Trần Văn Thanh (chính khách Việt Nam)

Trần Văn Thanh
Chức vụ
Nhiệm kỳ – 2008
Tiền nhiệmNguyễn Huy Tần
Kế nhiệmNguyễn Thế Báu[1]
Vị trí Việt Nam
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Bộ Công an
Nhiệm kỳ3/2002 – 
Vị trí Việt Nam
Đại biểu Quốc hội khóa X
Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Tp Đà Nẵng
Nhiệm kỳ1997 – 2002
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ1997 – 2001
Tiền nhiệmchức vụ thành lập
Vị tríĐà Nẵng
Trưởng Công an Tp Đà Nẵng
Nhiệm kỳ1992 – 1996
Kế nhiệmchức vụ hủy bỏ
Vị tríQuảng Nam - Đà Nẵng
Phó trưởng Công an Tp Đà Nẵng
Nhiệm kỳ9/1986 – 1992
Vị tríQuảng Nam - Đà Nẵng
Thông tin cá nhân
Sinh25 tháng 10, 1953 (71 tuổi)
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Binh nghiệp
Phục vụCông an nhân dân Việt Nam
Cấp bậc Thiếu tướng

Trần Văn Thanh (sinh ngày 25 tháng 10 năm 1953) là một tướng lĩnh của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam với quân hàm Thiếu tướng. Ông từng là Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng, Trưởng ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Nẵng, Đại biểu Quốc hội khóa X, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Đà Nẵng khóa X, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Bộ Công an, Chánh Thanh tra Bộ Công an. [2] [3] [4]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Văn Thanh tham gia cách mạng và gia nhập lực lượng vũ trang an ninh từ năm 1968. Năm 1975 ông là Đội trưởng Bảo vệ Chính trị thuộc Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ tháng 9 năm 1986, Trần Văn Thanh là Phó trưởng Công an thành phố Đà Nẵng, năm 1992 trở thành Trưởng Công an Tp Đà Nẵng kiêm Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Từ tháng 3 năm 1994, Trần Văn Thanh là Tỉnh ủy viên tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng khóa XV, XVI và XVII. Năm 1997 ông trở thành Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng kiêm Trưởng ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân thành phố. Cùng năm đó, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa X (1997-2002) và là Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Tp Đà Nẵng.

Năm 2001, Giám đốc Công an thành phố, Trần Văn Thanh chỉ đạo Công an thành phố Đà Nẵng điều tra việc Phạm Minh Thông rút ruột Cầu Sông Hàn, một vụ án tham nhũng gây chấn động Đà Nẵng được cho là có liên quan đến Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tp Đà Nẵng lúc đó là Nguyễn Bá Thanh.[5] Tại tòa Phạm Minh Thông khai đã dùng tiền "tham ô" được để "đi quà biếu một số cá nhân và tập thể", và đi "chúc tết" một số người nào đó, nhưng đó là những ai thì không bao giờ được làm sáng tỏ.[6][7][8][9][10]

Sau vụ Cầu Sông Hàn, ông Trần Văn Thanh bị điều động về công tác tại Bộ Công an ở Hà Nội làm chuyên viên cao cấp phụ trách miền TrungTây Nguyên. Tháng 3 năm 2002, ông là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Bộ Công an, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Bộ Công an, Chánh Thanh tra Bộ Công an.

Ngày 14 tháng 2 năm 2006, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ông được phong quân hàm Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam.[11]

Bị khởi tố gây tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2007, tướng Trần Văn Thanh bị Công an thành phố Đà Nẵng truy tố vì hành vi cùng với Trung tá Dương Ngọc Tiến và cựu Thiếu tá Đinh Công Sắt "phát tán Công văn số 73 và 77 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tp Đà Nẵng ở nhiều địa điểm ngay trước bầu cử Quốc hội khóa XII; viết nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo tập trung vào một số vụ án tại Tp Đà Nẵng có liên quan đến trách nhiệm của lãnh đạo địa phương này, nhưng chưa được giải quyết".[12]

Theo RFA (Đài Á Châu Tự do), Công văn số 73 và 77 của Viện KSND Tp Đà Nẵng có nội dung báo cáo về việc Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã nhận hối lộ của Phạm Minh Thông số tiền 4,4 tỷ đồng trong các công trình xây dựng Cầu Sông Hàn và đường Bắc Nam ở Đà Nẵng.[5]

Ngày 20 tháng 7 năm 2009, mặc dù ông Trần Văn Thanh bị tai biến và có hai bệnh viện của công an đã xác nhận là tướng Thanh không đủ sức khỏe để dự phiên tòa, nhưng vị thiếu tướng công an vẫn bị đưa đến tòa (được tổ chức tại Nhà hát Trưng Vương) trên xe cứu thương trong tình trạng hôn mê, thở oxy và phải truyền dịch, để kiểm tra sức khỏe trước khi đưa ra tòa.[5] Do không qua được lần kiểm tra sức khỏe, Tòa án Nhân dân Tp Đà Nẵng đã xử vắng mặt bị cáo Trần Văn Thanh 18 tháng tù treo vì tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".[12]

Ở phiên phúc thẩm, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng (Viện Phúc thẩm II) thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã kháng nghị Tòa Phúc thẩm Đà Nẵng, tuyên ông Trần Văn Thanh không phạm tội và đình chỉ vụ án với bị cáo này.[13][14] Như vậy, ngay cả cơ quan buộc tội (Viện Kiểm sát) cũng cho là bị cáo vô tội, nhưng Chánh án Trần Mẫn vẫn tuyên án Thiếu tướng Trần Văn Thanh có tội,[5] dù không có bằng chứng nhưng vẫn nhất quyết cho rằng ông Trần Văn Thanh là "người cầm đầu, đã chủ động hướng dẫn các bị cáo". Thay vì tuyên vô tội như kháng nghị của Viện Phúc thẩm II, tòa chỉ giảm án xuống 12 tháng tù treo vì bị cáo có nhân thân tốt.[15]

Giám đốc thẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 29 tháng 12 năm 2010, Báo Quân đội Nhân dân đưa tin Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ra kháng nghị Giám đốc thẩm yêu cầu đình chỉ vụ án đối với ông Trần Văn Thanh và tuyên bố ông vô tội với lý do không đủ căn cứ kết luận ông Thanh phạm tội.[16]

Trước đó, trong phiên xử phúc thầm, Viện Phúc thẩm II thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng đã từng kháng nghị tuyên ông Trần Văn Thanh không phạm tội và đình chỉ vụ án với bị cáo, tuy nhiên Tòa Phúc thẩm Đà Nẵng đã không chấp nhận.

Phải tới phiên tòa phúc thẩm xét xử lại ngày 22 tháng 6 năm 2012, TAND Tối cao tại Đà Nẵng mới chấp nhận kháng nghị của Viện KSND tối cao, tuyên miễn tội, đình chỉ vụ án đối với ông Trần Văn Thanh. Tòa kết luận: ông Trần Văn Thanh bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích của công dân" (theo điểm 2, khoản 2 điều 258 BLHS) là đúng. Tuy nhiên, đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng, đồng thời theo luật đã hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự.[17] [18] [19]

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Cù Huy Hà Vũ cho rằng ông Trần Văn Thanh "là viên tướng chống tham nhũng", và phiên tòa xử tướng công an Trần Văn Thanh "là hành vi trả thù đối với việc chống tham nhũng",[20] "mang hàm ý đe dọa người dân, đe dọa những người chống tham nhũng".[21]

Theo ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên Trưởng ban Kinh tế Đà Nẵng, huyện ủy thường vụ Đà Nẵng, một người có liên quan trong vụ án tướng công an Trần Văn Thanh thì "Chánh án Trần Mẫn là em ruột bà Trần Thị Thủy. Bà Trần Thị Thủy là vợ ông Nguyễn Văn Chi. Ông Nguyễn Văn Chi là Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, là bạn thân của ông Nguyễn Bá Thanh".[22]

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 2006
Quân hàm
Cấp bậc Đại tá Thiếu tướng

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong quá trình chiến đấu và công tác, Thiếu tướng Trần Văn Thanh đã được tặng thưởng:

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Quản lý tốt cán bộ, xử lý nghiêm vi phạm”. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2018.
  2. ^ News, V. T. C. (22 tháng 6 năm 2012). “Nguyên thiếu tướng CA Trần Văn Thanh được tuyên vô tội”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ Trí, Dân (8 tháng 9 năm 2009). “VKS tối cao cho rằng tướng Trần Văn Thanh vô tội”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ ONLINE, TUOI TRE (8 tháng 9 năm 2009). “Ông Trần Văn Thanh được kháng nghị vô tội”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2024.
  5. ^ a b c d Hai ông Thanh và chuyện chống tham nhũng (phần 2)
  6. ^ Công trình xây dựng cầu sông Hàn đã bị rút ruột như thế nào?
  7. ^ Nhiều chi phí không chứng từ khi xây cầu quay sông Hàn
  8. ^ “Hoãn phiên tòa xét xử Phạm Minh Thông”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2011.
  9. ^ Sau 2 lần "tạm hoãn", duy nhất Phạm Minh Thông bị đề nghị án tù giam
  10. ^ Bị sự cố ngừng quay ngay sau khi đưa vào hoạt động, sau đó lại gặp sự cố lần 2
  11. ^ Phong tướng cho 27 sĩ quan công an
  12. ^ a b “QĐND: Nguyên Chánh thanh tra Bộ công an được kháng nghị vô tội”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2011.
  13. ^ “Ông Trần Văn Thanh được kháng nghị vô tội”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2011.
  14. ^ “Xử phúc thẩm Thiếu tướng Trần Văn Thanh: VKS bảo vô tội, tòa bảo có tội!”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2011.
  15. ^ “Cựu tướng công an được kháng nghị vô tội”. BBC tiếng Việt. 30 tháng 12 năm 2010. Truy cập 30 tháng 12 năm 2010.
  16. ^ “Nguyên Chánh thanh tra Bộ công an được kháng nghị vô tội”. Quân đội Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2011. Truy cập 6 tháng 10 năm 2015.
  17. ^ “Đình chỉ vụ án đối với ông Trần Văn Thanh”. Tienphong. 23 tháng 6 năm 2012.
  18. ^ NLD.COM.VN. “Đình chỉ vụ án đối với nguyên thiếu tướng Trần Văn Thanh”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2024.
  19. ^ News, VietNamNet. “Báo VietnamNet”. VietNamNet News (bằng tiếng vietnamese). Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2024.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  20. ^ “Phiên toà xử vắng mặt ông Trần Văn Thanh”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2011.
  21. ^ Chánh Án Toà Đà Nẵng học luật ở đâu?
  22. ^ Tham nhũng, tố tham nhũng ai có tội?

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tiểu sử, Danh sách Huân chương: Kỷ Yếu Đảng Bộ Quảng Nam (1930-2010) của Ban Tuyên giáo tỉnh Quảng Nam (Trang 767 - 768).
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đứa con của thời tiết (Weathering with You)
Đứa con của thời tiết (Weathering with You)
Nếu là người giàu cảm xúc, hẳn bạn sẽ nhận thấy nỗi buồn chiếm phần lớn. Điều này không có nghĩa là cuộc đời toàn điều xấu xa, tiêu cực
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Nếu nhìn vào ngoại hình của Pierro, ta có thể thấy được rằng ông đeo trên mình chiếc mặt nạ có hình dạng giống với Mặt nạ sắt nhuốm máu
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Từ châu Âu đến châu Á, mỗi quốc gia lại có cách biến tấu riêng với nội tạng động vật, tạo nên một bản sắc ẩm thực đặc trưng
Lịch sử đồng hành của các vị thần với quốc gia của mình
Lịch sử đồng hành của các vị thần với quốc gia của mình
Lược qua các thông tin cơ bản của các vị thần với quốc gia của mình