Salvatore Schillaci

Salvatore Schillaci
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Salvatore Schillaci
Ngày sinh 1 tháng 12, 1964
Nơi sinh Palermo, Ý
Ngày mất (2024-09-18)18 tháng 9 năm 2024
Nơi mất Palermo, Ý
Chiều cao 1,75 m (5 ft 9 in)
Vị trí Tiền đạo
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
1981 AMAT Palermo
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1982–1989 Messina 219 (61)
1989–1992 Juventus 90 (26)
1992–1994 Internazionale 30 (11)
1994–1997 Júbilo Iwata 78 (56)
Tổng cộng 417 (154)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
1990–1991 Ý 16 (7)
Thành tích huy chương
Bóng đá nam
Đại diện cho  Ý
Giải vô địch bóng đá thế giới
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Ý 1990
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Salvatore Schillaci (sinh 1 tháng 12 năm 1964 - mất 18 tháng 9 năm 2024) được biết tới với biệt danh Totò, là cựu cầu thủ bóng đá Ý. Ông là Vua phá lưới World Cup 1990 với thành tích 6 bàn thắng.

Sinh ra ở Palermo, Ý trong một gia đình nghèo, Schillaci bắt đầu chơi bóng cho một đội bóng nghiệp dư ở thành phố quê hương, Amat Palermo. Ông ký hợp đồng với câu lạc bộ Messina của đảo Sicilia vào năm 1982. Ông chơi ở đây đến năm 1989 và chứng tỏ được khả năng ghi bàn của mình. Sau đó ông chơi cho JuventusTorino, có trận ra mắt ở Serie A vào ngày 27 tháng 8 năm 1989. Juventus, Bà đầm già của bóng đá Ý vào thời điểm đó đang là lúc kết thúc lứa cầu thủ tạo nên Đội bóng trong mơ từng thống trị bóng đá Ý trong thập kỉ 80. Schillaci đến trùng hợp với sự quay trở lại trên băng ghế huấn luyện của cựu thủ môn Dino Zoff. Schillaci đã chói sáng trong mùa bóng đó với 15 bàn thắng, giúp đội bóng thành Torino có một mùa bóng thành công với Cúp bóng đá ÝCup C3 châu Âu (tiền thân của Europa League). Với phong cách tấn công chủ động và sáng tạo, ông đã có mặt trong đội hình đội tuyển Ý tham dự World Cup 1990 tổ chức tại quê nhà dưới sự huấn luyện của huấn luyện viên Azeglio Vicini, dù là lính mới ở đội tuyển.

World Cup 1990

[sửa | sửa mã nguồn]

Schillaci có trận đầu tiên ở World Cup 1990 khi thay Andrea Carnevale trong trận đấu mở màn của Ý gặp Áo. Schillaci ghi bàn thắng duy nhất đem về chiến thắng 1-0 cho đội nhà. Ở trận tiếp theo gặp Mỹ, Schillaci trở lại băng ghế dự bị.

Ở trận đấu bảng cuối cùng gặp Tiệp Khắc, Schillaci có tên trong đội hình xuất phát, chơi cùng Roberto Baggio ở trên hàng tiền đạo. Trận đấu kết thúc với thắng lợi 2-0 cho Ý, Baggio và Schillaci mỗi người ghi 1 bàn. Ở vòng 1/16 và tứ kết, Ý lần lượt gặp UruguayIreland, Schillaci đều đóng góp những bàn thắng quyết định.

Trận bán kết gặp Argentina của Diego Maradona, Gianluca Vialli chơi trên hàng công thay thế Baggio, và đương nhiên chơi cùng Schillaci. Trận đấu kết thúc với tỉ số 1-1 với Schillaci mở tỉ số và Claudio Caniggia gỡ hoà, phải quyết định ở loạt sút luân lưu 11m và Ý thua trận, phải xuống đá trận tranh giải ba.

Trận cuối cùng ở World Cup 1990 Ý gặp Anh và giành chiến thắng 2-1. Totò ghi bàn thắng thứ hai cho Ý trong trận đấu này từ chấm phạt đền và giành luôn danh hiệu Vua phá lưới với 6 bàn thắng. Tuy nhiên, ngoài giải này, ông chỉ ghi cho đội tuyển thêm đúng 1 bàn thắng nữa, với sự nghiệp đội tuyển là 16 lần ra sân cùng 7 bàn thắng.

World Cup 1990 vẫn còn đọng lại trong trí nhớ nhiều cổ động viên Ý với Notti Magiche di Totò Schillaci (Những đêm ma thuật của Totò Schillaci), mặc dù đội nhà không vô địch giải này.

Những năm tháng khó khăn

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau World Cup 1990, Schillaci chơi thêm 2 năm cho Juventus, rồi chuyển sang Inter Milan. Schillaci không gây được ấn tượng rõ rệt nào khi thi đấu ở hai câu lạc bộ này, chủ yếu là do những chấn thương ông gặp phải sau World Cup 1990. Năm 1994 ông sang Nhật Bản chơi cho Jubilo Iwata, trở thành cầu thủ Ý đầu tiên chơi ở J. League.

Schillaci giải nghệ năm 1999. Hiện nay ông sống tại quê nhà Palermo, mở một trường đào tạo bóng đá trẻ. Ông trở lại quen thuộc với công chúng vào năm 2005 khi tham gia chương trình L'Isola dei Famosi, một phiên bản Ý của chương trình Survivor phát trên đài truyền hình Rai Due.

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Messina

Juventus[1]

Internazionale[1]

Júbilo Iwata

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Totò Schillaci”. Eurosport. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2015.
  2. ^ “UEFA Cup: All-time finals”. Union des Associations Européennes de Football. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2009.
  3. ^ The European Inter-Cities Fairs Cup (1958–1971) was a football tournament organized by foreign trade fairs in European seven cities (London, Barcelona, Copenhagen, and others) played by professional and—in its first editions—amateur clubs. Along these lines, that competition is not recognised by the Union of European Football Associations as an UEFA club competition; cf. “UEFA Europa League: History”. Union des Associations Européennes de Football. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Argentina Diego Maradona
Cầu thủ xuất sắc nhất World Cup
1990
Kế nhiệm:
Brasil Romário
Tiền nhiệm:
Anh Gary Lineker
Vua phá lưới World Cup
1990
Kế nhiệm:
Bulgaria Hristo Stoichkov
Nga Oleg Salenko
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Vietsub+Kara][PV+Perf] Niji - Suda Masaki
[Vietsub+Kara][PV+Perf] Niji - Suda Masaki
“Niji” có nghĩa là cầu vồng, bài hát như một lời tỏ tình ngọt ngào của một chàng trai dành cho người con gái
Đừng chơi chứng khoán, nếu bạn muốn giàu
Đừng chơi chứng khoán, nếu bạn muốn giàu
Nếu bạn đang có ý định “chơi” chứng khoán, hay đang “chơi” với số vốn trăm triệu đổ lại thì bài này dành cho bạn
[Review] Socrates thân yêu – Cửu Nguyệt Hy
[Review] Socrates thân yêu – Cửu Nguyệt Hy
Thực sự sau khi đọc xong truyện này, mình chỉ muốn nam chính chết đi. Nếu ảnh chết đi, cái kết sẽ đẹp hơn biết mấy
Review cuốn sách I, Robot: The Illustrated Screenplay của Harlan Ellison
Review cuốn sách I, Robot: The Illustrated Screenplay của Harlan Ellison
I, Robot: The Illustrated Screenplay vốn ban đầu là một kịch bản do Harlan Ellison viết hồi cuối thập niên 70