Ban lãnh đạo khóa XIII | |
Trưởng ban | Phan Đình Trạc |
---|---|
Phó Trưởng ban | Võ Văn Dũng (thường trực) Nguyễn Hữu Đông Nguyễn Thanh Hải Đặng Văn Dũng |
Cơ cấu tổ chức | |
Cơ quan chủ quản | Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Bộ Chính trị Ban Bí thư Trung ương |
Chức năng | Cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng. |
Cấp hành chính | Cấp Trung ương |
Văn bản Ủy quyền | Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam |
Bầu bởi | Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam |
Phương thức liên hệ | |
Trụ sở | |
Địa chỉ | Tòa nhà A4, phố Nguyễn Cảnh Chân, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội |
Trang web | https://noichinh.vn/ |
Lịch sử | |
Thành lập | 1966 |
Ngày truyền thống | 05 tháng 1 Ngày truyền thống ngành Nội chính Đảng |
Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính của Đảng, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương[1]. Ban được hợp nhất về Văn phòng Trung ương Đảng tháng 5 năm 2007 và được lập lại theo Quyết định số 158-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 28 tháng 12 năm 2012. Hiện tại ban có 146 thành viên, Trưởng ban hiện nay là ông Phan Đình Trạc.
Ban này được thành lập lần đầu ngày 05 tháng 1 năm 1966 với tên gọi ban đầu là Ban Pháp chế Trung ương.[2]
Ngày 23 tháng 12 năm 1991, Ban Nội chính lại được giao chức năng, nhiệm vụ mới theo Quyết định số 17-QĐ/TW, do Ủy viên Bộ Chính trị Đào Duy Tùng ký, theo đó "Đặc biệt, đối với một số vụ án quan trọng có ảnh hưởng chính trị rộng hoặc có liên quan đến cán bộ cao cấp mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư cần cho phương hướng chỉ đạo thì Ban Nội chính Trung ương có trách nhiệm theo dõi, chuẩn bị ý kiến đề xuất; đồng thời giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ở các ngành: kiểm sát, toà án, tư pháp, thanh tra, hải quan, trọng tài kinh tế nhà nước, Hội luật gia…".[2]
Sau vụ án Năm Cam, Ban này được hợp nhất về Văn phòng Trung ương Đảng tháng 5 năm 2007.
Quyết định tái thành lập Ban Nội chính trung ương và Ban Kinh tế Trung ương và chỉ định chức vụ Trưởng ban được Bộ Chính trị ra quyết định từ ngày 28 tháng 12 năm 2012 và được chính thức công bố ngày 2 tháng 1 năm 2013.[3]
Tháng 1 năm 2020, Bộ Chính trị ra Quyết định số 216-QĐ/TW[4] thay thế Quyết định năm 2012. Theo đó, chức năng của Ban Nội chính chuyển từ "cơ quan tham mưu" thành "cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ" về công tác nội chính của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[5]
STT | Tên | Chức vụ | Giai đoạn | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
1 | Trường Chinh | Trưởng ban | Uỷ viên Bộ Chính trị | |
2 | Lê Đức Thọ | Trưởng ban | Uỷ viên Bộ Chính trị | |
3 | Võ Văn Kiệt | Trưởng ban | Uỷ viên Bộ Chính trị | |
4 | Trần Quốc Hoàn | Trưởng ban | 1976–1979 | Bí thư Trung ương Đảng |
5 | Lê Quốc Thân | Trưởng ban | 1979–1982 | Uỷ viên Trung ương Đảng |
6 | Trần Quốc Hương | Trưởng ban | 1986–1991 | Bí thư Trung ương Đảng |
7 | Lê Đức Bình | Trưởng ban | 1991–1996 | Uỷ viên Trung ương Đảng |
8 | Trương Vĩnh Trọng | Trưởng ban | 2001–2006 | Bí thư Trung ương Đảng |
9 | Nguyễn Bá Thanh | Trưởng ban | 2013–2015 | Uỷ viên Trung ương Đảng |
9 | Phan Đình Trạc | Quyền trưởng ban | 2015–2016 | Uỷ viên Trung ương Đảng |
Trưởng ban | 2016–2017 | |||
2017–2021 | Bí thư Trung ương Đảng | |||
2021–nay | Ủy viên Bộ Chính trị |