Đội tuyển bóng đá quốc gia Anh

Anh
Huy hiệu áo/huy hiệu Hiệp hội
Biệt danhThe Three Lions (Tam sư)
Hiệp hộiHiệp hội bóng đá Anh
(The Football Association (FA))
Liên đoàn châu lụcUEFA
Huấn luyện viên trưởngThomas Tuchel
Đội trưởngHarry Kane
Thi đấu nhiều nhấtPeter Shilton (125)
Ghi bàn nhiều nhấtHarry Kane (69)
Sân nhàSân vận động Wembley
Mã FIFAENG
Áo màu chính
Áo màu phụ
Hạng FIFA
Hiện tại 4 Giảm 1 (ngày 4 tháng 4 năm 2024)[1]
Cao nhất3 (8.2012)
Thấp nhất27 (2.1996)
Hạng Elo
Hiện tại 8 Giảm 2 (30 tháng 11 năm 2022)[2]
Cao nhất1 (1872–1876
1892–1911
1966–1970
1987–1988)
Thấp nhất17 (11.6.1995)
Trận quốc tế đầu tiên
 Scotland 0–0 Anh 
(Partick, Scotland; 30 tháng 11 năm 1872)
Trận thắng đậm nhất
 Ireland 0–19 Anh 
(Belfast, Bắc Ireland; 31 tháng 7 năm 1882)
Trận thua đậm nhất
 Hungary 7–1 Anh 
(Budapest, Hungary; 23 tháng 5 năm 1954)
Giải thế giới
Sồ lần tham dự16 (Lần đầu vào năm 1950)
Kết quả tốt nhấtVô địch (1966)
Giải vô địch bóng đá châu Âu
Sồ lần tham dự11 (Lần đầu vào năm 1968)
Kết quả tốt nhấtÁ quân (2020, 2024)
UEFA Nations League
Sồ lần tham dự1 (Lần đầu vào năm 2018–19)
Kết quả tốt nhấtHạng ba (2018–19)

Đội tuyển bóng đá quốc gia Anh (tiếng Anh: England national football team) là đội tuyển bóng đá của Hiệp hội bóng đá Anh (FA) và đại diện cho Anh trên bình diện quốc tế.[3] Sân nhà của đội tuyển Anh là sân vận động Wembley, London. Trung tâm huấn luyện quốc gia của đội tuyển là St George's Park tại Burton upon Trent.

Trận đấu quốc tế đầu tiên trong lịch sử bóng đá diễn ra vào năm 1872 cũng là trận đấu đầu tiên của đội tuyển Anh, đó là cuộc so tài với đội tuyển Scotland.[4] Là đội tuyển có tuổi đời cao nhất trong lịch sử, sở hữu nhiều lứa cầu thủ tài năng và nghiễm nhiên được đánh giá cao, tuy nhiên bảng thành tích của Anh lại có phần khiêm tốn so với các đại gia khác của bóng đá thế giới. Đội bắt đầu tham dự World Cup từ năm 1950 và cho đến nay mới chỉ có duy nhất một lần vô địch vào năm 1966 với tư cách chủ nhà, ngoài ra là hai lần đạt hạng tư chung cuộc vào các năm 19902018. Ở cấp độ châu lục, thành tích tốt nhất của đội tuyển Anh là hai lần giành vị trí á quân Euro vào các năm 20202024.

Do là một trong bốn đội tuyển bóng đá quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, đội tuyển Anh có một thời gian dài không tham dự Olympic. Đến tận Thế vận hội Mùa hè 2012 diễn ra tại Luân Đôn thì lần đầu tiên mới có một đội tuyển đại diện cho Vương quốc Anh.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội hình ra sân trong trận chung kết World Cup 1966 của tuyển Anh

Những năm đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển bóng đá quốc gia Anh là đội bóng lâu đời trên thế giới, được thành lập cùng một lúc với đội tuyển bóng đá Scotland. Trận đấu giữa đội tuyển Anh và đội tuyển Scotland đã diễn ra vào ngày 5 tháng 3 năm 1870 được tổ chức bởi Hiệp hội bóng đá Anh (FA). Một trận đấu giao hữu được tổ chức lại bởi Đội tuyển bóng đá Scotland vào ngày 30 tháng 11 năm 1872. Trận đấu này, diễn ra tại Crescent Hamilton ở Scotland, được xem như là trận đấu bóng đá quốc tế chính thức đầu tiên.[4]

Đội tuyển bóng đá Anh gia nhập Liên đoàn bóng đá thế giới vào năm 1906 và thi đấu giao hữu với các đội bóng khắp châu Âu ngoài Vương quốc Anh vào năm 1908. Sân vận động Wembley được khai trương vào năm 1923 và trở thành sân nhà của đội. Mối quan hệ giữa FA và FIFA trở nên căng thẳng và đội bóng rời khỏi FIFA vào năm 1928, trước khi gia nhập lại vào năm 1946. Kết quả là, Anh không tham dự World Cup cho đến năm 1950.[5][6]

Vô địch World Cup 1966 & sau đó

[sửa | sửa mã nguồn]
Nữ hoàng Anh Elizabeth II trao tặng Cúp thế giới năm 1966 cho Đội trưởng Bobby Moore.

World Cup năm 1966 được tổ chức tại Anh, Alf Ramsey dẫn dắt tuyển Anh giành chiến thắng với tỷ số 4–2 trước Tây Đức sau hiệp phụ trong trận chung kết, trong đó Geoff Hurst ghi một hat-trick[7]. Tại UEFA Euro 1968, đội lần đầu tiên lọt vào bán kết nhưng bị loại bởi Nam Tư[8]. Đội tuyển Anh đủ điều kiện tham dự World Cup năm 1970 được tổ chức tại México với tư cách là nhà đương kim vô địch. Đội vào đến vòng tứ kết nhưng đã bị loại bởi Tây Đức. Anh tuy dẫn trước 2–0 nhưng cuối cùng đã bị đánh bại 3–2 sau hiệp phụ.[9]

Sau đó là thập kỷ 70 đen tối khi bóng đá Anh không vượt qua được vòng loại 2 kỳ World Cup: 19741978, cũng như 2 kỳ Euro: 19721976.[10]

Bước vào thập niên 80, đội tuyển Anh có chút khởi sắc khi lọt vào vòng chung kết Euro 1980 nhưng bị loại từ vòng bảng[11]. Tại World Cup 1982, Anh dừng bước ở vòng bảng thứ 2.[12] Đội không vượt qua vòng loại Euro 1984 trước khi dự World Cup 1986, nơi mà đội Anh đã chơi xuất sắc trước khi bị loại ở tứ kết bởi Argentina bằng 2 bàn thắng nổi tiếng của Diego Maradona mà sau này được gọi là "Bàn tay của Chúa".[13] Đội tiếp tục vượt qua vòng loại của Euro 1988, nhưng bị loại ngay ở vòng bảng với thành tích ba trận toàn thua.[14]

1990–2000

[sửa | sửa mã nguồn]

Sang thập niên 90, đội tuyển Anh gây ấn tượng ở vòng chung kết World Cup 1990 khi lọt vào đến bán kết và chỉ chịu thua Tây Đức trong loạt sút luân lưu[15]. Tại giải này, đội giành hạng tư chung cuộc[16]. Anh vượt qua vòng loại Euro 1992 với thành tích bất bại, tại Euro 1992, đội cùng bảng A với Thụy Điển, Đan MạchPháp, Anh xếp cuối bảng và bị loại[17]. Sau đó, đội chơi không tốt và không vượt qua vòng loại World Cup 1994.[18]

Tuyển Anh là chủ nhà của Euro 1996, họ đứng nhất bảng A sau hai chiến thắng trước ScotlandHà Lan, cùng một trận hòa trước Thụy Sĩ. Tại tứ kết, Anh vượt qua Tây Ban Nha sau loạt đá luân lưu, trước khi dừng bước tại bán kết trước đội vô địch Đức cũng trên chấm 11 mét.[19]

Anh vượt qua vòng loại World Cup 1998, và đứng nhì bảng G sau Romania. Tại vòng 1/16, Anh để thua Argentina trong loạt sút luân lưu ở trận đấu mà David Beckham phải nhận thẻ đỏ.[20] Đội dừng bước ngay ở vòng bảng Euro 2000 khi chỉ có được 3 điểm sau trận thắng Đức, và thua 2 trận trước Bồ Đào NhaRomania.[21]

Sven-Göran Eriksson, Steve McClaren và Fabio Capello

[sửa | sửa mã nguồn]

Anh tái ngộ Argentina tại bảng F World Cup 2002. Bàn thắng duy nhất trên chấm phạt đền của David Beckham trước Argentina đã giúp Anh trả món nợ 4 năm về trước, và giúp họ đoạt ngôi nhì bảng của chính đối thủ[22]. Anh lọt vào vòng 1/16 và thắng Đan Mạch 3–0[23]. Tại tứ kết, Anh để thua đội vô địch Brazil 1–2 và dừng bước.[24]

Ở vòng bảng Euro 2004, Anh thua Pháp 1–2 ngay trận đầu ra quân, nhưng đã thắng liền hai trận trước Thụy SĩCroatia để đoạt ngôi nhì bảng B (sau Pháp). Bước vào tứ kết, Anh hòa chủ nhà Bồ Đào Nha 2-2 sau 120 phút thi đấu, và để thua 5–6 trong loạt sút luân lưu với một cú sút penalty thảm họa của David Beckham.[25]

Đội tuyển Anh tại FIFA World Cup 2006

Đội nằm ở bảng B World Cup 2006 cùng các đội Thụy Điển, ParaguayTrinidad & Tobago. Anh thắng Paraguay 1–0, thắng Trinidad & Tobago 2–0 và hòa Thụy Điển 2–2, giành vị trí nhất bảng. Anh vượt qua Ecuador 1–0 ở vòng 1/16 trước khi gặp lại Bồ Đào Nha ở tứ kết. Trong một trận đấu mà Wayne Rooney phải nhận thẻ đỏ, Anh hòa Bồ Đào Nha 0–0 trong 120 phút và thua 1–3 trên chấm luân lưu.[26]

Đội đã thi đấu không tốt tại vòng loại Euro 2008 và chỉ xếp thứ 3 tại bảng đấu sau CroatiaNga, qua đó mất quyền dự Euro 2008 tổ chức tại ÁoThụy Sĩ. Steve McClaren bị sa thải sau khi Anh thua 2–3 trước Croatia ngay trên sân nhà.[27]

Tại World Cup 2010, Anh vượt qua vòng bảng khi có 5 điểm[28], nhưng để thua với tỷ số 4-1 trước Đức tại vòng 16 đội, thất bại nặng nề nhất của đội bóng trong một kỳ World Cup[29]. Trận đấu có nhiều tranh cãi khi bàn thắng hợp lệ của tiền vệ Frank Lampard đã không được công nhận do trọng tài chính đã không nhìn thấy bóng lăn qua vạch vôi của khung thành.[30]

Roy Hodgson và Sam Allardyce

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 2 năm 2012, Fabio Capello từ chức huấn luyện viên trưởng sau bất đồng với FA trong vụ việc loại bỏ đội trưởng John Terry sau cáo buộc phân biệt chủng tộc nhắm lên cầu thủ này.[31] Vào ngày 1 tháng 5 năm 2012, Roy Hodgson được công bố làm huấn luyện viên mới, chỉ 6 tuần trước khi Euro 2012 khởi tranh.[32] Đội tuyển Anh vượt qua vòng bảng nhưng để thua trong loạt sút luân lưu trước Ý.[33]

Trận đấu giữa Uruguay và Anh tại FIFA World Cup 2014

Tại World Cup 2014, Anh thất bại hai trận liên tiếp trước Ý và Uruguay cùng với tỷ số 2–1[34][35]. Đây là lần đầu tiên Anh thất bại hai trận đầu tiên kể từ World Cup 1950 (khi đó Anh thất bại khi đối đầu với Mỹ và Tây Ban Nha), và kết thúc giải đấu với chỉ 1 điểm, đây là lần đầu tiên Anh bị loại ở vòng bảng kể từ World Cup 1958.[36][37]

Tại Euro 2016, Anh cùng bảng với Nga, WalesSlovakia, kết thúc vòng bảng Anh đứng nhì với 5 điểm, kém xứ Wales 1 điểm[38], lọt vào vòng 16 đội nhưng thất bại 1–2 trước Iceland[39]. Sau Euro 2016, huấn luyện viên Roy Hodgson quyết định từ chức.[40] Sam Allardyce được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng sau đó 1 tháng[41], nhưng từ chức sau 1 trận và 67 ngày do bê bối bị cánh báo chí quay được cảnh ông bí mật cung cấp lời khuyên lách luật chuyển nhượng cho các doanh nhân và nhận khoản tiền 400.000 bảng.[42]

2016-2024: Triều đại Gareth Southgate

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Sam Allardyce từ chức, Gareth Southgate, khi đó là huấn luyện viên đội U-21 Anh, làm huấn luyện viên tạm quyền cho đến tháng 11,[43] sau đó trở thành nhà cầm quân chính thức.[44] Ông giúp Anh dễ dàng vượt qua vòng loại World Cup 2018 với thành tích bất bại.[45]

Trận đấu giữa Bỉ và Anh tại FIFA World Cup 2018

Tại World Cup 2018, Anh đứng nhì bảng G khi xếp sau Bỉ.[46] Tại vòng 16 đội, Anh hòa Colombia 1–1 và thắng 4–3 ở loạt sút luân lưu 11m[47], Anh thắng Thụy Điển 2–0 tại tứ kết, qua đó lọt vào bán kết sau 28 năm[48], nơi họ để thua Croatia 1–2 trong hiệp phụ[49]. Sau đó trong trận tranh hạng 3, họ thua Bỉ 0–2 và giành hạng tư chung cuộc.[50] Tiền đạo Harry Kane đạt giải vua phá lưới với 6 bàn thắng[51].

Tại UEFA Nations League 2018–19, Anh thi đấu thành công và lọt vào bán kết lần đầu tiên, sau đó giành vị trí thứ 3 chung cuộc sau chiến thắng 6–5 trước Thụy Sĩ ở loạt đá luân lưu 11m sau khi hai đội hòa không bàn thắng trong suốt 120 phút thi đấu chính thức.[52]

Vào ngày 14 tháng 11 năm 2019, Anh đã chơi trận đấu Quốc tế thứ 1000 khi đánh bại Montenegro 7–0 tại Wembley tại vòng loại UEFA Euro 2020.[53]

Tại Euro 2020, Anh nằm cùng bảng D cùng Croatia, ScotlandCộng hòa Séc. Anh kết thúc vòng bảng với 7 điểm sau 3 trận vòng bảng, thắng 1–0 trước Croatia và Séc, hòa 0–0 với Scotland[54]. Tại vòng 16 đội Anh hạ Đức 2–0[55], thắng Ukraine 4–0 tại tứ kết[56] & Đan Mạch 2–1 để có lần đầu tiên lọt vào trận chung kết[57], và chỉ chịu thất thủ trước Ý ở loạt sút luân lưu 11m sau khi hai đội hòa nhau 1–1, trong đó Marcus Rashford, Jadon SanchoBukayo Saka đều đá hỏng quả 11m quyết định, qua đó giành vị trí á quân.[58]

Tại UEFA Nations League 2022–23, Anh đã để Hungary đánh bại 4–0 một cách thuyết phục, trận thua đậm nhất trên sân nhà kể từ năm 1928[59]. Vào ngày 23 tháng 9 năm 2022, Anh để thua Ý tỷ số 1–0 tại San Siro, qua đó khiến đội phải xuống hạng B trong mùa giải 2024–25[60].

Tại World Cup 2022, Anh cùng bảng B với Iran, Hoa KỳWales; Anh đánh bại Iran 6–2[61], hòa Mỹ 0–0[62] và thắng Wales 3–0 để đứng đầu bảng với 7 điểm sau 3 trận vòng bảng[63]. Sau đó, Anh đã đánh bại Sénégal ở vòng 16 đội với tỷ số 3–0[64], nhưng dừng bước tại tứ kết trước đương kim vô địch Pháp với tỷ số 1–2[65]. Trong bối cảnh đó, Gareth Southgate bất ngờ nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của FA khi để ông tiếp tục dẫn dắt tuyển Anh đến hết tháng 12 năm 2024, hoặc ít nhất đến hết Euro 2024.[66] Tại vòng loại UEFA Euro 2024, Anh giành vé sớm dự vòng chung kết trước 3 vòng đấu sau chiến thắng 3–1 trước Ý.[67]

Tại UEFA Euro 2024, Anh đứng nhất bảng C với thành tích bất bại khi vượt qua Serbia 1–0[68], cùng 2 trận hòa trước Đan Mạch & Slovenia[69][70], đội đánh bại Slovakia 2–1 tại vòng 16 đội sau hiệp phụ,[71] cầm hòa Thụy Sĩ 1–1 sau 120 phút thi đấu, trước khi thắng 5–3 ở loạt sút luân lưu trận tứ kết,[72] và đánh bại Hà Lan ở bán kết để có lần thứ 2 liên tiếp vào trận chung kết giải đấu.[73] Tuy nhiên, đội để thua Tây Ban Nha 1–2 tại chung kết, qua đó có lần thứ 2 liên tiếp đoạt ngôi á quân tại Euro.[74] Chỉ 2 ngày sau thất bại tại chung kết Euro 2024, Gareth Southgate quyết định từ chức sau 8 năm dẫn dắt, dù hợp đồng của ông với FA còn tới thời hạn tháng 12/2024, trong 8 năm dẫn dắt, đội tuyển Anh lọt tới chung kết Euro 2020 và 2024, bán kết World Cup 2018, hạng 3 UEFA Nations League 2018–19 và tứ kết World Cup 2022.[75]

Hậu thời kỳ Gareth Southgate

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Gareth Southgate từ chức, huấn luyện viên đội U-21 Anh Lee Carsley được bổ nhiệm làm huấn luyện viên tạm quyền cho đến tháng 11/2024.[76] Trong thời gian tạm quyền, ông giúp đội trở lại hạng A mùa giải 2026–27 với thành tích 5 thắng và 1 thua ở hạng B, đứng đầu bảng B2 UEFA Nations League 2024–25.[77]

Thomas Tuchel

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 16/10/2024, FA chính thức bổ nhiệm Thomas Tuchel vào vị trí huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia Anh, ông sẽ dẫn dắt đội tuyển từ 2025 với bản hợp đồng kéo dài tới tháng 7/2026.[78]

Logo và áo thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Logo của Đội tuyển Anh cũng chính là logo của Hiệp hội Bóng đá Anh, với hình chiếc khiên trắng chứa ba con sư tử màu xanh đậm, được cách điệu từ huy hiệu Hoàng gia Vương quốc Anh (Kingdom of England) và sau này là một phần trong Quốc huy của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Từ logo đó, Đội tuyển cũng được gọi với biệt danh là "Tam Sư".[79][80]

Màu áo sân nhà truyền thống của Đội tuyển bóng đá quốc gia Anh là áo sơ mi trắng, quần ngắn màu xanh dương, tất màu trắng hoặc màu đen. Nhà tài trợ áo đấu đầu tiên là Umbro vào năm 1954. Các trường hợp ngoại lệ là giai đoạn 1959–1965 được tài trợ áo đấu bởi Bukta và giai đoạn 1974–1984 được tài trợ áo đấu bởi Admiral. Từ năm 2013 đến nay, trang phục được tài trợ bởi hãng Nike.[81]

Nhà sản xuất áo đấu Giai đoạn
Anh St. Blaize and Hope Brothers[82][83] 1949–1954
Anh Umbro 1954–1961
Anh Bukta 1959–1965
Anh Umbro 1965-1974
Anh Admiral 1974–1984
Anh Umbro 1984–2013
Hoa Kỳ Nike[84] 2013–nay

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Vô địch: 1966
Á quân: 2020, 2024
Hạng ba: UEFA Nations League 2018–19

Sân vận động

[sửa | sửa mã nguồn]
Sân vận động Wembley tổ chức một trận đấu giao hữu giữa tuyển Anh và Đức

Trong 50 năm đầu tiên tồn tại đội tuyển chơi các trận sân nhà của họ trên khắp nước Anh. Ban đầu đội sử dụng các sân cricket rồi mới sử dụng các sân của các câu lạc bộ bóng đá. Sân vận động Empire hay sau này là Sân vận động Wembley được xây tại Wembley, Luân Đôn để phục vụ cho Triển lãm Đế quốc Anh.[85]

Anh thi đấu trận đấu đầu tiên tại sân vận động này vào năm 1924 với đội tuyển Scotland và trong khoảng 27 năm tiếp theo, sân Wembley được sử dụng chỉ để thi đấu giao hữu với Scotland. Sân vận động Wembley trở thành sân nhà của anh trong những năm 1950. Sân đóng cửa vào năm 2000 và bắt đầu xây dựng lại. Trong thời gian sau đó, đặc biệt là vòng loại World Cup 2006, đội tuyển Anh thi đấu tại các sân trung lập tại các địa điểm khác nhau trên khắp đất nước. Phần lớn các trận thi đấu diễn ra tại Old Trafford của Manchester Untied và một số trận tại St. James' Park của Newcastle United khi Old Trafford không thể đáp ứng. Đội tuyển bóng đá quốc gia Anh trở lại thi đấu tại Sân vận động Wembley mới vào năm 2007.[86]

Trận đấu đầu tiên của họ trên sân vận động Wembley mới là vào tháng 3 năm 2007 khi họ hòa với Brazil. Sân vận động hiện thuộc sở hữu của FA, thông qua công ty con Wembley National Stadium Limited.[86]

Ban huấn luyện

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến 16 tháng 7 năm 2024
Chức vụ Tên
Huấn luyện viên trưởng
Huấn luyện viên tạm quyền Anh Lee Carsley
Trợ lý huấn luyện viên Anh Steve Holland
Huấn luyện viên thủ môn Wales Martyn Margetson
Huấn luyện viên đội một Hà Lan Jimmy Floyd Hasselbaink
Anh Paul Nevin[87]
Bác sĩ đội một Anh Mark Williams[88]
Huấn luyện viên thể lực Anh Hailu Theodros
Anh Chris Jones
Chuyên gia phân tích trận đấu Anh Katie Sorenson
Bác sĩ vật lý trị liệu Anh Simon Spencer

Lịch thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

22 cầu thủ dưới đây đã hoàn thành UEFA Nations League 2024–25.[89]

Số liệu thống kê tính đến ngày 17 tháng 11 năm 2024, sau trận gặp Cộng hòa Ireland.[90][91]

Số VT Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Trận Bàn Câu lạc bộ
1 1TM Jordan Pickford 7 tháng 3, 1994 (30 tuổi) 73 0 Anh Everton
13 1TM Dean Henderson 12 tháng 3, 1997 (27 tuổi) 2 0 Anh Crystal Palace
22 1TM James Trafford 10 tháng 10, 2002 (22 tuổi) 0 0 Anh Burnley

2 2HV Kyle Walker 28 tháng 5, 1990 (34 tuổi) 93 1 Anh Manchester City
3 2HV Rico Lewis 28 tháng 11, 2004 (20 tuổi) 5 0 Anh Manchester City
6 2HV Marc Guéhi 13 tháng 7, 2000 (24 tuổi) 22 0 Anh Crystal Palace
12 2HV Lewis Hall 8 tháng 9, 2004 (20 tuổi) 2 0 Anh Newcastle United
14 2HV Tino Livramento 12 tháng 11, 2002 (22 tuổi) 1 0 Anh Newcastle United
15 2HV Jarell Quansah 29 tháng 1, 2003 (21 tuổi) 0 0 Anh Liverpool
16 2HV Taylor Harwood-Bellis 30 tháng 1, 2002 (22 tuổi) 1 1 Anh Southampton

4 3TV Conor Gallagher 6 tháng 2, 2000 (24 tuổi) 21 1 Tây Ban Nha Atlético Madrid
7 3TV Morgan Gibbs-White 27 tháng 1, 2000 (24 tuổi) 2 0 Anh Nottingham Forest
8 3TV Angel Gomes 31 tháng 8, 2000 (24 tuổi) 4 0 Pháp Lille
10 3TV Jude Bellingham 29 tháng 6, 2003 (21 tuổi) 40 6 Tây Ban Nha Real Madrid
17 3TV Curtis Jones 30 tháng 1, 2001 (23 tuổi) 2 1 Anh Liverpool

9 4 Harry Kane (đội trưởng) 28 tháng 7, 1993 (31 tuổi) 103 69 Đức Bayern Munich
11 4 Anthony Gordon 24 tháng 2, 2001 (23 tuổi) 9 1 Anh Newcastle United
18 4 Ollie Watkins 30 tháng 12, 1995 (29 tuổi) 18 5 Anh Aston Villa
19 4 Morgan Rogers 26 tháng 7, 2002 (22 tuổi) 2 0 Anh Aston Villa
20 4 Jarrod Bowen 20 tháng 12, 1996 (28 tuổi) 14 1 Anh West Ham United
21 4 Dominic Solanke 14 tháng 9, 1997 (27 tuổi) 3 0 Anh Tottenham Hotspur
23 4 Noni Madueke 10 tháng 3, 2002 (22 tuổi) 5 0 Anh Chelsea

Triệu tập gần đây

[sửa | sửa mã nguồn]

Những cầu thủ sau đây cũng đã được gọi vào đội tuyển Anh trong vòng 12 tháng qua.

Vt Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Số trận Bt Câu lạc bộ Lần cuối triệu tập
TM Aaron Ramsdale 14 tháng 5, 1998 (26 tuổi) 5 0 Anh Southampton v.  Hy Lạp, 14 tháng 11 năm 2024INJ
TM Nick Pope 19 tháng 4, 1992 (32 tuổi) 10 0 Anh Newcastle United v.  Phần Lan, 13 tháng 10 năm 2024
TM Sam Johnstone 25 tháng 3, 1993 (31 tuổi) 4 0 Anh Wolverhampton Wanderers v.  Bỉ, 26 tháng 3 năm 2024 INJ

HV Ezri Konsa 23 tháng 10, 1997 (27 tuổi) 9 0 Anh Aston Villa v.  Cộng hòa Ireland, 17 tháng 11 năm 2024INJ
HV Jarrad Branthwaite 27 tháng 6, 2002 (22 tuổi) 1 0 Anh Everton v.  Hy Lạp, 14 tháng 11 năm 2024INJ
HV Trent Alexander-Arnold 7 tháng 10, 1998 (26 tuổi) 33 4 Anh Liverpool v.  Hy Lạp, 14 tháng 11 năm 2024INJ
HV Levi Colwill 26 tháng 2, 2003 (21 tuổi) 4 0 Anh Chelsea v.  Hy Lạp, 14 tháng 11 năm 2024INJ
HV John Stones 28 tháng 5, 1994 (30 tuổi) 83 3 Anh Manchester City v.  Phần Lan, 13 tháng 10 năm 2024
HV Harry Maguire 5 tháng 3, 1993 (31 tuổi) 64 7 Anh Manchester United v.  Phần Lan, 10 tháng 9 năm 2024
HV Kieran TrippierRET 19 tháng 9, 1990 (34 tuổi) 54 1 Anh Newcastle United UEFA Euro 2024
HV Luke Shaw 12 tháng 7, 1995 (29 tuổi) 34 3 Anh Manchester United UEFA Euro 2024
HV Joe Gomez 23 tháng 5, 1997 (27 tuổi) 15 0 Anh Liverpool UEFA Euro 2024
HV Lewis Dunk 21 tháng 11, 1991 (33 tuổi) 6 0 Anh Brighton & Hove Albion UEFA Euro 2024
HV Ben Chilwell 21 tháng 12, 1996 (28 tuổi) 21 1 Anh Chelsea v.  Bỉ, 26 tháng 3 năm 2024

TV Declan Rice 14 tháng 1, 1999 (26 tuổi) 62 5 Anh Arsenal v.  Hy Lạp, 14 tháng 11 năm 2024INJ
TV Phil Foden 28 tháng 5, 2000 (24 tuổi) 43 4 Anh Manchester City v.  Hy Lạp, 14 tháng 11 năm 2024INJ
TV Cole Palmer 6 tháng 5, 2002 (22 tuổi) 11 2 Anh Chelsea v.  Hy Lạp, 14 tháng 11 năm 2024INJ
TV Kobbie Mainoo 19 tháng 4, 2005 (19 tuổi) 10 0 Anh Manchester United v.  Hy Lạp, 10 tháng 10 năm 2024INJ
TV Adam Wharton 6 tháng 2, 2004 (20 tuổi) 1 0 Anh Crystal Palace UEFA Euro 2024
TV James Maddison 23 tháng 11, 1996 (28 tuổi) 7 0 Anh Tottenham Hotspur UEFA Euro 2024PRE
TV Jordan Henderson (đội phó) 17 tháng 6, 1990 (34 tuổi) 81 3 Hà Lan Ajax v.  Bỉ, 26 tháng 3 năm 2024

Bukayo Saka 5 tháng 9, 2001 (23 tuổi) 43 12 Anh Arsenal v.  Hy Lạp, 14 tháng 11 năm 2024INJ
Jack Grealish 10 tháng 9, 1995 (29 tuổi) 39 4 Anh Manchester City v.  Hy Lạp, 14 tháng 11 năm 2024INJ
Eberechi Eze 29 tháng 6, 1998 (26 tuổi) 9 0 Anh Crystal Palace v.  Phần Lan, 10 tháng 9 năm 2024
Ivan Toney 16 tháng 3, 1996 (28 tuổi) 6 1 Ả Rập Xê Út Al-Ahli UEFA Euro 2024
Marcus Rashford 31 tháng 10, 1997 (27 tuổi) 60 17 Anh Manchester United v.  Bỉ, 26 tháng 3 năm 2024

Chú thích: INJ Rút lui vì chấn thương
PRE Đội hình sơ bộ / dự bị
RET Đã giã từ đội tuyển quốc gia
SUS Đình chỉ lên tuyển
WD Cầu thủ đã rút khỏi đội vì vấn đề không liên quan đến chấn thương.

Kỷ lục

[sửa | sửa mã nguồn]

Cập nhật ngày 17 tháng 11 năm 2024.

Các cầu thủ khoác áo đội tuyển nhiều nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Những cầu thủ in đậm vẫn còn thi đấu cho đội tuyển quốc gia.

Peter Shilton là cầu thủ thi đấu nhiều nhất với 125 trận
# Tên Sự nghiệp Số trận Số bàn thắng
1 Peter Shilton 1970–1990 125 0
2 Wayne Rooney 2003–2018 120 53
3 David Beckham 1996–2009 115 17
4 Steven Gerrard 2000–2014 114 21
5 Bobby Moore 1962–1973 108 2
6 Ashley Cole 2001–2014 107 0
7 Bobby Charlton 1958–1970 106 49
Frank Lampard 1999–2014 106 29
9 Billy Wright 1946–1959 105 3
10 Harry Kane 2015– 103 69

Các cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Harry Kane là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển quốc gia với 69 bàn thắng.
# Tên Sự nghiệp Số bàn thắng Số trận Trung bình
1 Harry Kane (d/s) 2015– 69 103 0,67
2 Wayne Rooney 2003–2017 53 120 0,44
3 Bobby Charlton 1958–1970 49 106 0,46
4 Gary Lineker 1984–1992 48 80 0,60
5 Jimmy Greaves 1959–1967 44 57 0,77
6 Michael Owen 1998–2008 40 89 0,45
7 Nat Lofthouse 1950–1958 30 33 0,91
Alan Shearer 1992–2000 30 63 0,48
Tom Finney 1946–1958 30 76 0,39
10 Vivian Woodward 1903–1911 29 23 1,26
Frank Lampard 1999–2014 29 106 0,27

Thành tích quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải vô địch bóng đá thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Kết quả St T H [92] B Bt Bb
1930 Không tham dự do Anh chưa phải thành viên của FIFA
1934
1938
Brasil 1950 Vòng 1 3 1 0 2 2 r2
Thụy Sĩ 1954 Tứ kết 3 1 1 1 8 8
Thụy Điển 1958 Vòng 1 4 0 3 1 4 5
Chile 1962 Tứ kết 4 1 1 2 5 6
Anh 1966 Vô địch 6 5 1 0 11 3
México 1970 Tứ kết 4 2 0 2 4 4
1974 Không vượt qua vòng loại
1978
Tây Ban Nha 1982 Vòng 2 5 3 2 0 6 1
México 1986 Tứ kết 5 2 1 2 7 3
Ý 1990 Hạng tư 7 3 3 1 8 6
1994 Không vượt qua vòng loại
Pháp 1998 Vòng 2 4 2 1 1 7 4
Hàn Quốc Nhật Bản 2002 Tứ kết 5 2 2 1 6 3
Đức 2006 5 3 2 0 6 2
Cộng hòa Nam Phi 2010 Vòng 2 4 1 2 1 3 5
Brasil 2014 Vòng 1 3 0 1 2 2 4
Nga 2018 Hạng tư 7 3 1 3 12 8
Qatar 2022 Tứ kết 5 3 1 1 13 4
Canada México Hoa Kỳ 2026 Chưa xác định
Maroc Bồ Đào Nha Tây Ban Nha 2030
Tổng cộng 16/22
1 lần vô địch
74 32 22 20 104 68

Giải vô địch bóng đá châu Âu

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Kết quả St T H [92] B Bt Bb
1960 Không tham dự
1964 Không vượt qua vòng loại
Ý 1968 Hạng ba 2 1 0 1 2 1
1972 đến 1976 Không vượt qua vòng loại
Ý 1980 Vòng 1 3 1 1 1 3 3
1984 Không vượt qua vòng loại
Tây Đức 1988 Vòng 1 3 0 0 3 2 7
Thụy Điển 1992 3 0 2 1 1 2
Anh 1996 Bán kết 5 2 3 0 8 3
Bỉ Hà Lan 2000 Vòng 1 3 1 0 2 5 6
Bồ Đào Nha 2004 Tứ kết 4 2 1 1 10 6
2008 Không vượt qua vòng loại
Ba Lan Ukraina 2012 Tứ kết 4 2 2 0 5 3
Pháp 2016 Vòng 2 4 1 2 1 4 4
Liên minh châu Âu 2020 Á quân 7 5 2 0 11 2
Đức 2024 7 3 3 1 8 6
Cộng hòa Ireland Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 2028 Đồng chủ nhà
Ý Thổ Nhĩ Kỳ 2032 Chưa xác định
Tổng cộng 11/17
2 lần
á quân
45 18 16 11 59 43

UEFA Nations League

[sửa | sửa mã nguồn]
Thành tích tại UEFA Nations League
Vòng đấu loại Vòng chung kết Huấn luyện viên
Mùa giải Hạng đấu Bảng Pos Pld W D* L GF GA P/R Thứ hạng Năm Pos Pld W D[a] T GF GA Đội hình
2018–19 A 4 1st 4 2 1 1 6 5 Giữ nguyên vị trí 4th Bồ Đào Nha 2019 3rd 2 0 1 1 1 3 Đội hình Southgate
2020–21 A 2 3rd 6 3 1 2 7 4 Giữ nguyên vị trí 9th Ý 2021 Không vượt qua vòng loại Southgate
2022–23 A 3 4th 6 0 3 3 4 10 Giảm 15th Hà Lan 2023
2024–25 B 2 1st 6 5 0 1 16 3 Tăng 17th 2025 Carsley
Tổng cộng 22 10 5 7 33 22 4th Tổng cộng 1/4 2 0 1 1 1 3
     Vô địch       Á quân       Hạng ba       Hạng tư  
Tính đến 17 tháng 11 năm 2024

Huấn luyện viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Số liệu tính đến ngày 17 tháng 7 năm 2024.
TT Huấn luyện viên Thời gian
huấn luyện
Số trận Thắng Hòa Thua Tỷ lệ
thắng (%)
Thành tích
1 Anh Sir Walter Winterbottom 1946–1962 139 78 33 28 56,12
2 Anh Sir Alf Ramsey 1963–1974 113 69 27 17 61,06 Vô địch World Cup 1966, hạng ba Euro 1968
3 Anh Joe Mercer 1974 7 3 3 1 42,85
4 Anh Don Revie 1974–1977 29 14 8 7 48,27
5 Anh Ron Greenwood 1977–1982 55 33 12 10 59,99
6 Anh Sir Bobby Robson 1982–1990 95 47 30 18 49,47
7 Anh Graham Taylor 1990–1993 38 18 13 7 47,36
8 Anh Terry Venables 1994–1996 23 11 11 1 47,82
9 Anh Glenn Hoddle 1996–1999 28 17 6 5 60,71
10 Anh Howard Wilkinson1 1999 1 0 0 1 0,00
11 Anh Kevin Keegan 1999–2000 18 7 7 4 38,88
12 Anh Howard Wilkinson1 2000 1 0 1 0 0,00
13 Anh Peter John Taylor1 2000 1 0 0 1 0,00
14 Thụy Điển Sven-Göran Eriksson 2001–2006 67 40 17 10 59,71
15 Anh Steve McClaren 2006–2007 18 9 4 5 50,0
16 Ý Fabio Capello 2008–2012 42 28 8 6 66,67
17 Anh Roy Hodgson 2012–2016 56 33 15 8 58,93
18 Anh Sam Allardyce 2016 1 1 0 0 100,00
19 Anh Gareth Southgate 2016–2024 102 61 24 17 59,8 Hạng tư World Cup 2018, hạng ba UEFA Nations League 2018–19, á quân Euro 2020Euro 2024, tứ kết World Cup 2022
20 Anh Lee Carsley1 2024 6 5 0 1 83,3
21 Đức Thomas Tuchel 2025– 0 0 0 0 0

1: Huấn luyện viên tạm quyền

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bảng xếp hạng FIFA/Coca-Cola thế giới”. FIFA. ngày 4 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ Elo rankings change compared to one year ago. “World Football Elo Ratings”. eloratings.net. 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập 30 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ “Written evidence submitted by Lord Triesman”. Parliament.uk. tháng 5 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2014.
  4. ^ a b “England Match No. 1 – Scotland – ngày 30 tháng 11 năm 1872 – Match Summary and Report”. englandfootballonline.com. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2009.
  5. ^ Hart, Tim (ngày 12 tháng 6 năm 2010). “England v USA: 1950 World Cup win over the Three Lions lives long in the memory”. The Daily Telegraph. London. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2015.
  6. ^ Goodbody, John (ngày 22 tháng 11 năm 2003). “Football's November revolution: Magnificent Magyars storm England's Wembley fortress”. The Times. London. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2011.
  7. ^ Trí, Dân. “Lịch sử World Cup 1966: "Bàn thắng ma" giúp Anh lên ngôi vô địch”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ “Remembering England's forgotten semi-final”. The Independent (bằng tiếng Anh). 7 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023.
  9. ^ Burnton, Simon (25 tháng 5 năm 2018). “World Cup stunning moments: Gordon Banks is stricken”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023.
  10. ^ Pye, Steven (9 tháng 10 năm 2020). “When England fans ruined their match against Belgium 40 years ago”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023.
  11. ^ published, Daniel Ruiz (14 tháng 6 năm 2016). “Squad rotation, tear gas and a bucketload of medals: How England flopped at Euro 80”. fourfourtwo.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  12. ^ “Football: England at the World Cup: 1982 Spain - A flying start but a frustrating finish”. The Independent (bằng tiếng Anh). 4 tháng 6 năm 1998. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  13. ^ VnExpress. “Maradona và kỳ quan 'Bàn tay của Chúa' - VnExpress Thể thao”. vnexpress.net. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023.
  14. ^ Smyth, Rob (9 tháng 6 năm 2008). “On Second Thoughts: England at Euro 88”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023.
  15. ^ Hattenstone, Simon (12 tháng 11 năm 2022). “Don't mention the penalties! England's 1990 team look back at the World Cup match that changed everything”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023.
  16. ^ VnExpress. “Vì sao Italia 90 sống mãi trong ký ức về World Cup”. vnexpress.net. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  17. ^ Aarons, Ed (6 tháng 7 năm 2018). 'Brolin-Dahlin-Brolin!' – when Sweden knocked England out of Euro 92”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023.
  18. ^ “5 great teams who failed to qualify for the World Cup”. Eurosport (bằng tiếng Anh). 13 tháng 11 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023.
  19. ^ Trí, Dân. “Lịch sử Euro 1996: Bierhoff giúp Đức hoàn tất hattrick vô địch châu Âu”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023.
  20. ^ thanhnien.vn (7 tháng 6 năm 2018). “[KÝ ỨC WORLD CUP] Thẻ đỏ nghiệt ngã không khuất phục nổi Beckham”. thanhnien.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023.
  21. ^ Chaudhary, Vivek (21 tháng 6 năm 2000). “Last gasp penalty knocks out England”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2023.
  22. ^ Murray, Scott (7 tháng 6 năm 2002). “England 1 - 0 Argentina”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  23. ^ “BBC SPORT | WORLD CUP | Denmark v England | England brush Danes aside”. news.bbc.co.uk. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023.
  24. ^ Murray, Scott (21 tháng 6 năm 2002). “England 1 - 2 Brazil”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  25. ^ Ingle, Sean (24 tháng 6 năm 2004). “Portugal 2 - 2 England (Portugal win 6-5 on penalties)”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  26. ^ Staff, Guardian (1 tháng 7 năm 2006). “England pay penalty for Rooney's red”. the Guardian (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  27. ^ NLD.COM.VN (22 tháng 11 năm 2007). “Anh bị loại khỏi EURO 2008, McClaren bị sa thải!”. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  28. ^ Owen Gibson (ngày 21 tháng 6 năm 2010). “Rifts appear as players grow tired of Capello regime”. The Guardian. London. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2010.
  29. ^ “Đức - Anh 4-1: "Tam Sư" đại bại trước người Đức”. thethaovanhoa.vn. 27 tháng 6 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  30. ^ “England v Germany: Frank Lampard denied goal by Uruguayan linesman – in pictures”. The Daily Telegraph. London. ngày 27 tháng 6 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2012.
  31. ^ “Fabio Capello quits as England manager after meeting with FA”. BBC. ngày 8 tháng 2 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2012.
  32. ^ “BBC Sport – Roy Hodgson appointed England manager by FA”. BBC. ngày 1 tháng 5 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2012.
  33. ^ McNulty, Phil (ngày 24 tháng 6 năm 2012). “England 0-0 Italy (2-4 on pens)”. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2013.
  34. ^ VTV, BAO DIEN TU (15 tháng 6 năm 2014). “Anh 1-2 Italy: Tam Sư vướng 'đá tảng', bảng 'tử thần' hứa hẹn hấp dẫn”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  35. ^ VnExpress. “Uruguay 2-1 Anh: Suarez dồn 'Tam Sư' vào cửa tử”. vnexpress.net. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  36. ^ “England 0 Costa Rica 0: Winless Three Lions bow out of Brazil 2014 with a whimper”. Daily Record. ngày 24 tháng 6 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2014.
  37. ^ “World Cup 2014: England crash out after Costa Rica surprise Italy”. The Guardian. Guardian News and Media Limited. ngày 20 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2014.
  38. ^ “Wales and England into knockout stages”. BBC Sport (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  39. ^ “Thua ngược Iceland 1-2, Anh chia tay Euro 2016”. ZingNews.vn. 28 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  40. ^ “Roy Hodgson quits as England manager after humiliating defeat by Iceland”. the Guardian (bằng tiếng Anh). 28 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  41. ^ “Sam Allardyce appointed England manager and says: 'It's time to deliver'. the Guardian (bằng tiếng Anh). 22 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  42. ^ “Sam Allardyce từ chức HLV trưởng đội tuyển Anh sau một trận và 67 ngày”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  43. ^ “Southgate wants job call within a month”. BBC Sport (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  44. ^ Association, The Football. “Former defender signs four-year deal to lead Three Lions”. www.thefa.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  45. ^ Flanagan, Aaron (5 tháng 10 năm 2017). “England qualify for World Cup 2018 finals in Russia”. mirror (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  46. ^ Murray, Scott (28 tháng 6 năm 2018). “World Cup 2018: England 0-1 Belgium – as it happened”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2022.
  47. ^ “Anh - Colombia 1-1: Thắng 4-3 loạt penalty, Anh nghẹt thở vào tứ kết”. Tuổi Trẻ Online. 4 tháng 7 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  48. ^ “Thắng nhàn Thụy Điển, ĐT Anh vào bán kết World Cup sau 28 năm”. VOV.VN. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  49. ^ “Tỉ số trận Anh - Croatia 1-2: Thi đấu quật cường, Croatia hạ Anh ở bán kết World Cup 2018”. Tuổi Trẻ Online. 12 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  50. ^ “Hạ đẹp Anh, Bỉ giành hạng ba World Cup 2018”. VOV.VN. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  51. ^ Sport, Telegraph (16 tháng 7 năm 2018). “World Cup 2018 golden boot final standings: Harry Kane wins after finishing as top scorer”. The Telegraph (bằng tiếng Anh). ISSN 0307-1235. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2022.
  52. ^ “Thắng Thụy Sĩ bằng đá luân lưu, ĐT Anh xếp hạng ba Nations League”. VOV.VN. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  53. ^ “England celebrate 1,000th game with seven-goal charge into Euro 2020 finals”. the Guardian (bằng tiếng Anh). 14 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  54. ^ sport, Guardian (10 tháng 7 năm 2021). “90 minutes from glory: England's road to the final in pictures”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  55. ^ “Anh tiễn Đức khỏi Euro 2021 - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  56. ^ “Anh thắng Ukraine 4-0 ở tứ kết Euro”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  57. ^ “Đánh bại Đan Mạch, Anh lần đầu vào chung kết Euro”. Tuổi Trẻ Online. 8 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  58. ^ “Italy vô địch Euro 2021 - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  59. ^ Online, TTVH. “Anh thua sốc Hungary 0-4: Nỗi nhục thế kỷ của tuyển Anh”. thethaovanhoa.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022.
  60. ^ “Italy đẩy Anh xuống hạng tại Nations League”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022.
  61. ^ “Anh thắng Iran 6-2 ở trận ra quân World Cup - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022.
  62. ^ “Anh hụt vé sớm ở vòng bảng World Cup 2022 - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022.
  63. ^ “Rashford giúp Anh đè bẹp Xứ Wales - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022.
  64. ^ “Đánh bại Senegal, Anh vào tứ kết World Cup 2022 gặp Pháp”. Tuổi Trẻ Online. 5 tháng 12 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022.
  65. ^ Trí, Dân. “Đánh bại đội tuyển Anh, Pháp vào bán kết World Cup 2022 gặp Morocco”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022.
  66. ^ “Gareth Southgate chốt tương lai ở tuyển Anh”. Báo điện tử Tiền Phong. 18 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2023.
  67. ^ “Kết quả vòng loại EURO 2024: ĐT Anh hạ đẹp ĐT Italia để đoạt vé dự VCK”. VOV.VN. 18 tháng 10 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2023.
  68. ^ ONLINE, TUOI TRE (17 tháng 6 năm 2024). “Bellingham ghi bàn duy nhất, Anh thắng sát nút Serbia”. TUOI TRE ONLINE. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024.
  69. ^ ONLINE, TUOI TRE (20 tháng 6 năm 2024). “Anh hòa thất vọng Đan Mạch 1-1”. TUOI TRE ONLINE. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024.
  70. ^ Trí, Dân (26 tháng 6 năm 2024). “Anh chia điểm với Slovenia, cùng tiến vào vòng knock-out”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024.
  71. ^ Trí, Dân (30 tháng 6 năm 2024). “Thoát thua ở phút bù giờ, Anh ngược dòng hạ Slovakia”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024.
  72. ^ Trí, Dân (7 tháng 7 năm 2024). “Lọt vào bán kết Euro 2024, tuyển Anh làm điều chưa từng có trong lịch sử”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024.
  73. ^ Trí, Dân (11 tháng 7 năm 2024). “Đội tuyển Anh lập hàng loạt kỷ lục khi giành vé vào chung kết Euro 2024”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024.
  74. ^ Trí, Dân (15 tháng 7 năm 2024). “Đánh bại đội tuyển Anh, Tây Ban Nha vô địch Euro 2024”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  75. ^ Hồng Nam (16 tháng 7 năm 2024). “Southgate từ chức HLV đội tuyển Anh: Thay đổi để mở ra một chương mới”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2024.
  76. ^ “Carsley appointed as England interim head coach”. ESPN.com (bằng tiếng Anh). 9 tháng 8 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.
  77. ^ Thái Nghĩa (19 tháng 11 năm 2024). “Lee Carsley rời ghế, Thomas Tuchel có tìm thấy "ngọc quý" cho ĐT Anh?”. BAO DIEN TU VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2024.
  78. ^ Quyết Thắng (16 tháng 10 năm 2024). “HLV Thomas Tuchel đạt thỏa thuận dẫn dắt đội tuyển Anh”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.
  79. ^ “England 1872–1960”. Historical Football Kits. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2016.
  80. ^ “How The FA found inspiration from the 1100s for its iconic Crest”. UTalk Marketing. 12 tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2016.
  81. ^ “England's Uniforms and Playing Kits”. EnglandFootballOnline.com. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2014.
  82. ^ “England's Home Uniform 1949 to 1954”. England Football Online. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
  83. ^ “England Player Kits”. England Football Online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
  84. ^ Nakrani, Sachin (20 tháng 3 năm 2013). “Farewell Umbro, welcome Nike – England's diamonds become a swoosh”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2024.
  85. ^ “Wembley: A history in pictures”. Sky News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2024.
  86. ^ a b “Wembley at 100: "There Was Colour and Movement All Over the Place". Esquire (bằng tiếng Anh). 22 tháng 5 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2024.
  87. ^ Nevin rejoins England staff Lưu trữ 2021-08-31 tại Wayback Machine England. Retrieved 6 September 2021
  88. ^ “Mark Williams”. Linkedin. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2021.
  89. ^ Veevers, Nicholas (31 tháng 8 năm 2023). “England men's squad named to play Ukraine and Scotland”. englandfootball.com. The Football Association.
  90. ^ “Italy–England”. UEFA. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021.
  91. ^ “Most England Caps - EU-Football.info”. eu-football.info. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2022.
  92. ^ a b Tính cả các trận hoà ở các trận đấu loại trực tiếp phải giải quyết bằng sút phạt đền luân lưu

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh hiệu
Tiền nhiệm:
 Brasil
Vô địch thế giới
1966
Kế nhiệm:
 Brasil


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Wanderer: A Glimpse into the Enigmatic Explorers of Genshin Impact
Wanderer: A Glimpse into the Enigmatic Explorers of Genshin Impact
The Wanderer from Inazuma is now a playable character, after 2 years of being introduced as Scaramouche
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Như các bạn đã biết thì trong Tensura có thể chia ra làm hai thế lực chính, đó là Nhân Loại và Ma Vật (Ma Tộc)
Làm việc tại cơ quan ngoại giao thì thế nào?
Làm việc tại cơ quan ngoại giao thì thế nào?
Bạn được tìm hiểu một nền văn hóa khác và như mình nghĩ hiện tại là mình đang ở trong nền văn hóa đó luôn khi làm việc chung với những người nước ngoài này
Có gì trong hương vị tình thân
Có gì trong hương vị tình thân
Phải nói đây là bộ phim gây ấn tượng với mình ngay từ tập đầu, cái tên phim đôi khi mình còn nhầm thành Hơi ấm tình thân