Thằn lằn cổ rắn

Thằn lằn cổ rắn
Thời điểm hóa thạch: Jura sớm - Creta muộn, 190–65.5 triệu năm trước đây
Bộ xương phục dựng của Thalassomedon hanningtoni
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Phân giới (subregnum)Eumetazoa
Nhánh Bilateria
Liên ngành (superphylum)Deuterostomia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Tetrapoda
Lớp (class)Reptilia
Phân lớp (subclass)Diapsida
Phân thứ lớp (infraclass)Lepidosauromorpha
Liên bộ (superordo)Sauropterygia
Bộ (ordo)Plesiosauria
Liên họ (superfamilia)Plesiosauroidea
Các họ
Xem trong bài.

Thằn lằn cổ rắn hay Plesiosauroidea (/ˈplsiəsɔːr/; Hy Lạp: plēsios/πλησιος 'gần' và sauros/σαυρος 'thằn lằn') là một liên họ động vật bò sát biển ăn thịt đã tuyệt chủng trong bộ Plesiosauria. Thằn lằn cổ rắn được cho là đã xuất hiện từ kỷ Jura đến kỷ Creta. Sau những phát hiện của các nhà khoa học, một số loài thằn lằn cổ rắn được cho là giống như "một con rắn luồn qua mai rùa",[1] mặc dù chúng không có mai.

Thằn lằn cổ rắn xuất hiện vào đầu kỷ Jura (tầng Sinemur thượng) và phát triển mạnh cho đến sự kiện tuyệt chủng K-T, vào cuối kỷ Creta. Thằn lằn cổ rắn cổ nhất đã được xác nhận là chính Plesiosaurus, trong khi tất các đơn vị phân loại trẻ hơn gần đây đã được xếp loại như là Pliosauroidea.[2] Trong khi chúng là các loài bò sát hai cung (Diapsida) đại Trung sinh sống cùng thời gian với khủng long, nhưng chúng không phải là khủng long. Sỏi dạ dày thường được tìm thấy cùng với Plesiosauria.[3]

Phát hiện

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình vẽ và đoạn viết tay liên quan tới phát hiện Plesiosaurus, của Mary Anning.

Các bộ xương thằn lằn cổ rắn hoàn chỉnh đầu tiên được Mary Anning tìm thấy tại Anh vào đầu thế kỷ 19, và là một trong số các hóa thạch của động vật có xương sống đầu tiên được mô tả khoa học. Hóa thạch Plesiosauroidea được nhà địa chất học người Scotland Hugh Miller tìm thấy vào năm 1844 trong các lớp đá của nhóm Great Estuarine (khi đó được gọi là 'thống') ở phía tây Scotland.[4] Nhiều hóa thạch khác cũng đã được tìm thấy, một số gần như hoàn chỉnh, và những khám phá mới được thực hiện thường xuyên. Một trong những mẫu vật tốt nhất đã được một người đánh cá xa bờ tìm thấy vào năm 2002 trên bờ biển Somerset (Anh). Mẫu vật này được gọi là mẫu Collard theo yêu cầu của người tìm thấy và được trưng bày tại Bảo tàng Taunton năm 2007. Một bộ xương không hoàn chỉnh khác cũng đã được một nhà cổ sinh vật nghiệp dư tìm thấy vào năm 2002, trong các vách đá tại Tập tiny, Yorkshire, Anh. Bộ xương được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng RotundaScarborough.

Nichollssaura được bảo tồn tốt tại Bảo tàng Royal Tyrrell

Nhiều bảo tàng cũng có hóa thạch Plesiosauroidea. Đáng chú ý trong số đó là các bộ sưu tập hóa thạch Plesiosauroidea trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, đang được trưng bày tại phòng trưng bày bò sát biển. Một số mẫu vật quan trọng mang tính lịch sử có thể được tìm thấy ở đó, bao gồm bộ xương không hoàn chỉnh từ Elston, Nottinghamshire do William Stukeley thông báo năm 1719, nó là ghi chép sớm nhất bằng văn bản về bò sát biển. Các mẫu vật khác trong đó có nhiều mẫu được mua từ bộ sưu tập của Thomas Hawkins trong những năm đầu thế kỷ 19.

Các mẫu vật được trưng bày tại nhiều bảo tàng ở Anh như Bảo tàng New Walk, Leicester, Bảo tàng Yorkshire, Bảo tàng Sedgwick ở Cambridge, Bảo tàng Manchester, Bảo tàng Warwick, Bảo tàng BristolBảo tàng Dorset. Một mẫu vật được trưng bày tại Bảo tàng Lincoln (nay là Bộ sưu tập) vào năm 2005. Bảo tàng Peterborough giữ một bộ sưu tập tuyệt vời của Plesiosauroidea từ hố khai quật đất sét Oxford trong khu vực. Mẫu vật hoàn chỉnh nhất đã biết về Plesiosauroidea cổ dài là Cryptoclidus, được khai quật vào những năm 1980, có thể được nhìn thấy ở đó.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Dolichorhynchops, một loài plesiosauroidea cổ ngắn hàm dài, tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Washington D.C.

Thằn lằn cổ rắn có thân rộng và đuôi ngắn. Chúng giữ lại từ tổ tiên hai cặp chi trước và sau, sau đó phát triển thành hai cặp chân bơi lớn.

Ở một số loài bò sát biển, được xác định bởi hồ sơ về răng, bao gồm cả Plesiosauroidea, đã có sự trao đổi chất máu nóng tương tự như ở động vật có vú. Chúng có thể sinh ra nội nhiệt để tồn tại trong môi trường nước lạnh hơn.[5]

Tiến hóa

[sửa | sửa mã nguồn]
Elasmosaurus platyurus trong Rocky Mountain Dinosaur Resource Center ở Woodland Park, Colorado

Thằn lằn cổ rắn đã tiến hóa từ những dạng tương tự và có trước đó, như Pistosaurus. Một số họ của Plesiosauroidea vẫn còn duy trì một số đặc điểm bề ngoài chung giống nhau và chỉ được phân biệt bằng các đặc điểm cụ thể khác.

Các họ này bao gồm Plesiosauridae, với các loài chưa có nhiều đặc điểm khác biệt sống ở đầu kỷ Jura; Cryptoclididae, (như Cryptoclidus), với một cái cổ dài trung bình, cơ thể hơi mập; Elasmosauridae, với cái cổ dài không linh hoạt, đầu nhỏ; và Cimoliasauridae, một nhóm ít được biết đến của một số loài nhỏ sống trong kỷ Phấn trắng. Theo cách phân loại truyền thống, tất cả Plesiosauroidea có một cái đầu nhỏ, cổ dài, nhưng trong các phân loại gần đây, một nhóm loài ở kỷ Creta có cổ ngắn và đầu lớn, là họ Polycotylidae cũng nằm trong Plesiosauroidea, chứ không phải thuộc về Pliosauroidea như trong phân loại truyền thống. Kích thước của các loài Plesiosauria khác nhau có sự khác biệt đáng kể, với Trinacromerum có chiều dài ước tính khoảng 3 mét nhưng Mauisaurus có thể lên đến 20 mét.

Tập tính

[sửa | sửa mã nguồn]
Phục dựng của một đôi Plesiosaurus dolichodeirus, một con đang bắt cá.

Không giống như các họ hàng là Pliosauroidea, các loài Plesiosauroidea (ngoại trừ Polycotylidae) có lẽ là những động vật bơi chậm.[6] Rất có thể là chúng bơi chậm dưới mặt nước, dùng cái cổ dài linh hoạt để di chuyển đầu tới vị trí để đớp những con cá mất cảnh giác hay các động vật chân đầu (Cephalopoda). Sự thích nghi với kiểu bơi bằng bốn chân bơi có thể tạo cho chúng khả năng thao diễn hiếm có, sao cho chúng có thể nhanh chóng xoay cơ thể như một sự trợ giúp trong việc bắt mồi.

Trái ngược với nhiều phục dựng về Plesiosauroidea, nói chung chúng không thể nhấc đầu và cái cổ dài lên trên mặt nước, trong tư thế "giống như thiên nga" mà người ta thường chỉ ra {Everhart, 2005}.[7] Ngay cả khi chúng có thể uốn cong cổ lên phía trên tới mức độ đó thì trọng lực sẽ đẩy nhẹ cơ thể chúng về phía trước và làm cho phần lớn của cái cổ nặng vẫn chìm trong nước.

Loạt phim truyền hình Walking with Dinosaurs (Đồng hành cùng khủng long) chỉ ra cảnh một loài Plesiosauroidea là Cryptoclidus lao lên cạn như một con hải sư.

Ngày 12/08/2011, các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã mô tả một hóa thạch của một con plesiosaur đang mang thai tìm thấy tại một trang trại ở Kansas năm 1987.[8] Loài Plesiosauroidea này, Polycotylus latippinus, đã xác nhận rằng loài bò sát biển săn mồi này đẻ ra một con non to lớn - trái ngược với kiểu sinh sản của bò sát biển khác, thường là đẻ ra một lượng lớn các con non nhỏ. Trước nghiên cứu này, Plesiosauroidea đôi khi được miêu tả như là bò ra khỏi nước để đẻ trứng theo kiểu giống như rùa biển, nhưng các chuyên gia đã nghi vấn điều này từ lâu do giải phẫu của chúng không thích hợp với việc di chuyển trên cạn. Cá thể trưởng thành của loài plesiosauria này dài 4 m còn con non dài 1,5 m.[9]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân loại Plesiosauroidea bị thay đổi thường xuyên; dưới đây là một phiên bản (xem Evans 2012)

Mauisaurus
Muraenosaurus
Libonectes
Styxosaurus

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Everhart, Mike (ngày 14 tháng 10 năm 2005). “A Snake Drawn Through the Shell of a Turtle”. Oceans of Kansas Paleontology. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2010"." Liên kết ngoài trong |work= (trợ giúp)Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  2. ^ Hilary F. Ketchum, Roger B. J. Benson (2011). “A new pliosaurid (Sauropterygia, Plesiosauria) from the Oxford Clay Formation (Middle Jurassic, Callovian) of England: evidence for a gracile, longirostrine grade of Early-Middle Jurassic pliosaurids”. Special Papers in Palaeontology. 86: 109–129. doi:10.1111/j.1475-4983.2011.01083.x.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ "Occurrence of Gastroliths in Mesozoic Taxa," in Sanders et al. (2001). Page 168.
  4. ^ p 339 Trewin N. H.(ed) 2002 The Geology of Scotland. The Geological Society, London
  5. ^ “Warm-blooded marine reptiles at the time of the dinosaurs”. Sciencedaily.com. ngày 15 tháng 6 năm 2010. doi:10.1126/science.1187443. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2011.
  6. ^ Massare J. A. 1988. "Swimming capabilities of Mesozoic marine reptiles: Implications for method of predation". Paleobiology 14(2): 187-205.
  7. ^ Henderson, D. M. 2006. "Floating point: a computational study of buoyancy, equilibrium, and gastroliths in plesiosaurs", Lethaia, 39 pp. 227–244.
  8. ^ F. R. O’Keefe, L. M. Chiappe. “Viviparity and K-Selected Life History in a Mesozoic Marine Plesiosaur (Reptilia, Sauropterygia)”. Sciencemag.org. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2011.
  9. ^ by Anthony King. “Ancient sea dragons had a caring side”. Cosmosmagazine.com. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2011.
  10. ^ F. Robin O'Keefe and Hallie P. Street (2009). “Osteology Of The Cryptoclidoid Plesiosaur Tatenectes laramiensis, With Comments On The Taxonomic Status Of The Cimoliasauridae” (PDF). Journal of Vertebrate Paleontology. 29 (1): 48–57. doi:10.1671/039.029.0118.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  11. ^ Benjamin P. Kear (2005). “A new elasmosaurid plesiosaur from the Lower Cretaceous of Queensland, Australia”. Journal of Vertebrate Paleontology. 25 (4): 792–805. doi:10.1671/0272-4634(2005)025[0792:ANEPFT]2.0.CO;2.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Carpenter, K. 1996. A review of short-necked plesiosaurs from the Cretaceous of the western interior, North America. Neues Jahrbuch fuer Geologie und Palaeontologie Abhandlungen (Stuttgart) 201(2):259-287.
  • Carpenter, K. 1997. Comparative cranial anatomy of two North American Cretaceous plesiosaurs. Pp 91–216, in Calloway J. M. and E. L. Nicholls, (eds.), Ancient Marine Reptiles, Academic Press, San Diego.
  • Carpenter, K. 1999. Revision of North American elasmosaurs from the Cretaceous of the western interior. Paludicola 2(2):148-173.
  • Cicimurri, D. J. and Everhart, M. J. 2001. An elasmosaur with stomach contents and gastroliths form the Pierre Shale (Late Cretaceous) of Kansas. Kansas Academy of Science, Transactions 104(3-4): 129-143.
  • Cope, E. D. 1868. Remarks on a new enaliosaurian, Elasmosaurus platyurus. Proceedings of the Academy of Natural Sciences of Philadelphia 20:92-93.
  • Ellis, R. 2003. Sea Dragons' (Kansas University Press)
  • Everhart, M. J., 2000. Gastroliths associated with plesiosaur remains in the Sharon Springs Member of the Pierre Shale (Late Cretaceous), western Kansas. Kansas Acad. Sci. Trans. 103(1-2):58-69.
  • Everhart, M. J. 2002. Where the elasmosaurs roam... Prehistoric Times 53: 24-27.
  • Everhart, M. J. 2004. Plesiosaurs as the food of mosasaurs; new data on the stomach contents of a Tylosaurus proriger (Squamata; Mosasauridae) from the Niobrara Formation of western Kansas. The Mosasaur 7:41-46.
  • Everhart, M. J. 2005. Bite marks on an elasmosaur (Sauropterygia; Plesiosauria) paddle from the Niobrara Chalk (Upper Cretaceous) as probable evidence of feeding by the lamniform shark, Cretoxyrhina mantelli. PalArch, Vertebrate paleontology 2(2): 14-24.
  • Everhart, M. J. 2005. "Where the Elasmosaurs roamed", Chapter 7 in Oceans of Kansas: A Natural History of the Western Interior Sea, Indiana University Press, Bloomington, 322 p.
  • Everhart, M. J. 2005. "Gastroliths associated with plesiosaur remains in the Sharon Springs Member (Late Cretaceous) of the Pierre Shale, Western Kansas" (on-line, updated from article in Kansas Acad. Sci. Trans. 103(1-2):58-69)
  • Everhart, M. J. 2005. Probable plesiosaur gastroliths from the basal Kiowa Shale (Early Cretaceous) of Kiowa County, Kansas. Kansas Academy of Science, Transactions 108 (3/4): 109-115.
  • Everhart, M. J. 2005. Elasmosaurid remains from the Pierre Shale (Upper Cretaceous) of western Kansas. Possible missing elements of the type specimen of Elasmosaurus platyurus Cope 1868? PalArch 4(3): 19-32.
  • Everhart, M. J. 2006. The occurrence of elasmosaurids (Reptilia: Plesiosauria) in the Niobrara Chalk of Western Kansas. Paludicola 5(4):170-183.
  • Everhart, M. J. 2007. Use of archival photographs to rediscover the locality of the Holyrood elasmosaur (Ellsworth County, Kansas). Kansas Academy of Science, Transactions 110(1/2): 135-143.
  • Everhart, M. J. 2007. Sea Monsters: Prehistoric Creatures of the Deep. National Geographic, 192 p. ISBN 978-1-4262-0085-4.
  • Everhart, M. J. "Marine Reptile References" and scans of "Early papers on North American plesiosaurs"
  • Hampe, O., 1992: Courier Forsch.-Inst. Senckenberg 145: 1-32.
  • Lingham-Soliar, T., 1995: in Phil. Trans. Roy. Soc. Lond. 347: 155-180.
  • O'Keefe, F. R., 2001. A cladistic analysis and taxonomic revision of the Plesiosauria (Reptilia: Sauropterygia); Acta Zool. Fennica 213: 1-63.
  • Massare, J. A. 1988. Swimming capabilities of Mesozoic marine reptiles: Implications for method of predation. Paleobiology 14(2): 187-205.
  • Massare, J. A. 1994. Swimming capabilities of Mesozoic marine reptiles: a review. pp. 133–149 In Maddock, L., Bone, Q., and Rayner, J. M. V. (eds.), Mechanics and Physiology of Animal Swimming, Cambridge University Press.
  • Smith, A. S. 2008. Fossils explained 54: plesiosaurs. Geology Today. 24, (2), 71-75 PDF document on the Plesiosaur Directory
  • Storrs, G. W., 1999. An examination of Plesiosauria (Diapsida: Sauropterygia) from the Niobrara Chalk (Upper Cretaceous) of central North America, University of Kansas Paleontological Contributions, (N.S.), No. 11, 15 pp.
  • Welles, S. P. 1943. Elasmosaurid plesiosaurs with a description of the new material from California and Colorado. University of California Memoirs 13:125-254. figs. 1-37., pls. 12-29.
  • Welles, S. P. 1952. A review of the North American Cretaceous elasmosaurs. University of California Publications in Geological Science 29:46-144, figs. 1-25.
  • Welles, S. P. 1962. A new species of elasmosaur from the Aptian of Columbia and a review of the Cretaceous plesiosaurs. University of California Publications in Geological Science 46, 96 pp.
  • White, T., 1935: in Occasional Papers Boston Soc. Nat. Hist. 8: 219-228.
  • Williston, S. W. 1890. A new plesiosaur from the Niobrara Cretaceous of Kansas. Kansas Academy of Science, Transactions 12:174-178, 2 fig.
  • Williston, S. W. 1902. Restoration of Dolichorhynchops osborni, a new Cretaceous plesiosaur. Kansas University Science Bulletin, 1(9):241-244, 1 plate.
  • Williston, S. W. 1903. North American plesiosaurs. Field Columbian Museum, Publication 73, Geology Series 2(1): 1-79, 29 pl.
  • Williston, S. W. 1906. North American plesiosaurs: Elasmosaurus, Cimoliasaurus, and Polycotylus. American Journal of Science, Series 4, 21(123): 221-234, 4 pl.
  • Williston, S. W. 1908. North American plesiosaurs: Trinacromerum. Journal of Geology 16: 715-735.
  • (), 1997: in Reports of the National Center for Science Education, 17.3 (May/June 1997) pp 16–28.

Liên kết ngoài 

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Trong một thời gian, trường phái trà đạo Omotesenke là trường phái trà đạo thống trị ở Nhật Bản, và usucha mà họ làm trông khá khác so với những gì bạn có thể đã quen.
Download ViettelPay - Ngân Hàng Số người Việt
Download ViettelPay - Ngân Hàng Số người Việt
ViettelPay - Ngân hàng số của người Việt* được phát triển bởi Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital Services – VDS
Xiao: Dạ Xoa cuối cùng - Genshin Impact
Xiao: Dạ Xoa cuối cùng - Genshin Impact
Xiao là của một linh hồn tội lỗi đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ
Jinx: the Loose Cannon - Liên Minh Huyền Thoại
Jinx: the Loose Cannon - Liên Minh Huyền Thoại
Jinx, cô nàng tội phạm tính khí thất thường đến từ Zaun, sống để tàn phá mà chẳng bận tâm đến hậu quả.