứt chiến tranh thế giới thứ nhất, Nam Phi đã được trao Nhiệm vụ C, nhiệm vụ Hội Quốc Liên ủy thác quản lý Tây Nam Phi. Nhưng sau đó, Liên hiệp Nam Phi xem Tây Nam Phi là một tỉnh thứ năm, mặc dù thực tế chưa bao giờ có vị thế chính trị chính thức.

Với việc thành lập Liên Hợp Quốc, Liên hiệp Nam Phi đã nộp đơn xin thành lập Tây Nam Phi như một tỉnh của mình, nhưng đơn này đã bị Liên Hợp Quốc từ chối, họ mời Nam Phi chuẩn bị một thỏa thuận ủy thác thay thế. Lời mời này đã bị Liên hiệp từ chối, sau đó họ không thay đổi vấn đề chính trị Tây Nam Phi theo ủy thác nhiệm vụ ban đầu vào năm 1919. Điều này dẫn đến hàng loạt các vấn đề pháp lý phức tạp không được giải quyết, cho đến khi Liên hiệp Nam Phi được thay thế bởi Cộng hòa Nam Phi. Vào thời điểm năm 1949, Liên hiệp đã thông qua một đạo luật sáp nhập Tây Nam Phi, bao gồm cả việc đưa đại diện Tây Nam Phi vào quốc hội Nam Phi.

Lãnh thổ Vịnh Walvis, hiện thuộc Namibia, ban đầu là một phần của Liên hiệp Nam Phi vì đây vốn dĩ là một phần của Thuộc địa Cape trước đó. Năm 1921, quản lý lãnh thổ vịnh Walvis là một phần trong Nhiệm vụ C mà Hội Quốc Liên đặt ra ở Tây Nam Phi, điều này thực thi trong thời gian Liên hiệp còn tồn tại.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Remained the royal anthem until 1961.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “South Africa Will Play Two Anthems Hereafter”. The New York Times. New York. 3 tháng 6 năm 1938. tr. 10. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2018.
  2. ^ travelfilmarchive (ngày 8 tháng 11 năm 2012). “The Union of South Africa, 1956” – qua YouTube.
  3. ^ darren lennox (ngày 23 tháng 2 năm 2017). “British Empire: The British Colony Of The Union Of South Africa 1956” – qua YouTube.
  4. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2012.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  5. ^ P. A. Molteno: The life and times of Sir John Charles Molteno, K. C. M. G., First Premier of Cape Colony, Comprising a History of Representative Institutions and Responsible Government at the Cape. London: Smith, Elder & Co. 1900. Vol.I. p.284.
  6. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Nger vốn gắn liền với những bản tình ca, nổi nhất với lũ GenZ đời đầu chúng tôi khi đó là “Tình đắng như ly cafe” ft cùng Nân
Thủ lĩnh Ubuyashiki Kagaya trong Kimetsu no Yaiba
Thủ lĩnh Ubuyashiki Kagaya trong Kimetsu no Yaiba
Kagaya Ubuyashiki (産屋敷 耀哉 Ubuyashiki Kagaya) Là thủ lĩnh của Sát Quỷ Đội thường được các Trụ Cột gọi bằng tên "Oyakata-sama"
[Review] Visual Novel Steins;Gate Zero – Lời hứa phục sinh
[Review] Visual Novel Steins;Gate Zero – Lời hứa phục sinh
Steins;Gate nằm trong series Sci-fi của Nitroplus với chủ đề du hành thời gian. Sau sự thành công vang dội ở cả mặt Visual Novel và anime
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Trong đầu tư, kinh doanh, vay còn được gọi là đòn bẩy tài chính, một công cụ rất hiệu quả được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư sử dụng.